Quyền và nghĩa vụ của người thực hiện trợ giúp pháp lý

Một phần của tài liệu chính sách trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số lý luận và thực tiễn (Trang 28)

Người thực hiện trợ giúp pháp lý có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

9 Điều 20 Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006

10 Điều 3 Luật Luật sư năm 2013

- Thực hiện trợ giúp pháp lý;

- Từ chối hoặc không tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý trong các trường hợp quy định tại Điều 45 của Luật Trợ giúp pháp lý và theo quy định của pháp luật về tố tụng;

- Được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng trợ giúp pháp lý; - Tuân thủ nguyên tắc hoạt động trợ giúp pháp lý;

- Tuân thủ nội quy nơi thực hiện trợ giúp pháp lý;

- Kịp thời báo cáo với tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý những vấn đề phát sinh làm ảnh hưởng đến kết quả thực hiện trợ giúp pháp lý.

2.1.1.2. Đối tượng trợ giúp pháp lý

Đối tượng được trợ giúp pháp lý bao gồm:12

- Người nghèo.

- Người có công với cách mạng.

- Người già cô đơn, người tàn tật và trẻ em không nơi nương tựa.

- Người dân tộc thiểu số thường trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.

Cụ thể như sau:

- Người nghèo: là người thuộc chuẩn nghèo theo quy định của pháp luật.

- Người có công với cách mạng gồm: Người hoạt động Cách mạng trước tổng khởi nghĩa 19/8/1945; Bà mẹ Việt Nam anh hùng; Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; Anh hùng lao động.

- Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; Bệnh binh; người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày; Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế; Người có công giúp đỡ cách mạng, gồm: Người được tặng kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công” hoặc Bằng “Có công với nước”, người được tặng: Huân, Huy chương kháng chiến; Cha, mẹ, vợ, chồng của liệt sỹ, con của liệt sỹ chưa đủ 18 tuổi, người có công nuôi dưỡng liệt sỹ.

- Người già cô đơn: Là người từ đủ 60 tuổi trở lên sống độc thân hoặc không có nơi nương tựa.

- Người khuyết tật theo Luật người khuyết tật là người khiếm thị một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao

động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn; Người bị nhiễm chất độc hóa học, bị nhiễm HIV mà không có nơi nương tựa.

- Trẻ em và người chưa thành niên dưới 18 tuổi.

- Người dân tộc thiểu số: Là người thường xuyên sinh sống tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật.

- Các đối tượng khác, gồm: Phụ nữ: là nạn nhân của bạo lực gia đình, nạn nhân bị mua bán, nạn nhân bị bóc lột sức lao động hoặc bị xâm hại tình dục; Phụ nữ đang trong quá trình chuẩn bị thủ tục kết hôn và ly hôn; Phụ nữ có tranh chấp, vướng mắc pháp luật, người bị hại, bị can, bị cáo trong thời gian mang thai, đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng; Phụ nữ là người khuyết tật hoặc đang bị các bệnh hiểm nghèo; Phụ nữ là người lao động bị sa thải trái pháp luật hoặc nạn nhân bị lừa đảo trong quan hệ lao động, trong quan hệ hôn nhân gia đình hoặc bị tước đoạt tài sản trái pháp luật và các đối tượng khác được TGPL theo quy định tại các Điều ước Quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

2.1.2. Hình thức, lĩnh vực trợ giúp pháp lý

2.1.2.1. Hình thức trợ giúp pháp lý

Hoạt động trợ giúp pháp lý được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: Tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng và một số hình thức khác.

Tư vấn pháp luật là việc Trợ giúp viên pháp lý, Cộng tác viên, Luật sư, tư vấn viên pháp luật thực hiện tư vấn pháp luật cho người được TGPL bằng việc hướng dẫn, giải đáp, đưa ra ý kiến, cung cấp thông tin pháp luật, giúp soạn thảo văn bản liên quan đến vụ việc TGPL.13

Tham gia tố tụng là việc Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư tham gia tố tụng hình sự để bào chữa cho người được trợ giúp pháp lý là người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc để bảo vệ quyền lợi của người được TGPL là người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự. Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư tham gia tố tụng dân sự, tố tụng hành chính để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được TGPL trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính.14

Đại diện ngoài tố tụng là việc Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư thực hiện đại diện ngoài tố tụng cho người được TGPL khi họ không thể tự bảo vệ được quyền, lợi ích hợp

13 Điều 28 Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006

pháp của mình. Việc đại diện ngoài tố tụng được thực hiện trong phạm vi yêu cầu của người được TGPL.15

Các hình thức TGPL khác bao gồm việc Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư thực hiện các hình thức TGPL khác cho người được TGPL bằng việc giúp đỡ họ hòa giải, thực hiện những công việc liên quan đến thủ tục hành chính, khiếu nại và các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.16

2.1.2.2. Lĩnh vực trợ giúp pháp lý

Trợ giúp pháp lý được thực hiện đối với tất cả các vụ việc có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được TGPL trong hầu hết các lĩnh vực pháp luật như: Pháp luật hình sự, tố tụng hình sự và thi hành án hình sự; Pháp luật dân sự, tố tụng dân sự và thi hành án dân sự; Pháp luật hôn nhân gia đình và pháp luật về trẻ em; Pháp luật hành chính, khiếu nại tố cáo và tố tụng hành chính; Pháp luật đất đai, nhà ở, môi trường và bảo vệ người tiêu dùng; Pháp luật lao động, việc làm, bảo hiểm; Pháp luật ưu đãi người có công với cách mạng và pháp luật về chính sách ưu đãi khác; Các lĩnh vực pháp luật khác có liên quan đến chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói, giảm nghèo hoặc liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.17 Hoạt động TGPL hoàn toàn miễn phí đối với người được TGPL. Người yêu cầu TGPL không phải trả bất cứ một khoản lệ phí hay thù lao nào dưới bất kỳ hình thức nào. Kinh phí hoạt động TGPL do ngân sách Nhà nước cấp và nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

2.1.2.3. Hoạt động trợ giúp pháp lý a. Thủ tục yêu cầu trợ giúp pháp lý a. Thủ tục yêu cầu trợ giúp pháp lý

Khi đến với tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người được trợ giúp pháp lý phải có đơn yêu cầu hoặc gặp người thực hiện trợ giúp pháp lý trình bày, cung cấp bản sao giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý và các văn bản, tài liệu, giấy tờ khác có liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý (nếu có), cụ thể như sau:18

- Đơn đề nghị trợ giúp pháp lý: Khi có yêu cầu trợ giúp pháp lý, người được trợ giúp pháp lý phải nộp đơn đề nghị trợ giúp pháp lý cho tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý. Đơn đề nghị trợ giúp phải do người được trợ giúp pháp lý viết hoặc người được trợ giúp pháp lý uỷ quyền viết và ký. Đơn có thể viết tay hoặc theo mẫu quy định. Trong đơn phải nêu rõ yêu cầu trợ giúp: Tư vấn về vấn đề gì; tham gia hoà giải tranh chấp gì hoặc đề nghị

15 Điều 30 Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006

16 Điều 31 Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006

17 Trợ giúp pháp lý Việt Nam, Bộ Tư pháp

Trợ giúp viên pháp lý hoặc mời luật sư tham gia đại diện, bào chữa,… Trong trường hợp người được trợ giúp pháp lý không thể tự mình viết đơn yêu cầu thì người thực hiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm ghi các nội dung vào mẫu đơn, để họ tự đọc hoặc đọc lại cho họ nghe và yêu cầu họ ký tên hoặc điểm chỉ.

- Giấy xác nhận đối tượng:

+ Đối với người nghèo: Xuất trình (hoặc cung cấp bản sao) Giấy chứng nhận người nghèo (hoặc Sổ xác nhận hộ nghèo) do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

+ Đối với người có công với cách mạng: Xuất trình (hoặc cung cấp bản sao) Giấy chứng nhận (gia đình có công, gia đình liệt sỹ…) hoặc thẻ (thương binh, bệnh binh…) do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

+ Đối với trẻ em, người chưa thành niên: Xuất trình hoặc cung cấp bản sao giấy khai sinh.

+ Đối với đồng bào dân tộc thiểu số thuộc khu vực đặc biệt khó khăn: Xuất trình hoặc cung cấp bản sao giấy Chứng minh nhân dân, Sổ hộ khẩu hoặc giấy khai sinh.

Trong trường hợp thiếu Giấy xác nhận là người được trợ giúp pháp lý, nhưng đối tượng tự cam đoan thuộc diện trợ giúp và vụ việc trợ giúp đơn giản (tư vấn pháp luật không mất nhiều thời gian, có thể giải quyết được ngay hoặc hướng dẫn các cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc) thì đối tượng vẫn có thể được trợ giúp. Còn đối với những vụ việc phức tạp (có thời gian tư vấn trên 60 phút hoặc phải viết giấy giới thiệu, phiếu chuyển, kiến nghị, mời Trợ giúp viên pháp lý, luật sư đại diện, bào chữa…) thì người được trợ giúp pháp lý phải có giấy tờ chứng minh mình là người được trợ giúp pháp lý.

- Trình bày vấn đề yêu cầu trợ giúp; cung cấp văn bản, tài liệu có liên quan đến vụ việc đề nghị trợ giúp, cụ thể:

+ Đối với vụ việc đề nghị tư vấn: Trình bày trực tiếp với người thực hiện trợ giúp pháp lý về những vấn đề cần giải đáp, tư vấn pháp luật.

+ Đối với vụ việc khiếu kiện: Trình bày nội dung, diễn biến vụ việc; cung cấp các giấy tờ, tài liệu có liên quan đến vụ việc.

+ Đối với vụ việc yêu cầu cử luật sư đại diện, bào chữa thì tài liệu có liên quan đến vụ việc cần có: Quyết định bắt giữ, tạm giữ, tạm giam (nếu bị tạm giữ, tạm giam); Quyết định khởi tố bị can (nếu bị khởi tố bị can), bản sao cáo trạng, giấy triệu tập của Toà án (đối với phiên toà sơ thẩm); kháng cáo của người được trợ giúp pháp lý, bản sao bản án sơ thẩm bị kháng cáo, quyết định kháng nghị của Toà án, Viện kiểm sát (đối với các

phiên toà theo trình tự phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm); các chứng cứ, tài liệu có liên quan đến vụ án.

b. Thụ lý vụ việc trợ giúp pháp lý

- Người tiếp nhận đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý phải kiểm tra các nội dung có liên quan đến yêu cầu trợ giúp pháp lý; nếu yêu cầu trợ giúp pháp lý thuộc vụ việc, đối tượng, phạm vi trợ giúp pháp lý đã nêu trên thì người thực hiện trợ giúp pháp lý phải thụ lý.

- Trong trường hợp người được trợ giúp pháp lý còn thiếu những giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý hoặc giấy tờ, tài liệu có liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý thì người tiếp nhận yêu cầu phải hướng dẫn họ cung cấp các giấy tờ, tài liệu đầy đủ.

c. Hoạt động tư vấn pháp luật

Tư vấn pháp luật được thực hiện bằng miệng hoặc bằng văn bản; tư vấn trực tiếp, bằng thư tín, điện tín hoặc thông qua phương tiện thông tin khác; thông qua trợ giúp pháp lý lưu động, sinh hoạt chuyên đề pháp luật, Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý và các phương thức khác.

- Đối với vụ việc đơn giản, người thực hiện trợ giúp pháp lý phải tư vấn ngay và ghi chép những nội dung chính trong phiếu thực hiện trợ giúp pháp lý. Phiếu thực hiện trợ giúp pháp lý được lập thành hai bản, một bản giao cho người được trợ giúp pháp lý, một bản được lưu giữ trong hồ sơ vụ việc.

- Đối với vụ việc phức tạp, cần có thời gian nghiên cứu, xác minh hoặc vụ việc thiếu những giấy tờ, tài liệu có liên quan thì người thực hiện trợ giúp pháp lý phải viết phiếu hẹn hoặc yêu cầu bổ sung các giấy tờ, tài liệu còn thiếu. Trong thời hạn không quá 15 ngày, kể từ ngày thụ lý vụ việc hoặc nhận đủ các giấy tờ, tài liệu cần bổ sung, người thực hiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm nghiên cứu và trả lời bằng văn bản cho người được trợ giúp pháp lý; trong trường hợp vụ việc cần có thời gian để xác minh thì thời hạn này có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày.

- Đối với vụ việc yêu cầu tư vấn được chuyển đến bằng thư tín, người thực hiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn không quá 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu trợ giúp pháp lý.

d. Hoạt động tham gia tố tụng

- Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu cử người tham gia tố tụng, Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước hoặc tổ chức hành nghề luật sư có trách nhiệm cử người tham gia tố tụng. Việc cử người tham gia tố tụng phải được

lập thành văn bản và gửi cho người được trợ giúp pháp lý, cơ quan tiến hành tố tụng có liên quan.

- Cơ quan tiến hành tố tụng cấp giấy chứng nhận người bào chữa, giấy chứng nhận người bảo vệ quyền lợi của đương sự trong vụ án hình sự hoặc giấy chứng nhận người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính cho trợ giúp viên pháp lý, luật sư là cộng tác viên của Trung tâm trợ giúp pháp lý trong thời hạn không quá 03 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước cử người tham gia tố tụng, trừ trường hợp pháp luật tố tụng có quy định khác.

Việc cấp giấy chứng nhận tham gia tố tụng cho luật sư tham gia trợ giúp pháp lý do tổ chức hành nghề luật sư cử hoặc luật sư hành nghề với tư cách cá nhân tham gia trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật tố tụng và pháp luật về luật sư.

- Giấy chứng nhận tham gia tố tụng của trợ giúp viên pháp lý, luật sư có giá trị trong các giai đoạn tố tụng, trừ trường hợp bị thu hồi hoặc trợ giúp viên pháp lý, Luật sư bị thay đổi, không được tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.

e. Hoạt động đại diện ngoài tố tụng

- Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu trợ giúp pháp lý, Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, tổ chức hành nghề luật sư có trách nhiệm cử người thực hiện trợ giúp pháp lý làm đại diện ngoài tố tụng cho người được trợ giúp pháp lý. Việc cử người làm đại diện ngoài tố tụng phải được lập thành văn bản và gửi cho người được trợ giúp pháp lý.

- Khi thực hiện đại diện ngoài tố tụng, người đại diện có trách nhiệm sử dụng các biện pháp phù hợp với quy định của pháp luật để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người được trợ giúp pháp lý.

2.1.3. Phân biệt Trợ giúp pháp lý với hỗ trợ pháp lý và tư vấn pháp luật

Tại Nghị định số 66/2008/NĐ-CP ngày 28/5/2008 của Chính phủ quy định về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp thì hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp bao gồm các hình thức: Xây dựng và khai thác các cơ sở dữ liệu pháp luật phục vụ hoạt động của doanh nghiệp; xây dựng tài liệu giới thiệu, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật; bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho doanh nghiệp; giải đáp pháp luật cho doanh nghiệp; tiếp nhận kiến

Một phần của tài liệu chính sách trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số lý luận và thực tiễn (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)