Phương hướng chung

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm tiếp cận đồng bộ tác phẩm văn chương vào dạy học thơ đường trong trường trung học cơ sở (Trang 55)

Trên cơ sở lý luận chung về tiếp cận đồng bộ đã trình bày ở trên, chúng tôi sẽ áp dụng vào dạy học thơ Đường với phương châm xem xét, đánh

giá tác phẩm ở nhiều góc độ, nhiều phương diện. Với tiêu chí lấy người học làm trung tâm, hướng vào đáp ứng nhu cầu của người học, giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh tiếp cận tác phẩm một cách đồng bộ, toàn diện. Đó là tiếp cận lịch sử lịch sử - xã hội, tiếp cận văn bản, tiếp cận chức năng. Bằng quy

trình thao tác cụ thể, khoa học và mang tính tổng hợp, giáo viên hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản, từ đó khám phá thế giới nghệ thuật của các tác phẩm thơ Đường. Quan điểm và phương thức tiếp cận đồng bộ được vận dụng trong cả quá trình dạy học mà không giới hạn bởi phần mục nào. Tất nhiên, việc áp dụng cần linh hoạt, chủ động sáng tạo cho hợp lý và hiệu quả.

* Hình thức và phương pháp tổ chức dạy học: Với mục tiêu hướng vào

đáp ứng nhu cầu của người học, lấy học sinh làm trung tâm nên trong giờ dạy, chúng tôi sử dụng đa dạng nhiều phương pháp dạy học như: đặt câu hỏi phát vấn, thuyết trình nêu vấn đề, tổ chức hoạt động nhóm,... Ngoài sách giáo khoa và các tài liệu cần thiết khác, chúng tôi sử dụng các phương tiện dạy học như phiếu học tập, bảng phụ, máy chiếu, tranh ảnh minh họa nhằm làm tăng tính sinh động cho giờ học.

* Tiến trình dạy học: Hai bài thơ Tĩnh dạ tứ và Hồi hương ngẫu thư

được diễn ra trong thời lượng 02 tiết (Tiết thứ 37 và 38 theo phân phối chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội). Chúng tôi thực hiện theo tiến trình chung của một giờ dạy học đọc hiểu văn bản, đó là Dẫn vào bài - Bài mới (mở đầu, nội dung bài dạy, củng cố ) – Dặn dò.

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm tiếp cận đồng bộ tác phẩm văn chương vào dạy học thơ đường trong trường trung học cơ sở (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)