b. Về cơ sở vật chất, trang thiết bị
3.1.2. Trợ giúp pháp lý cho các đối tượng chính sách xã hội, trong đó có ngườ
dân tộc thiểu số phải đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính và tăng cường các hoạt động bổ trợ
Cải cách thủ tục hành chính là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng cộng sản Việt Nam khẳng định mục tiêu: “Tiếp tục phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Quốc hội, Chính phủ, chính quyền địa phương; đẩy mạnh cải cách hành chính và cải cách tư pháp; thực hiện có hiệu quả cuộc đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí. Đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân.”32 Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 – 2020 ban hành kèm theo Nghị quyết 30C/NQ- CP ngày 08 tháng 11 năm 2011 đã đề ra mục tiêu: “Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ phẩm chất, năng lực và trình độ, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân và sự phát triển của đất nước. Trong đó, trọng tâm cải cách hành chính trong giai đoạn 10 năm tới là: Cải cách thể chế; xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, chú trọng cải cách chính sách tiền lương nhằm tạo động lực thực sự
để cán bộ, công chức, viên chức thực thi công vụ có chất lượng và hiệu quả cao; nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính và chất lượng dịch vụ công.”33 Nghị quyết số 48/NQ-TW ngày 24 tháng 5 năm 2005 của Bộ chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010 định hướng đến năm 2020 là: “Khuyến khích các tổ chức cá nhân phát triển dịch vụ thông tin, tư vấn hỗ trợ pháp luật đáp ứng các yêu cầu đa dạng của nhân dân và phù hợp với pháp luật. Đẩy mạnh hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách.” Theo đó, Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 cũng đã chỉ rõ chủ trương nâng cao vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.
Thông qua thực hiện pháp luật về TGPL cho người nghèo, đối tượng chính sách và đặc biệt là người dân tộc thiểu số nhằm mục đích nâng cao nhận thức trong các tầng lớp nhân dân, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an toàn xã hội. Đồng thời tạo điều kiện để thực hiện có hiệu quả nghuyên tắc bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật về TGPL cho người dân tộc thiểu số đã và đang quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng và Nhà nước về cải cách hành chính và cải cách tư pháp.
Vì vậy, thực hiện pháp luật về TGPL cho người dân tộc thiểu số phải gắn liền với chủ trương cải cách hành chính, cải cách tư pháp nhằm bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của người dân tộc thiểu số.