Một số bài học kinh nghiệm trong công tác trợ giúp pháp lý cho

Một phần của tài liệu chính sách trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số lý luận và thực tiễn (Trang 54)

b. Về cơ sở vật chất, trang thiết bị

2.4.3.2. Một số bài học kinh nghiệm trong công tác trợ giúp pháp lý cho

chỉ được cấp khoản 300 đến 400 triệu đồng, cá biệt như tỉnh Ninh Thuận mỗi năm cấp 40 triệu đồng. Theo Quyết định 59 của Thủ tướng Chính phủ về cấp kinh phí thực hiện côn tác TGPL tại các xã, thôn, bản nghèo, đặc biệt khó khăn, mỗi năm, các tỉnh miền núi, có đông đồng bào dân tộc thiểu số được cấp một khoản kinh phí để thực hiện công tác TGPL. Tuy nhiên, do cấp kinh phí chậm nên nhiều chương trình, kế hoạch không thực hiện được.

2.4.3 Nguyên nhân, bài học kinh nghiệm của công tác trợ giúp pháp lý

2.4.3.1. Nguyên nhân

Mặc dù công TGPL cho người dân tộc thiểu số đã đạt được những thành quả nhất định, tuy nhiên, công tác này vẫn còn tồn tại một số khó khăn, hạn chế. Những tồn tại trên bắt nguồn từ các nguyên nhân chủ yếu sau:

Thứ nhất, công tác phối hợp liên ngành về hoạt động TGPL vẫn còn hạn chế, đặc biệt là công tác phối hợp trong các cơ quan tiến hành tố tụng;

Thứ hai, cơ sở vật chất, phương tiện đi lại cho hoạt động TGPL còn thiếu thốn; Thứ ba, kinh phí cấp cho các Trung tâm còn hạn chế, không đồng đều (một số tỉnh có tỷ lệ người dân tộc thiểu số đông nhưng kinh phí được cấp còn hạn chế, chưa đáp ứng hết nhu cầu của người dân);

Thứ tư, các Câu lạc bộ đã được thành lập trên hầu hết các xã nghèo nhưng việc tổ chức sinh hoạt còn chưa thường xuyên, chế độ thống kê, báo cáo chưa kịp thời;

Thứ năm, chất lượng hoạt động của đội ngũ cán bộ, cộng tác viên chưa đồng đều, phần lớn hoạt động do kiêm nhiệm.

2.4.3.2. Một số bài học kinh nghiệm trong công tác trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số dân tộc thiểu số

Thứ nhất, cần quan tâm và tập trung làm tốt công tác phổ biến, giáo dục, tuyên truyền pháp luật nói chung và pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số nói riêng.

Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật được Đảng ta xác định là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng và là nhiệm vụ của toàn bộ hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng; là một nhiệm vụ rất quan trọng trong thời kỳ xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân, được Đảng và Chính phủ quan tâm thực hiện bằng nhiều chủ trương, chính sách. Do đó, công tác phổ biến, giáo

dục pháp luật đối với đồng bào dân tộc thiểu số được thực hiện ngày càng có nề nếp, thực sự đi vào chiều sâu, đa dạng nhiều hình thức phù hợp với phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc, đặc điểm vùng, miền và đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số giữa các cơ quan ở Trung ương và địa phương chưa đồng bộ, chưa đồng đều,nguồn nhân lực và kinh phí còn hạn chế nên việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số chưa sâu rộng, toàn diện, chưa đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng, nhu cầu tìm hiểu pháp luật của người dân. Vì vậy, để công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thực sự đi sâu vào cuộc sống của người dân, đặc biệt là người dân tộc thiểu số cần phải quan tâm và làm tốt những công tác sau:

- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền và sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; phát huy sức mạnh tổng hợp, xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đối với đồng bào dân tộc thiểu số.

- Đảm bảo kinh phí đầy đủ, kịp thời để thực hiện các hoạt động của Đề án theo đúng tiến độ kế hoạch đề ra.

- Chú trọng xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật (đặc biệt là đội ngũ cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số) để có biện pháp, kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật dễ hiểu, phù hợp với đối tượng là người dân tộc thiểu số, chính sách hỗ trợ đội ngũ báo cáo viên tuyên truyền, phổ biến pháp luật ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc.

- Đa dạng hóa các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật, chú trọng các hình thức hiệu quả, phù hợp với đặc điểm kinh tế xã hội, trình độ dân trí của cán bộ, nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và thực hiện vai trò quản lý nhà nước đối với các hoạt động phổ biến pháp luật. Kết hợp giữa phổ biến giáo dục pháp luật với giáo dục đạo đức, văn hóa và thông qua việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của thôn, bản.

Thứ hai, vai trò lãnh đạo của Đảng và chức năng quản lý của Nhà nước đối với việc trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số.

Đảng và Nhà nước đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách về kinh tế, văn hóa, xã hội nhằm khắc phục những những tiêu cực vốn có của nền kinh tế thị trường, thực hiện tốt dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân, vì mục tiêu dân giàu, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Để thực hiện mục tiêu trên Đảng đã chỉ đạo

phải mở rộng loại hình tư vấn pháp luật phổ thông, đáp ứng nhu cầu rộng rãi của các tầng lớp nhân dân, cần nguyên cứu hệ thống dịch vụ pháp luật miễn phí để hướng dẫn người dân sống và làm việc theo pháp luật. Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006 ra đời thể hiện được vai trò lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ta trong công tác TGPL cho người nghèo, đối tượng chính sách và đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số.

Đến nay, đã có khoản 43 văn bản hướng dẫn Luật TGPL được ban hành, trong đó có những văn bản quy định dành riêng cho người dân tộc thiểu số, qua đó, họ đã được bảo đảm quyền lợi của mình, am hiểu pháp luật hơn, từ đó phát huy tinh thần sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.

Thứ ba, cần phải có sự phối hợp chặt chẽ, tích cực của các cấp ủy, chính quyền, cơ quan nhà nước.

Để công tác TGPL đạt được hiệu quả cao, cần phải có sự phối hợp đồng bộ, kịp thời hơn nữa giữa các cấp, các ngành, có sự quan tâm, phối hợp thường xuyên, trực tiếp của các cơ quan với Trung tâm TGPL nhà nước, bảo đảm cho người nghèo, đối tượng chính sách và đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số được hưởng TGPL miễn phí của Nhà nước.

Trước hết, tăng cường sự phối hợp giữa Bộ Tư pháp với các Bộ, cơ quan có liên quan đặc biệt là các cơ quan tiến hành tố tụng như Tòa án, Viện kiểm sát, Công an để tổ chức tốt hoạt động trợ giúp pháp lý. Tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa Cục trợ giúp pháp lý với các trung tâm trợ giúp pháp lý thuộc hệ thống Bộ Tư pháp.

Tiếp đó, cần tăng cường mối quan hệ giữa Bộ Tư pháp với các tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức xã hội - nghề nghiệp trong việc trợ giúp pháp lý miễn phí cho người dân và thực hiện các hoạt động có liên quan. Trong Pháp lệnh trợ giúp pháp lý cần có những quy định cụ thể về trách nhiệm của tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp với tư cách là cơ quan chủ quản trong việc thành lập và theo dõi, đánh giá hoạt động của các trung tâm tư vấn pháp luật của mình trong việc tư vấn pháp luật miễn phí. Cần phát huy vai trò của các tổ chức này trong việc giám sát đạo đức nghề nghiệp, tiêu chuẩn thành viên của tổ chức nói chung và nhất là đối với những người là cộng tác viên của trung tâm trợ giúp pháp lý.

Tăng cường sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp là nhằm phát triển các nhà cung cấp dịch vụ trợ giúp pháp lý khác ngoài Trung tâm trợ giúp pháp lý thuộc Cục trợ giúp pháp lý và Trung tâm trợ giúp pháp lý cấp tỉnh để khắc phục tình trạng mâu thuẫn khi cả hai, bên nguyên và bên bị, đều muốn có sự trợ giúp pháp luật hợp pháp và tạo cho người dân khả năng có sự lựa chọn dịch vụ

Các nội dung hoạt động phối hợp cụ thể là cung cấp kinh phí, trao đổi kinh nghiệm, phát triển thành mạng lưới cộng tác viên. Với vai trò là nòng cốt, các tổ chức trợ giúp pháp lý của Nhà nước cần tổ chức hướng dẫn, tập huấn cho các thành viên của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp là ngũ cộng tác viên của các tổ chức trợ giúp pháp lý để tham gia các hoạt động trợ giúp pháp lý.

Cuối cùng là tăng cường sự phối hợp giữa Trung tâm trợ giúp pháp lý với các cơ quan chính quyền và tổ chức xã hội ở địa phương trong việc tổ chức các đợt trợ giúp pháp lý lưu động, mở và theo dõi, đánh giá về các điểm trợ giúp pháp lý tại nhà và nhất là tổ chức các hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật qua các phương tiện thông tin đại chúng như qua sóng phát thanh, truyền hình, báo viết, phân phát tờ gấp pháp luật, cẩm nang pháp luật v.v..

Thứ tư, thực hiện tốt công tác tuyển chọn, bố trí, sắp xếp, quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, cộng tác viên trợ giúp pháp lý.

Người thực hiện TGPL đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát huy hiệu quả của công tác TGPL, một Trợ giúp viên pháp lý giỏi, có đủ tiêu chuẩn chuyên môn, tư cách đạo đức tốt, yêu nghề sẽ là cầu nối vững chắc giữa pháp luật với người dân, qua đó, người dân thuộc đối tượng được TGPL, những người yếu thế trong xã hội và đặc biệt là người dân tộc thiểu số sẽ được bảo đảm về quyền và lợi ích của họ khi vận dụng pháp luật để giải quyết những vướng mắc trong đời sống. Vì thế, để công tác TGPL ngày càng đi sâu vào đời sống của người dân, trước hết cần phải thực hiện tốt công tác tuyển chọn, bố trí, đào tạo đội ngũ cán bộ, cộng tác viên TGPL, cần phải có cơ chế thực hiện việc điều động, luân chuyển công chức, tiếp nhận cán bộ, công chức, viên chức các ngành khác có đủ tiêu chuẩn chuyên môn, có thâm niên trong nghề về công tác tại các Trung tâm TGPL. Qua đó có đủ nhân lực bố trí thực hiện các lĩnh vực chuyên môn, từng bước chuyên nghiệp hóa hoạt động TGPL, nhất là nâng cao trình độ chuyên môn của Trợ giúp viên pháp lý, viên chức khác.

Ngoài ra, để xây dựng được đội ngũ viên chức của Trung tâm TGPL, nhất là các Trợ giúp viên pháp lý giỏi về chuyên môn, bên cạnh việc thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ theo chuyên đề, có tính chuyên sâu, cần phải xây dựng phương án giảm bớt các công việc mang tính hành chính để viên chức Trung tâm có thời gian đầu tư vào công tác chuyên môn.

CHƯƠNG 3

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TRỢ GIÚP PHÁP LÝ CHO NGƯỜI

Một phần của tài liệu chính sách trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số lý luận và thực tiễn (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)