Thực trạng về đội ngũ cán bộ, cộng tác viên thực hiện trợ giúp pháp lý

Một phần của tài liệu chính sách trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số lý luận và thực tiễn (Trang 37)

e. Hoạt động đại diện ngoài tố tụng

2.2.1.2. Thực trạng về đội ngũ cán bộ, cộng tác viên thực hiện trợ giúp pháp lý

Đội ngũ cán bộ, cộng tác viên thực hiện TGPL là những chủ thể trực tiếp thực hiện TGPL, do đó họ đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động TGPL, vì thế để đảm bảo hoạt động TGPL được thực thi có hiệu quả, Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006 đã quy định tiêu chuẩn của những người thực hiện TGPL. Ngày 04 tháng 10 năm 2010, Bộ Tư pháp đã ban hành Thông Tư số 15/2010/TT-BTP quy định về tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức trợ giúp pháp lý, theo đó quy định rõ về chức trách, nhiệm vụ, các tiêu chuẩn về năng lực cũng như tiêu chuẩn về trình độ đối với các Trợ giúp viên pháp lý.

20 Điều 4 Quyết định số 734/TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 06 tháng 9 năm 1997 về việc thành lập tổ chức trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách

Được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, các nghành và các cấp chính quyền địa phương, đội ngũ cán bộ của các Trung tâm đã từng bước được củng cố và tăng cường. Các chuyên viên TGPL là cán bộ, công chức nhà nước công tác tại các tổ chức TGPL, được giao nhiệm vụ thực hiện TGPL. Các quy định về pháp luật hiện hành về các tiêu chuẩn để được công nhận là chuyên viên TGPL, về các quyền, nghĩa vụ cũng như những quy tắc nghiệp vụ bắt buộc phải tuân theo trong quá trình làm việc của chuyên viên, đội ngũ cán bộ TGPL đã đạt được một mặt bằng chung về trình độ, năng lực và phẩm chất đạo đức.

Theo Báo cáo số 513a/BC-CTGPL ngày 30 tháng 10 năm 2013 về Kết quả công tác TGPL năm 2013 và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp công tác năm 2014, các Trung tâm TGPL trên cả nước có 1244 cán bộ, trong đó có 483 Trợ giúp viên pháp lý (trung bình mỗi Trung tâm có 7 – 8 Trợ giúp viên pháp lý).

Bên cạnh đó, đã hình thành đông đảo đội ngũ cộng tác viên là luật sư, luật gia, cán bộ tư pháp, pháp chế cấp huyện, xã và cả những luật gia đã nghỉ hưu có trình độ pháp luật, am hiểu kiến thức xã hội, có phẩm chất chính trị và đạo đức. Các cộng tác viên TGPL là đội ngũ quan trọng bổ sung nhân lực cho hoạt động của các tổ chức TGPL. Cộng tác viên tham gia hoạt động TGPL nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người nghèo, đối tượng chính sách và đối tượng được TGPL khác theo quy định của pháp luật, góp phần phổ biến, giáo dục pháp luật cho đối tượng này. Cũng theo Báo cáo số 513a/BC-CTGPL, tính đến ngày 30 tháng 10 năm 2013, cả nước có khoản 8980 Cộng tác viên TGPL, trong đó 1055 Cộng tác viên là luật sư.

Ngoài ra, chất lượng đội ngũ cộng tác viên ngày càng được nâng cao. Các cộng tác viên TGPL phải có đủ những tiêu chuẩn là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam; có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; cử nhân luật; người có bằng trung cấp luật đã tham gia công tác pháp luật từ 3 năm liên tục trở lên, trừ những người đang đảm nhiệm các chức danh Điều tra viên, Kiểm sát viên và Thẩm phán; có năng lực hành vi đầy đủ; không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người đang chấp hành hình phạt, người chưa được xóa án, đang bị quản chế hành chính. Đối với các địa phương ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, nếu chưa có người đủ tiêu chuẩn quy định trên thì cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn, tổ viên tổ hòa giải, già làng, trưởng bản, trưởng thôn và các cán bộ chuyên nghành khác được xét làm cộng tác viên TGPL.

Một phần của tài liệu chính sách trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số lý luận và thực tiễn (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)