Kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm tiếp cận đồng bộ tác phẩm văn chương vào dạy học thơ đường trong trường trung học cơ sở (Trang 98)

3.2.4.1. Kết quả bài kiểm tra học sinh sau tiết dạy

Sau khi tiến hành dạy thực nghiệm và dạy đối chứng, chúng tôi thống nhất cho học sinh các lớp tham gia làm 2 bài kiểm tra (mỗi bài làm trong 90 phút)

- Bài 1: Viết bài văn nêu cảm nghĩ của em về tình yêu quê hương được thể

hiện trong bài Tĩnh dạ tứ (Lý Bạch)

- Bài 2: Viết bài văn nêu cảm nghĩ của em về tình yêu quê hương được thể

hiện trong bài Hồi hương ngẫu thư (Hạ Tri Chương)

Bảng 3.1. Thống kê kết quả kiểm tra HS về bài Tĩnh dạ tứ

Lớp Học sinh Điểm giỏi Điểm khá Điểm TB Điểm yếu - kém 7A1 47 2 (4,2%) 26 (55%) 16 (34%) 3 (6,3%) 7A2 40 0 (0%) 20 (50%) 17 (42,5%) 3 (7,5%)

Bảng 3.2. Thống kê kết quả kiểm tra HS về bài Hồi hương ngẫu thư

Lớp Học sinh Điểm giỏi Điểm khá Điểm TB Điểm yếu - kém 7A1 47 3 (6,4%) 31 (66%) 13 (27,6%) 0 (0%) 7A2 40 2 (5%) 20 (50%) 19 (47,5%) 1 (2,5%)

3.2.4.2. Đánh giá kết quả thực nghiệm

Trong quá trình thiết kế bài dạy tác phẩm Tĩnh dạ tứ (Lý Bạch), Hồi hương ngẫu thư (Hạ Tri Chương), chúng tôi đã bám sát vào phương pháp dạy

học theo hướng tiếp cận đồng bộ tác phẩm văn chương, sử dụng linh hoạt nhiều biện pháp trong dạy học tác phẩm văn học như: đọc diễn cảm, xây dựng hệ thống câu hỏi gợi mở dẫn dắt HS tìm hiểu tác phẩm, kết hợp biện pháp so sánh, biện pháp bình giảng...

Sau khi thiết kế xong giáo án, chúng tôi đã tham khảo ý kiến của đồng nghiệp và tiến hành dạy thực nghiệm. Từ những ý kiến của đồng nghiệp và kết quả dạy thực nghiệm, chúng tôi có thể rút ra những nhận xét như sau:

- Về mặt nội dung kiến thức:

Bài thiết kế giáo án đảm bảo cung cấp đầy đủ những kiến thức cơ bản về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, đáp ứng đầy đủ yêu cầu mà mục tiêu bài học đề ra.

Hướng dẫn HS tìm hiểu tác phẩm thơ Đường theo hướng tiếp cận đồng bộ, bài dạy thực nghiệm chú ý khám phá tác phẩm ở cả 3 hướng: Lịch sử phát sinh, văn bản, lịch sử chức năng. Qua đó, học sinh khám phá được giá trị tác phẩm.

Từ việc dạy học theo hướng tiếp cận trên, hiệu quả giờ dạy tăng lên rõ rệt, cả hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS đều được tiến hành một cách chủ động, sáng tạo. Với sự dẫn dắt của giáo viên, học sinh chủ động, tích cực khám phá giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm như cả 3 hướng đã nêu trên, khắc phục được lối truyền thụ một chiều, tạo tâm lí thoải mái, hào hứng cho HS.

- Về phương pháp và biện pháp dạy học:

Bài soạn giảng trên đây đã chú ý phối hợp nhiều biện pháp nhằm phát huy tích cực, chủ động, sáng tạo của HS trong giờ học. Với sự tổ chức, điều khiển, dẫn dắt, định hướng của GV, HS từng bước khám phá đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

Qua giáo án thiết kế và kết quả dạy thực nghiệm đã cho thấy tính khả thi của giáo án. Tỉ lệ học sinh hiểu và nắm bắt được bài học khá cao, HS đã có thêm nhiều kinh nghiệm, kiến thức cơ bản trong việc tiếp cận, chiếm lĩnh tác phẩm khác trong chương trình.

Tuy nhiên, những thành công trên đây của chúng tôi chỉ mang tính chất bước đầu cho một quá trình hoàn thiện phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo hướng tiếp cận đồng bộ.

KẾT LUẬN

Nếu văn chương là nghệ thuật của sự sáng tạo thì phê bình lý luận nói chung và giảng dạy văn học nói riêng là khoa học về sự sáng tạo đó. Nó đòi hỏi người dạy, người học không ngừng đổi mới tư duy lý luận và phương pháp tiếp cận.

Dạy học tác phẩm văn chương không thể chỉ theo một hướng tiếp cận nhất định. Từ đầu thế kỉ XX ngành lý luận phê bình văn học đã đưa ra lý thuyết tiếp cận tác phẩm văn học, trong đó tiêu biểu là hướng tiếp cận đồng bộ với 3 hướng tiếp cận cụ thể: lịch sử phát sinh, văn bản, lịch sử chức năng. Mỗi hướng tiếp cận đều có ưu, nhược điểm và vai trò riêng. Nếu chỉ đơn thuần tiếp cận một hướng tiếp cận trong dạy học tác phẩm văn chương dễ dẫn đến phiến diện, cực đoan. Phương hướng tiếp cận đồng bộ sẽ giúp người đọc, người học có cái nhìn tác phẩm một cách toàn diện, sâu sắc.

Tác phẩm thơ Đường chứa đựng những yếu tố cần thiết để giảng dạy theo quản điểm tiếp cận đồng bộ. Hướng dạy học này không chỉ giúp HS hiểu sâu sắc các giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm mà còn có ý nghĩa đối với việc bồi dưỡng các phẩm chất tốt đẹp cho HS, như: tình yêu quê hương, gia đình. HS có thể phát huy khả năng tư duy độc lập, chủ động, sáng tạo của mình. Đề tài nghiên cứu của chúng tôi có thể vẫn còn tồn tại một số vấn đề chưa thỏa đáng nhưng với những biện pháp đưa ra, chúng tôi có một niềm tin rằng đây là một hướng đi đúng đắn, góp phần giúp GV khắc phục những hạn chế còn tồn tại trong quá trình DH tác phẩm, giúp HS phát huy được vai trò là bạn đọc sáng tạo tác phẩm đặc sắc này.

Luận văn của chúng tôi dù đã dành nhiều tâm huyết nhưng khó có thể tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi rất mong muốn nhận được sự góp ý của các thầy cô, những nhà nghiên cứu, của các bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Viết Chữ (2010), Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường. Nxb Giáo dục, Hà Nội.

2. Trương Đăng Dung (2004), Tác phẩm văn học như là quá trình, Viện khoa học

xã hội VN, viện văn học. Nxb khoa học xã hội, Hà Nội.

3. Nguyễn Sĩ Đại (2004), Một số đặc trưng nghệ thuật của thơ tứ tuyệt đời Đường, Luận án PTSKH Ngữ văn. Tư liệu có ở trung tâm thư viện Quốc gia Hà Nội.

4. Vũ Cao Đàm (2009), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nxb Giáo

dục, Hà Nội.

5. Nguyễn Thị Bích Hải (2005), Bình giảng thơ Đường: Theo sách giáo khoa Ngữ văn mới. Nxb Giáo dục, Hà Nội.

6. Nguyễn Thị Thanh Hương (1998), Phương pháp tiếp nhận tác phẩm văn học ở trường phổ thông trung học. Nxb Giáo dục, Hà Nội.

7. Dương Quảng Hàm (2010), Việt Nam văn học sử yếu. Nxb Thanh niên,

Hà Nội.

8. Nguyễn Thanh Hùng (2002), Đọc và tiếp nhận văn chương. Nxb Giáo

dục, Hà Nội.

9. Nguyễn Thanh Hùng (2011), Kỹ năng đọc hiểu văn. Nxb Đại học Sư

phạm, Hà Nội.

10. Hồ Sĩ Hiệp (2006), VHTQ với nhà trường (tập tiểu luận). Nxb Đại học

Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.

11. Hồ Sĩ Hiệp (1991), Thơ Đường ở trường phổ thông. Nxb Tổng hợp

Khánh Hòa, Khánh Hòa.

12. Nguyễn Văn Hiệu (2000), “Quan hệ và tiếp nhận VHTQ ở VN đầu thế kỉ

XX” , Tạp chí Hán Nôm số 4.

13. Trần Ngọc Hưởng (tuyển dụng), (2006), Tứ tuyệt Đường thi. Nxb Đồng

14. Trần Ngọc Hưởng (2004), Thơ Đường trong nhà trường. Nxb Đồng Nai,

Đồng Nai

15. Phan Trọng Luận (1993), Phương pháp dạy học văn học, Tập I. Nxb

Giáo dục, Hà Nội.

16. Phan Trọng Luận (1993), Phương pháp dạy học văn học, Tập II. Nxb

Giáo dục, Hà Nội.

17. Phan Trọng Luận (2011), Văn học nhà trường – Nhận diện, tiếp cận, đổi mới. Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

18. Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (1997), Về thi pháp thơ Đường. Nxb

Đà Nẵng, Đà Nẵng.

Phạm Ánh Sao dịch (2006), Dẫn luận Đường thi học, tư liệu nội bộ, lưu trữ

tại Phòng Tư liệu Khoa Văn học, Trường Đại học KHXH & NV Hà Nội.

[Nguyên bản tiếng Trung: Trần Bá Hải: Đường thi học dẫn luận, Đông

Phương Xuất bản Trung tâm, xuất bản lần đầu tháng 10 năm 1988, in lần thứ ba tháng 2 năm 1996

19. Nguyễn Trí, Nguyễn Trọng Hoàn (2001), Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học Văn Tiếng Việt. Nxb Giáo dục, Hà Nội.

20. Bùi Duy Tân (1992), “Mối quan hệ về thể loại giữa VHTQ và văn học VN thời trung đại: Tiếp nhận – Cách tân – Sáng tạo”, Tạp chí văn học số 1.

21. Đinh Thị Kim Thoa (2012), Tâm lý học dạy học. Nxb Đại học Quốc gia,

PHỤ LỤC

PHIẾU THĂM ĐIỀU TRA GIÁO VIÊN Câu 1:

Khi dạy tác phẩm thơ Đường, thầy/cô dựa vào những yếu tố nào sau đây?

- Văn bản tác phẩm và câu hỏi SGK - Hướng dẫn trong SGV

- Kết hợp các tài liệu khác có liên quan đến văn bản tác phẩm - Ý kiến khác

Câu 2:

Khi DH tác phẩm thơ Đường, thầy/cô yêu cầu HS thực hiện những yêu cầu gì?

- Đọc văn bản và trả lời câu hỏi trong SGK

- Tìm hiểu và soạn thêm những câu hỏi về hoàn cảnh lịch sử, hoàn cảnh ra đời tác phẩm, tác giả...

- Tìm hiểu trước về tác phẩm và nêu cảm nhận, đánh giá của riêng mình về tác phẩm, về những hình ảnh, tình cảm trong thơ...

- Các ý kiến khác. Câu 3:

Biện pháp chủ yếu khi DH thơ Đường là gì? - GV thuyết giảng, HS lắng nghe, tiếp nhận

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản qua hệ thống câu hỏi gợi mở - GV tổ chức cho HS đối thoại để tìm hiểu tác phẩm

- Các biện pháp khác. Câu 4:

Trong DH thơ Đường, thầy/cô chú ý đến mối quan hệ nào? - Quan hệ GV – HS

- Quan hệ giữa GV – HS – tác phẩm - Ý kiến khác.

Câu 5:

Hướng tiếp cận nào được thầy cô ưu tiên sử dụng khi DH thơ Đường? - Tiếp cận trong văn bản

- Tiếp cận những yếu tố ngoài văn bản - Tiếp cận theo hướng lịch sử chức năng - Ý kiến khác

ĐỀ KIỂM TRA

Đối với bài Tĩnh dạ tứ (Lý Bạch), hệ thống câu hỏi được chúng tôi xây dựng

như sau:

Câu 1: Cảm nhận của em khi học Tĩnh dạ tứ của Lý Bạch ?

A. Rất hứng thú B. Bình thường C. Không hứng thú

Câu 2: Em nhận thấy học bài thơ Tĩnh dạ tứ như thế nào?

A. Tác phẩm dễ học, dễ hiểu B. Tác phẩm hay nhưng khó học C. Bình thường

Câu 3: Để chuẩn bị cho bài học, các em thường làm gì?

A. Soạn bài theo hướng dẫn trong SGK

B. Đọc, tìm hiểu tác phẩm và các tài liệu liên quan ( SGK, Tài liệu tham khảo )

C. Ý kiến khác

... ... ...

Câu 4: Trong giờ học tác phẩm này, các em có phương pháp học như thế

nào?

A. Nghe thầy cô giảng, ghi chép

B. Nghe thầy cô hướng dẫn, phát biểu, trao đổi với các bạn C. Nghe giảng, về nhà tự học

Câu 5: Ấn tượng sâu sắc nhất của em về tác phẩm này là gì?

A. Cảnh thiên nhiên trong đêm trăng tĩnh lặng

B. Tình yêu quê hương thường trực của người con xa quê C. Nghệ thuật của tác phẩm

Câu 6: Theo em, tác phẩm này đã có những thành công gì về nghệ thuật?

A. Nghệ thuật đối

B. Ngôn ngữ giản dị mà tinh luyện C. Thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt

Câu 7: Sau khi học xong tác phẩm này, em có suy nghĩ gì?

... ... ... ... ... ... ... ...

Đối với bài Hồi hương ngẫu thư (Hạ Tri Chương), hệ thống câu hỏi

được chúng tôi xây dựng như sau:

Câu 1: Cảm nhận của em khi học Hồi hương ngẫu thư của Lý Bạch ?

A. Rất hứng thú B. Bình thường C. Không hứng thú

Câu 2: Em nhận thấy học bài thơ Hồi hương ngẫu thư như thế nào?

A. Tác phẩm dễ học, dễ hiểu B. Tác phẩm hay nhưng khó học C. Bình thường

Câu 3: Để chuẩn bị cho bài học, các em thường làm gì?

A. Soạn bài theo hướng dẫn trong SGK

B. Đọc, tìm hiểu tác phẩm và các tài liệu liên quan ( SGK, Tài liệu tham khảo )

C. Ý kiến khác

... ... ...

Câu 4: Trong giờ học tác phẩm này, các em có phương pháp học như thế

nào?

A. Nghe thầy cô giảng, ghi chép

B. Nghe thầy cô hướng dẫn, phát biểu, trao đổi với các bạn C. Nghe giảng, về nhà tự học

Câu 5: Ấn tượng sâu sắc nhất của em về tác phẩm này là gì?

A. Tình huống cười ra nước mắt

B. Tình yêu quê hương của người con xa quê lâu ngày, nay mới trở về quê hương

C. Nghệ thuật đối

Câu 6: Theo em, tác phẩm này đã có những thành công gì về nghệ thuật?

A.Nghệ thuật đối

B.Xây dựng tình huống tự nhiên, bất ngờ C.Giọng điệu thơ đa dạng, biến hóa

Câu 7: Sau khi học xong tác phẩm này, em có suy nghĩ gì? ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm tiếp cận đồng bộ tác phẩm văn chương vào dạy học thơ đường trong trường trung học cơ sở (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)