Nắm vững đặc trưng thể loại thơ cổ điển

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm tiếp cận đồng bộ tác phẩm văn chương vào dạy học thơ đường trong trường trung học cơ sở (Trang 51)

2.1.4.1. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc qua tả hoặc kể

Các nhà thơ cổ điển phần lớn là những nhà thơ tâm hồn nặng những nỗi đời. Làm thơ với họ là mượn cảnh, mượn việc để kí thác tâm sự, bày tỏ nỗi lòng nhân thế. Từ đó thường xuất hiện trong thơ cổ điển hai tầng nghĩa: nghĩa bề mặt (nghĩa phản ánh) và nghĩa hàm ẩn (nghĩa biểu hiện), tương ứng với nó là bức tranh cảnh (hoặc việc) và bức tranh tâm trạng, trong đó tâm trạng của con người là mục đích chính của biểu cảm nghệ thuật. Khi dạy những tác phẩm thơ cổ điển, GV cần hướng dẫn HS tìm hiểu cả nội dung phản ánh (miêu tả, tự sự) và nội dung biểu hiện (biểu cảm). Trong vẻ đẹp cổ điển, các tác phẩm đều đạt tới giá trị thẩm mĩ cao ở cả hai nội dung trên. Có cảnh tượng ánh trăng trong đêm thanh tĩnh, nhưng từ đó là nỗi nhớ quê hương da diết của kẻ biền biệt xa nhà. Có sự việc trở về của người sau bao năm xa cách, nhưng tấm lòng quê không đổi mới là tâm sự được kí thác trong

Hồi hương ngẫu thư. Tâm trạng, tình cảm của con người trong thơ cổ điển mang tâm sự của chính tác giả. Trong Tĩnh dạ tứ là tấm lòng yêu quê hương sâu nặng của nhà thơ Lý Bạch. Trong Hồi hương ngẫu thư là nỗi ưu tư của

điển, tâm hồn cá thể đã ghi dấu ấn riêng trong nếp tình cảm đạo đức chung của con người. Đo đó, đọc thơ cổ điển, không chỉ hiểu mà người đọc còn có thể đồng cảm được với nỗi lòng tác giả.

2.1.4.2. Thể thơ tiêu biểu

Ngũ ngôn tứ tuyệt, thất ngôn tứ tuyệt, thất ngôn bát cú Đường luật... là thể thơ thường gặp trong thơ cổ điển. Đây là những thể thơ định rõ về câu, chữ, thanh, nhịp, vần, đối, gọi chung là thơ cách luật. Cách thức biểu đạt của thơ cổ điển sẽ được hình dung chủ yếu từ những phương diện tổ chức đặc biệt trong lời văn trong các hình thức cách luật này. Và hoạt động dạy học sẽ được tiến hành trên các dấu hiệu hình thức nổi bật đó trong văn bản.

Bài thơ Tĩnh dạ tứ và Hồi hương ngẫu thư là thể thơ có 4 câu thơ Thơ

tứ tuyệt là bài thơ được viết chỉ với hơn 20 chữ. Hình thức cô đọng thâm thúy của bài thơ tứ tuyệt là một thử thách lớn lao mà thi nhân phải đương đầu vì "ngôn bất tận ý" (lời không nói hết được ý ) và thi nhân phải dùng ngôn từ tương ứng như thế nào để có thể vừa miêu tả cảnh vật và diễn đạt một ấn tượng dạt dào, một cảm xúc lai láng. Thơ tứ tuyệt không khó làm nhưng để được dấu ấn thì không phải dễ. Đó là một thử thách với các nhà thơ.

Bài thơ Hồi hương ngẫu thư được viêt bằng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt (4 câu, mỗi câu 7 chữ) còn Tĩnh dạ tứ là thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt (4 câu, mỗi

câu 5 chữ) được viết theo hình thức “cổ thể” nên không bị những quy tắc chặt chẽ về niêm luật và đối ràng buộc. Cả hai tác giả đều thành công khi lựa chọn cho mình thể thơ phù hợp để vừa thể hiện được tài năng vừa bộc bộ cảm xúc của mình một cách chân thành, tự nhiên.

2.1.4.3. Ngôn ngữ: hàm súc, gợi cảm

Thơ Đường có đặc điểm là mạch kín (mạch kị lộ), ý tứ hàm ẩn. Từ ngữ, hình ảnh tưởng như cụ thể chân thực nhưng lại có sức gợi rất lớn. Nói về thiên nhiên nhưng là để nói đến con người, tả cảnh để ngụ tình; kể việc nhưng là để kí thác tâm sự, bày tỏ nỗi lòng nhân thế.

Trong bài thơ Tĩnh dạ tứ, hai câu thơ đầu có sức gợi rất lớn: ánh trăng

tròn, trăng sáng gợi nỗi nhớ nhà; hình ảnh con người nhỏ bé trong cái không gian rộng lớn, bàng bạc ánh trăng trong đêm khuya yên tĩnh gợi nỗi sầu, nỗi cô đơn. Trong hai câu thơ đầu, không có từ nào nói đến cái “tình” nhưng qua cách miêu tả, qua các tín hiệu ngôn ngữ ta đã thấy được nhà thơ có cách bộc lộ tình cảm rất riêng, kín đáo mà sâu nặng.

Trong bài Hồi hương ngẫu thư, không có từ nào, câu nào nói đến tình

cảm của tác giả dành cho quê hương nhưng thông qua việc kể về quãng thời gian xa quê, tả về sự thay đồi của hình hài qua thời gian và khẳng định sự không thay đổi của giọng nói đã cho chúng ta thấy được sự thủy chung, son sắt của tác giả đối với quê hương mình. Hai câu thơ cuối, nhà thơ kể lại một tình huống: “Nhi đồng tương kiến bất tương thức/ Tiếu vấn: Khách tòng hà xứ lai?”. Đây là một tình huống trớ trêu và bất ngờ. Tình huống này đã khiến nhà thơ như cười ra nước mắt. Mặc dù không có một từ nào diễn tả tâm trạng, cảm xúc của nhà thơ nhưng tình huống này lại gợi cho người đọc hình dung ra diễn biến tâm trạng của tác giả: Đầu tiên là sự bất ngờ và sau đó tâm trạng buồn tủi, bơ vơ, lạc lõng của một ông lão khi già mới quay trở về và bị coi là khách lạ ngay trên chính quê hương của mình.

Hàm súc và gợi cảm là một đặc tính ngôn từ trong thơ cổ điển. Chính vì vậy, khi hướng dẫn HS tìm hiểu tác phẩm GV cần hướng dẫn HS phát hiện và phân tích ngôn từ có giá trị biểu cảm cao trong văn bản. Chẳng hạn, trong

bài thơ Hồi hương ngẫu thư của Hạ Tri Chương, từ “hương âm” trong

“hương âm vô cải” gợi nhiều liên tưởng: giọng quê là giọng nói mang âm sắc riêng của một vùng quê, nhưng giọng quê còn là chất quê, hồn quê biểu hiện trong giọng nói của con người. Giọng quê không thay đổi, điều đó có nghĩa là vẫn giữ được bản sắc, chất quê, hồn quê trong con người. Đó chính là sự thủy chung, son sắt đối với quê hương của mình.

2.1.4.4. Nghệ thuật đối

Phép đối là yêu cầu quan trọng trong cách tổ chức lời thơ trong thơ cổ điển. Phép đối sẽ tạo nhạc điệu, nhịp điệu cho câu thơ và làm nổi bật mối tương quan giữa các sự vật. Đối trong câu thơ người ta gọi là tiểu đối còn đối giữa hai câu thơ với nhau là bình đối.

Trong bài thơ Hồi hương ngẫu thư, ở câu thơ thứ nhất “Thiếu tiểu li

gia lão đại hồi”, phép đối từ loại (thiếu tiểu > < lão đại, li > < hồi) và đối vế câu (thiếu tiểu li gia > < lão đại hồi) đã nêu bật ý nghĩa trở về của tác giả và tạo nhạc điệu cho câu thơ này. Câu thơ thứ hai: “Hương âm vô cải, mấn mao tồi” có sự đối lập về ý: đối lập giọng quê (cái không thay đổi) với tóc mai đã rụng (cái đã đổi thay). Sự đối lập này cho thấy sự nguyên vẹn, bền bỉ của tình cảm quê hương trong tâm hồn tác giả đồng thời cho người đọc thấy cả sự ngậm ngùi cho tuổi tác.

Trong bài thơ Tĩnh dạ tứ, tài năng của Lý Bạch được thể hiện rõ trong

việc sử dụng nghệ thuật đối: giữa câu 3 và câu 4 Cử đầu vọng minh nguyệt Đê đầu tư cố hương

Trong hai câu thơ này, phép đối đã đã được sử dụng rất hoàn chỉnh: xét về số lượng chữ, về cấu trúc ngữ pháp hay về từ loại ta đều thấy có sự cân xứng giữa hai câu thơ. Ở đây có hiện tượng trùng thanh, trùng chữ. Đó là chữ “đầu”. Hiện tượng này không xảy ra trong thơ Đường luật nhưng đây là một bài thơ cổ thể, các phép tắc niêm luật tự do hơn, do đó có sự trùng lặp này. Phép đối ở đây không chỉ chỉnh về hình thức mà còn chỉnh cả về nội dung. Phép đối này đã tạo nên hiệu quả nghệ thuật: thể hiện được tâm trang nhớ quê thường trực của tác giả.

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm tiếp cận đồng bộ tác phẩm văn chương vào dạy học thơ đường trong trường trung học cơ sở (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)