Thuận lợi

Một phần của tài liệu chính sách trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số lý luận và thực tiễn (Trang 47)

b. Về cơ sở vật chất, trang thiết bị

2.4.2.1. Thuận lợi

Thứ nhất,Về mặt chính trị xã hội

Trước hết, hoạt động trợ giúp pháp lý cho các đối tượng là người nghèo, đối tượng chính sách và đồng bào dân tộc thiểu số có ý nghĩa chính trị, xã hội to lớn, nhận được sự đồng tình, ủng hộ của tất cả các cấp chính quyền và nhất là của những người thuộc đối tượng thụ hưởng dịch vụ trợ giúp pháp lý.

Cùng với hoạt động hoà giải cơ sở và hoạt động của các cơ quan tư pháp, trợ giúp pháp lý đã giải quyết được nhiều vướng mắc, nhiều tranh chấp kéo dài, giữ gìn đoàn kết, tương thân, tương ái trong nhân dân, củng cố được lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Tâm lý chung của người Việt Nam chúng ta là ngại tham gia vào kiện tụng. Hoạt động hoà giải cơ sở là hình thức trợ giúp pháp lý nặng về mặt tình cảm, vận động, thuyết phục các bên tranh chấp tự giải quyết vướng mắc trên cơ sở pháp luật và đạo đức xã hội. Vì vậy, nhiều khi không giải quyết được tận gốc và dứt điểm các tranh chấp trong nhân dân. Khắc phục được những nhược điểm đó, lợi thế của trợ giúp pháp lý là

26 Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước, Sở Tư pháp tỉnh Hà Nam, Một số kết quả đạt được trong công tác trợ giúp pháp lý 6 tháng đầu năm 2014 trên địa bàn tỉnh Hà Nam.

một hoạt động gần dân, gắn kết được hoà giải với việc giải quyết theo pháp luật nên ngày càng được người dân tin tưởng và tiếp cận.

Thứ hai, hoạt động trợ giúp pháp lý tạo ra hiệu quả tích cực trên cả ba phương diện: nhà nước, xã hội và người dân.

- Về phía Nhà nước, các tổ chức trợ giúp pháp lý đã mang lại những lợi ích chính trị, là cầu nối giúp chính quyền các cấp tháo gỡ, khắc phục những vướng mắc của chính quyền và tạo diễn đàn “đối thoại” giữa chính quyền với dân. Đặc biệt, các cuộc trợ giúp pháp lý lưu động, đã thực sự tạo ra một cơ chế “ba cấp tiếp dân” để giải quyết những vấn đề còn tồn tại trong nhân dân.

Đồng thời, hoạt động trợ giúp pháp lý giúp các cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan nhà nước khác giải quyết công việc một cách chính xác, khách quan, công bằng và đúng pháp luật; góp phần tích cực thực hiện cải cách tư pháp, mở rộng điều kiện để thực hiện nguyên tắc tranh tụng trước toà, bảo đảm người nghèo không có điều kiện thuê luật sư tư cũng có luật sư miễn phí bảo vệ. Hoạt động này của Chính phủ đã góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế trong việc bảo vệ nhân quyền, phù hợp xu thế phát triển chung của thế giới, đặc biệt là chiến lược xoá nghèo toàn cầu và từng quốc gia.

- Về phía xã hội, thông qua việc hướng dẫn, giải thích pháp luật và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người nghèo và đối tượng chính sách, các tổ chức trợ giúp pháp lý giúp cho các đối tượng này nâng cao hiểu biết pháp luật để mỗi người đều có thể tự lựa chọn những hành vi xử sự phù hợp với pháp luật, quyền và lợi ích hợp pháp của họ được bảo vệ, tạo niềm tin vào pháp luật, góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, giữ vững trật tự, an toàn xã hội và ổn định tình hình chính trị.

- Về phía người dân, hoạt động trợ giúp pháp lý đã góp phần giải toả vướng mắc pháp luật và giảm bớt khiếu kiện trong cộng đồng dân cư, bảo đảm công bằng cho mọi tầng lớp nhân dân trong việc tiếp cận với pháp luật; góp phần “xóa đói, giảm nghèo” cho người dân trong lĩnh vực pháp luật để họ có thể tự lựa chọn những hành vi xử sự đúng pháp luật. Đặc biệt, như một đối tượng được trợ giúp pháp lý ở Bình Thuận nhận xét, trợ giúp pháp lý đã giúp cho người dân tiếp cận với các cơ quan công quyền một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn, nhất là với tư cách của một tổ chức do Nhà nước thành lập để đại diện cho quyền lợi của người dân.

Thứ ba, việc ban hành chính sách trợ giúp pháp lý đã góp phần tích cực vào mục tiêu chung là xoá đói, giảm nghèo và là sự bổ sung cần thiết vào chính sách tổng thể về phát triển bền vững ở Việt Nam. Báo cáo Chính trị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX của

Đảng khẳng định: “Thực hiện chương trình xoá đói, giảm nghèo thông qua những biện pháp cụ thể, sát với tình hình từng địa phương, sớm đạt mục tiêu không còn hộ đói, giảm mạnh các hộ nghèo27. Như đã trình bày, trợ giúp pháp lý là một nội dung quan trọng của Chiến lược xoá đói, giảm nghèo và đồng thời, “Giảm đói nghèo không chỉ là một trong những chính sách xã hội cơ bản, được Nhà nước Việt Nam đặc biệt quan tâm, mà còn là một bộ phận quan trọng của mục tiêu phát triển28 .

Đối với hoạt động trợ giúp pháp lý, Chiến lược xóa đói, giảm nghèo cũng xác định: “hoàn thiện khuôn khổ pháp luật, tăng cường trợ giúp pháp lý và khả năng tiếp cận pháp lý cho người nghèo. Mở rộng mạng lưới trợ giúp pháp luật để người nghèo ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa có thể tiếp cận với các dịch vụ trợ giúp pháp luật. Như vậy, Chiến lược đã ghi nhận hoạt động trợ giúp pháp lý với tính cách là một bộ phận quan trọng trong tổng thể Chương trình quốc gia xoá đói, giảm nghèo. Trợ giúp pháp lý trước hết có mục đích xoá đói nghèo về mặt pháp luật, nâng cao tri thức hiểu biết pháp luật trong nhân dân. Do đó, trợ giúp pháp lý là một bộ phận quan trọng góp phần thực hiện thành công các chủ trương, chính sách xoá đói, giảm nghèo của Đảng và Nhà nước.

Thứ hai, về khuôn khổ pháp lý

Một là, đã hình thành hệ thống các văn bản về TGPL miễn phí với các quy định ngày càng đầy đủ và cụ thể hơn. Hiện nay, đã có khoản 43 văn bản pháp luật trực tiếp quy định về TGPL bao gồm Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, các Quyết định của Bộ Tư pháp, của Cục TGPL, cácThông tư liên tịch giữa Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ và Bộ Lao động thương binh và xã hội.

Các văn bản pháp luật này đã quy định về nhiều vấn đề cụ thể của công tác TGPL như:

- Hệ thống cơ cấu tổ chức TGPL miễn phí; - Phương thức, phạm vi TGPL;

- Lĩnh vực TGPL;

- Tiêu chuẩn và phương thức hoạt động, chế độ chính sách của người thực hiện TGPL miễn phí, bao gồm các chuyên viên và cộng tác viên TGPL;

- Các đối tượng được TGPL miễn phí;

- Tổ chức và hoạt động của Qũy TGPL Việt Nam;

27 Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, H.2001, tr.106.

Ngoài ra, các văn bản pháp luật này còn quy định nhiều vấn đề cụ thể của công tác TGPL cho người dân tộc thiểu số như:

- Hướng dẫn thực hiện chính sách TGPL trong Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

- Chính sách hỗ trợ pháp lý nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo;

- Hướng dẫn thực hiện TGPL đối với người dân tộc thiểu số;

Hai là, các văn bản về TGPL là cơ sở để người dân, đối tượng nghèo và đặc biệt là người dân tộc thiểu số được tiếp cận với pháp luật. Thông qua những quy định này họ có cơ sở để sử dụng công cụ pháp luật hữu hiệu trong việc bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình.

Ba là, các văn bản về TGPL đã quy định khá cụ thể và tương đối đồng bộ về vấn đề xác định lĩnh vực pháp luật được TGPL bao gồm:

- Hình sự và tố tụng hình sự;

- Dân sự, hôn nhân gia đình và tố tụng; - Hành chính, khiếu nại tố cáo;

- Lao động, việc làm; - Đất đai, nhà ở.

Bốn là, các Hiệp định tương trợ tư pháp được ký kết giữa Việt Nam với các nước khác mở ra khả năng cho các công dân Việt Nam được trợ giúp pháp lý miễn phí ở nước ngoài và công dân nước ngoài được trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.

Về hệ thống tổ chức trợ giúp pháp lý

Hệ thống tổ chức TGPL miễn phí đã được thiết lập một cách đồng bộ từ trung ương đến địa phương, bao gồm Cục TGPL thuộc Bộ Tư pháp, các Trung tâm TGPL ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Các Trung tâm này là đơn vị sự nghiệp, tương đương cấp phòng thuộc Sở Tư pháp chịu sự quản lý hành chính trực tiếp của Sở Tư pháp và đồng thời chịu sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của Cục TGPL. Sự phối hợp giữa Cục với các đơn vị thuộc Bộ cũng như các cơ quan, ban, ngành có liên quan, đặc biệt là các cơ quan pháp chế Bộ, ngành, cơ quan tiến hành tố tụng ở Trung ương và địa phương tiếp tục được tăng cường tạo thuận lợi cho hoạt động TGPL phát triển ổn định, bền vững.

Tổ chức bộ máy của Cục tiếp tục được quan tâm và kiện toàn, đội ngũ công chức, viên chức của Cục từng bước hoàn thiện về chuyên môn nghiệp vụ, có phẩm chất đạo đức tốt.

Về đội ngũ cán bộ và cộng tác viên

Nhằm tăng cường năng lực và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ và cộng tác viên trực tiếp thực hiện TGPL, hàng năm, Cục TGPL đều tổ chức các lớp tập huấn tòan quốc để cập nhật kiến thức pháp luật và bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng TGPL cho Giám đốc Trung tâm và chuyên viên TGPL. Trong khuôn khổ hoạt động của các dự án hợp tác với một số tổ chức quốc tế, Bộ Tư pháp đã tổ chức các lớp tập huấn về kỹ năng quản lý dự án, quản lý hồ sơ, kỹ năng khảo sát nhu cầu TGPL, phương pháp tiếp cận khung logic, phương pháp tập huấn cùng tham gia... nhằm trang bị cho lãnh đạo và các chuyên viên TGPL của các Trung tâm TGPL kiến thức quản lý, kỹ năng tập huấn, bảo đảm cho việc thực hiện Dự án có hiểu quả. Sau khi tham dự các lớp tập huấn do Bộ tổ chức, các Trung tâm TGPL đều đã tổ chức tập huấn lại cho các chuyên viên và cộng tác viên tại địa phương. Các lớp tập huấn đã tạo điều kiện cho tất cả các chuyên viên, cộng tác viên từ Trung ương đến địa pương kịp thời cập nhật kiến thức pháp luật, nâng cao trình độ nghiệp vụ, kỹ năng, trao đổi kinh nghiệm TGPL, trên cơ sở đó nâng cao hiệu quả hoạt động TGPL.

Một phần của tài liệu chính sách trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số lý luận và thực tiễn (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)