Thực trạng về tổ chức bộ máy trợ giúp pháp lý

Một phần của tài liệu chính sách trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số lý luận và thực tiễn (Trang 36)

e. Hoạt động đại diện ngoài tố tụng

2.2.1.1. Thực trạng về tổ chức bộ máy trợ giúp pháp lý

Ngày 06 tháng 9 năm 1997, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 734/TTg về việc thành lập tổ chức trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách, theo đó quyết định thành lập Cục Trợ giúp pháp lý thuộc Bộ Tư pháp để giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp quản lý Nhà nước về trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo và đối tượng chính sách19, Ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được thành lập tổ chức trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo và các đối tượng chính sách trực thuộc

19 Điều 1 Quyết định số 734/TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 06 tháng 9 năm 1997 về việc thành lập tổ chức trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách

Sở Tư pháp20. Năm 2006, Luật Trợ giúp pháp lý ra đời đã quy định rõ việc xây dựng, ban hành, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về trợ giúp pháp lý, cũng như công tác quản lý, hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước,... làm cho bộ máy TGPL nước ta ngày càng hoàn thiện hơn.

Tiếp tục triển khai thi hành luật TGPL, hiện nay cơ cấu tổ chức của Cục Trợ giúp pháp lý nước ta gồm có: Lãnh đạo Cục(1 Cục trưởng, 2 phó Cục trưởng), Văn phòng Cục(1 Chánh văn phòng, 2 phó Chánh văn phòng, 3 Chuyên viên, 1 Văn thư), Phòng quản lý nghiệp vụ(1 Phó trưởng phòng, 10 Chuyên viên), Phòng quản lý chất lượng vụ việc TGPL(1 Phó trưởng phòng phụ trách, 3 Chuyên viên), Phòng kế toán(1 kế toán trưởng, 2 kế toán viên, 1 thủ quỹ), Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ TGPL(1 Giám đốc, 3 Cán bộ HĐ), và Quỹ TGPL Việt Nam(1 Giám đốc quỹ, 1 Phó Giám đốc quỹ, 1 Phụ trách kế toán, 1 Thủ quỹ, 2 Cán bộ HĐ). Bên cạnh đó, trong năm 2013, Cục TGPL đã nguyên cứu, xây dựng, hoàn thiện, trình Bộ trưởng ký 13 văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ Tư pháp hoặc liên tịch ban hành: (01 Thông Tư, 02 Thông tư liên tịch và 10 Quyết định), đặc biệt là tham mưu Bộ trình Chính phủ ký ban hành 01 Nghị định và Trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành 02 Quyết định. Ngoài ra, Cục TGPL đã tham mưu để Bộ trưởng Bộ Tư pháp ký hợp nhất văn bản các Nghị định số 14/2013/NĐ-CP theo Pháp lệnh Hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật để tạo thuận lợi trong quá trình triển khai thực hiện hoạt động TGPL.

Nhìn chung, công tác xây dựng văn bản pháp luật về TGPL trong năm 2013 được Cục thực hiện với tinh thần chủ động và bảo đảm chất lượng, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước và quản lý chuyên nghành về TGPL, giải quyết kịp thời các vấn đề mới phát sinh trong hoạt động TGPL tại các địa phương trong toàn quốc.

Một phần của tài liệu chính sách trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số lý luận và thực tiễn (Trang 36)