Giai đoạn sau khi pháp điển hóa Bộ luật hình sự lần thứ nhất –

Một phần của tài liệu Tội gây ô nhiễm môi trường trong luật hình sự việt nam luận văn ths luật (Trang 29)

– Bộ luật hình sự năm 1985 đến trước khi pháp điển hóa Bộ luật hình sự lần thứ hai - Bộ luật hình sự năm 1999

Trong giai đoạn trước những năm 1980, do những nguyên nhân cả chủ quan lẫn khách quan như hoàn cảnh lịch sử đặc biệt của đất nước ta khi vừa trải qua một thời gian dài của chiến tranh giành độc lập, điều kiện kinh tế xã hội v.v… nên những quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường khỏi sự ô

nhiễm chưa được quan tâm, chú trọng nhiều và chưa được ghi nhận chi tiết trong pháp luật hình sự của nước ta. Những năm tiếp theo sau đó, vấn đề bảo vệ môi trường nói chung đã được đạo luật cao nhất của Nhà nước ta là Hiến

pháp năm 1980 bước đầu quy định: “Các cơ quan nhà nước, xí nghiệp, hợp tác xã, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân đều có nghĩa vụ thực hiện chính sách bảo vệ, cải tạo và tái sinh các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và cải thiện môi trường sống” [45, Điều 36]. Thời kỳ này, khi nền kinh tế của đất

nước đang hồi phục và phát triển thì những hệ lụy từ vấn đề ô nhiễm môi trường đang dần trở nên cấp bách đã khiến cho yêu cầu bảo vệ môi trường bằng các chế tài hình sự ngày một lớn. Đứng trước những yêu cầu về bảo vệ môi trường khỏi sự ô nhiễm, đồng thời, cụ thể hóa quy định của Hiến pháp năm 1980 về bảo vệ môi trường, Nhà nước ta đã bước đầu quy định vấn đề bảo vệ môi trường trong BLHS năm 1985 trong một số trường hợp. Ví dụ, Điều 180. Tội vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ đất đai; Điều 181. Tội vi phạm các quy định về quản lý bảo vệ rừng; Điều 195. Tội vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường gây hậu quả nghiêm trọng v.v.. Tuy nhiên, việc quy định này còn rất sơ sài, không được hệ thống hóa, tập chung với tính chất là một chương riêng biệt đối với các tội phạm về môi trường, đồng thời, có thể các nhà làm luật lúc này chủ yếu là nhấn mạnh đến khía cạnh kinh tế của các nguồn tài nguyên này mà chưa chú ý đến việc mô tả cụ thể các hành vi. Điều này, dễ dàng nhận thấy qua việc một số tội phạm về môi trường được gộp lại với những tội phạm khác và được hiểu không phải với tư cách là những tội phạm về môi trường. Bên cạnh đó, đối với vấn đề ô nhiễm môi trường, BLHS năm 1985 chưa có quy định rõ đối với các hành vi gây ô nhiễm môi trường trong một hay một số điều luật cụ thể. Do BLHS năm 1985 được xây dựng và ban hành trước thời kỳ đổi mới, vì vậy, khi tình hình kinh tế - xã hội của đất nước ta có những bước phát triển và tiến bộ vượt bậc, xã hội phát

sinh thêm nhiều quan hệ xã hội, nhiều loại tội phạm mới hình thành và xuất hiện dẫn tới pháp luật hình sự chưa điều chỉnh, chưa dự liệu hết được là điều có thể hiểu được. Đây chính là những hạn chế đã được nhà làm luật đánh giá, phân tích và bổ sung các hành vi có dấu hiệu của tội phạm mới phát sinh, cho việc tiếp tục hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự về bảo vệ môi trường nói chung, bảo vệ môi trường khỏi sự ô nhiễm nói riêng trong lần pháp điển hóa lần thứ hai (BLHS năm 1999).

1.3.2. Giai đoạn từ sau khi pháp điển hóa Bộ luật hình sự lần thứ hai – Bộ luật hình sự năm 1999 đến trước khi sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự năm 1999

Hiến pháp năm 1992 ra đời trong hoàn cảnh vấn đề bảo vệ môi trường ngày càng được dư luận trong nước và quốc tế quan tâm. Nếu như, Hiến pháp

năm 1980 chỉ quy định việc bảo vệ môi trường chỉ dừng lại ở mức độ “nghĩa vụ” đối với mọi công dân, các cơ quan, đơn vị, thì đến bản Hiến pháp năm

1992, đã thể hiện một mức độ quyết liệt hơn, nghiêm khắc hơn, cụ thể:

“Nghiêm cấm mọi hành động làm suy kiệt tài nguyên và huỷ hoại môi trường”

[46, Điều 29]. Trên cơ sở quy định của Hiến pháp năm 1992 trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp lý nhằm cụ thể hóa việc bảo vệ môi trường như: Luật đất đai năm 1993, Luật bảo vệ môi trường năm 1993; Nghị định số 26/CP ngày 26/04/1996 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường v.v... Đây là sự nỗ lực của Nhà nước ta nhằm xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật hoàn chỉnh để bảo vệ môi trường trước thực trạng môi trường sinh thái ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng. Pháp luật hình sự cũng phải đứng trước những áp lực và yêu cầu mới về vấn đề bảo vệ môi trường khi mà trước đó (BLHS năm 1985) không được đánh giá cao về hiệu quả thi hành cũng như còn nhiều bất cập trong nội dung các quy định. Bởi vậy, ở lần pháp điển hóa lần thứ 2 này

(BLHS năm 1999), nhà làm luật đã rất coi trọng vấn đề này và ghi nhận tại một chương riêng - Chương XVII với 10 điều luật quy định khá cụ thể và chi tiết các hành vi xâm hại đến môi trường. Theo đó, hành vi gây ô nhiễm môi trường gồm có 03 tội (tội gây ô nhiễm không khí - Điều 182; tội gây ô nhiễm nguồn nước - Điều 183 và tội gây ô nhiễm đất - Điều 184). Việc quy định các tội phạm về gây ô nhiễm trong một số thành phần của môi trường sống như nước, không khí, đất đã thể hiện sự quan tâm kịp thời của Đảng và Nhà nước trước thực trạng môi trường đang bị ô nhiễm với mức độ nghiêm trọng tại nhiều địa phương trên cả nước. Tuy nhiên, theo quy định của BLHS năm 1999, việc xử lý về mặt hình sự đối với các tội (tội gây ô nhiễm không khí, tội gây ô nhiễm nguồn nước và tội gây ô nhiễm đất) phải bảo đảm có đủ ba yếu tố mới cấu thành tội phạm, cụ thể: Thải chất gây ô nhiễm môi trường vượt quá tiêu chuẩn cho phép; đã bị xử phạt hành chính mà cố tình không thực hiện

các biện pháp khắc phục và gây hậu quả nghiêm trọng. Việc quy định như vậy

là thiếu tính khả thi và khó áp dụng trong thực tế, bởi xác định hậu quả nghiêm trọng của hành vi gây ô nhiễm môi trường có nhiều trường hợp không xác định được ngay mà phải sau một thời gian dài mới có thể xác định được hậu quả. Còn việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường, thường chỉ áp dụng đối với pháp nhân nên rất khó khăn để làm căn cứ xử lý về hình sự đối với người có hành vi gây ô nhiễm môi trường. Ví dụ, trong năm 2008, sự kiện gây xôn xao dư luận trong nước liên quan đến thực trạng gây ô nhiễm môi trường là vụ của Công ty Vedan xả thải ra sông Thị Vải. Ngày 08-9-2008, cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường bắt quả tang Công ty Vedan xả trộm nước thải chưa qua xử lý, Vedan đã lắp đặt hệ thống bơm, đường ống ngầm để xả trực tiếp nước thải ra sông Thị Vải nhằm qua mặt chính quyền. Hành vi này đã gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản và sức khỏe của nông dân ba tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và TP. Hồ

Chí Minh nằm bên sông Thị vải. Cơ quan công an đã vào cuộc nhưng không thể xử lý hình sự mà chỉ phạt hành chính với mức tiền phạt 267,5 triệu đồng. Khoảng một tháng sau, đêm 10-10-2008, cảnh sát môi trường TP. Hồ Chí Minh lại bắt quả tang công ty thuộc da Hào Dương đang lén điều khiển hệ thống điện đặc biệt xả thẳng nước thải chưa qua xử lý ra sông Đồng Điền. Cùng với 23 lần bị lập biên bản gây ô nhiễm môi trường, hồ sơ vụ việc được chuyển đi nhằm khởi tố vụ án hình sự về tội gây ô nhiễm nguồn nước. Nhưng tháng 3-2009, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã kết luận không khởi tố do chưa đủ cơ sở để truy tố. Hào Dương bị xử phạt hành chính, mức tiền tối đa chỉ 33 triệu đồng.v.v... Tuy nhiên, tất cả các vụ vi phạm trên đều không thể xử lý hình sự. Sở dĩ các vụ gây ô nhiễm môi trường nói trên không thể xử lý hình sự là vì BLHS năm 1999 quy định dấu hiệu đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà còn cố tình vi phạm mới cấu thành tội phạm. Theo pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường, khi các cơ sở sản xuất (công ty/pháp nhân) có hành vi gây ô nhiễm môi trường, việc xử phạt hành chính sẽ được tiến hành đối với pháp nhân đó. Trong khi đó, BLHS chỉ coi cá nhân là chủ thể của tội phạm. Do đó, khi các cơ quan chức năng muốn khởi tố người đứng đầu pháp nhân hoặc người trực tiếp điều hành việc xả thải gây ô nhiễm môi trường thì hành vi của người này không đủ yếu tố cấu thành tội phạm vì dấu hiệu đã bị xử phạt hành chính chưa được thỏa mãn. Chính vì vậy, khắc phục điểm bất cập, vướng mắc này trong quy định của BLHS năm 1999 đối với quy định về các tội phạm gây ô nhiễm môi trường là rất cần thiết.

1.3.3. Giai đoạn từ sau khi sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự năm 1999 (Bộ luật hình sự hiện hành) đến nay

Tính đến năm 2009, trải qua gần mười năm thi hành, BLHS năm 1999 đã góp phần quan trọng vào việc bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã

hội, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm, tạo môi trường ổn định để phát triển kinh tế – xã hội. Tuy nhiên, đứng trước yêu cầu của thực tiễn áp dụng, một số quy định của BLHS năm 1999 về tội phạm môi trường nói chung, tội phạm gây ô nhiễm môi trường nói riêng đã phát sinh một số hạn chế, vướng mắc và bất cập, chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới, nhất là việc tăng cường hội nhập quốc tế và quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. BLHS sửa đổi, bổ sung năm 2009 (BLHS hiện hành) đã quy định 11 tội danh về các tội phạm môi trường, trong đó hành vi gây ô nhiễm môi trường chỉ duy nhất được quy định tại một điều luật – Điều 182. Tội gây ô nhiễm môi trường. Đây chính là kết quả của việc các nhà làm luật đã gộp các tội (tội gây ô nhiễm không khí - Điều 182, tội gây ô nhiễm nguồn nước - Điều 183 và tội gây ô nhiễm đất - Điều 184 trong BLHS năm 1999) thành tội gây ô nhiễm môi trường - Điều 182 BLHS hiện hành. Sự thay đổi này trong quy định của BLHS hiện hành bắt nguồn từ việc thay đổi quan niệm về ô nhiễm môi trường của pháp luật bảo vệ môi trường (Luật bảo vệ môi trường năm 1993 đã được thay thế bằng Luật bảo vệ môi trường năm 2005), của kĩ thuật lập pháp.v.v.. Ví dụ, một số hành vi phạm tội được mô tả trong khoản 1 của mỗi điều luật có sự lặp lại như

“thải các yếu tố độc hại, phát các bức xạ, chất phóng xạ” [48, Điều 182-184];

đều được xây dựng với cấu thành vật chất – dấu hiệu hậu quả gây ra đối với

môi trường quá tiêu chuẩn cho phép...Như vậy, việc nhập 3 tội danh về gây

ô nhiễm không khí, gây ô nhiễm nguồn nước, gây ô nhiễm đất thành tội gây ô nhiễm môi trường là một điểm mới, hợp lý, là sự tiến bộ về mặt kỹ thuật lập pháp của các nhà làm luật, đồng thời, giúp cho việc áp dụng trên thực tế được linh hoạt, thuận lợi hơn. Bên cạnh đó, đối với các yếu tố để cấu thành tội phạm được đặt ra đối với loại tội phạm này như: Thải chất gây ô nhiễm môi

trường vượt quá tiêu chuẩn cho phép; đã bị xử phạt hành chính mà cố tình không thực hiện các biện pháp khắc phục; gây hậu quả nghiêm trọng, đã nhận được khá nhiều ý kiến phản ánh của các chuyên gia nghiên cứu về tội phạm môi trường trong quá trình xin ý kiến sửa đổi, bổ sung BLHS năm 1999. Về nội dung này, các chuyên gia đều cho rằng, việc BLHS năm 1999 quy định như vậy đã cản trở đến hiệu quả áp dụng, xử lý về mặt hình sự đối với các tội phạm gây ô nhiễm môi trường. Chính vì vậy, sau khi BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), nội dung đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm đã được nhà làm luật bỏ trong các dấu hiệu cấu thành tội gây ô nhiễm môi trường. Do vậy, về bản chất, cấu thành tội phạm của tội gây ô nhiễm môi trường đã được sửa đổi khác so với cấu thành tội phạm của ba hành vi gây ô nhiễm môi trường trong BLHS năm 1999 khi chưa được sửa đổi, bổ sung. Theo đó, chỉ truy cứu TNHS đối với những người có hành vi gây ô nhiễm môi

trường “vượt quá quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải ở mức độ nghiêm trọng hoặc làm môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng hoặc gây hậu quả nghiêm trọng khác” [49, Điều 182]. Đây rõ ràng là một trong những điểm mới

và tiến bộ của BLHS sau khi sửa đổi, bổ sung năm 2009, đồng thời, khắc phục được một phần những bất cập, khó khăn về cơ sở pháp lý để truy cứu TNHS các cá nhân gây ô nhiễm môi trường. Tuy vậy, việc xác định thiệt hại của hành vi gây ô nhiễm môi trường vẫn đặt ra những thách thức không nhỏ cho nhà làm luật khi hiện nay vấn đề đó đã cản trở không nhỏ tới hiệu quả của việc áp dụng tội gây ô nhiễm môi trường trong thực tế. Ngoài những sửa đổi, bổ sung đã được đề cập ở trên, BLHS hiện hành còn có một số nội dung liên quan đến việc tăng nặng TNHS đối với tội phạm gây ô nhiễm môi trường. Việc tăng mức hình phạt theo quy định của BLHS hiện hành đối với tội gây ô nhiễm môi trường đã thể hiện sự cân nhắc của nhà làm luật với sự phát triển tình hình kinh tế xã hội nước ta so với giai đoạn trước đó, đồng thời, điều đó

còn có tác dụng răn đe, ngăn ngừa những hành vi gây ô nhiễm môi trường ở mức độ cao hơn, quyết liệt hơn so với BLHS năm 1999.

Một phần của tài liệu Tội gây ô nhiễm môi trường trong luật hình sự việt nam luận văn ths luật (Trang 29)