Ngải cứu Artemisia vulgris L

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm hình thái và sinh thái các loài cây làm phẩm mầu thực phẩm tại huyện Phù Yên, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh S ơn La (Trang 59)

Tên khác: Ngải diệp, Bắc ngải, Nhả ngải, Quá sú, Ngỏi, Co linh ly

Họ Cúc - Asteraceae Hình thái:

Cây thảo sống nhiều năm, cao khoảng 1m; thân có rãnh dọc. Lá mọc so le, xẻ nhiều kiểu, từ xẻ lông chim đến xẻ thùy theo đường gân, mặt trên xanh đậm, mặt dưới trắng xanh, có lông.

Hoa đầu màu lục nhạt, xếp thành chùy như bông, dài 2 - 10cm, đứng ở nách lá.

Mỗi hoa đầu rộng 3 - 4mm, Hình 16. Ngi cu- Artemisia vulgris L.

gồm hai loại hoa hình ống: hoa cái và hoa lưỡng tính. Quả bế không có mào lông. Trong cây có tinh loại dầu mà thành phần chủ yếu là cineol, tập trung nhiều ở cụm hoa, ở các chồi, Cây có mùi thơm đặc biệt.

Sinh thái:

Cây mọc hoang ở ven đường, bãi hoang nơi ẩm mát. Cũng được trồng trên quy mô nhỏ ở các vườn thuốc, vườn gia đình.

Ra hoa vào mùa hè - thu, nhưng thời vụ thay đổi tùy theo từng địa phương.

Phân bố:

Phân bố ở các miền ôn đới châu Âu, châu Á; Ở nước ta cây mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi, từ vùng thấp tới vùng núi cao, miền Bắc đến miền Nam.

Công dụng nhuộm mầu thực phẩm:

Lá và ngọn của cây ngải cứu được sử dụng làm chất nhuộm mầu thực phẩm. Hái lá, ngọn đun nấu nhừ, rửa sạch, giã nát pha với bột gạo làm bánh hoặc hái lá rửa sạch, vò lấy nước, lọc sạch xơ và lấy gạo ngâm với nước.

Công dụng khác:

Lá non và chồi non sử dụng làm rau ăn, cả cây được sử dụng làm thuốc chữa trị nhiều bệnh thông thường.

Nhận xét chung: Từ những thông tin trên, cho thấy kiến thức bản địa của các dân tộc huyện Quỳnh Nhai và huyện Phù Yên nói riêng và tỉnh Sơn La nói chung là rất phong phú và đa dạng, như là cùng một mầu có thể sử dụng các loài cây khác nhau để nhuộm.

4.3. Một số tri thức bản địa về các loài cây nhuộm mầu thực phẩm tại khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm hình thái và sinh thái các loài cây làm phẩm mầu thực phẩm tại huyện Phù Yên, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh S ơn La (Trang 59)