Nghệ đe n Curcuma zedoaria Rosecoe

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm hình thái và sinh thái các loài cây làm phẩm mầu thực phẩm tại huyện Phù Yên, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh S ơn La (Trang 48)

Tên khác: Nghệđăm (thái), Nghệ xanh, Ngải tím, Nga truật.

Họ Gừng - Zingiberaceae Hình thái:

Cây thảo cao đến 1,5m. Thân rễ hình nón có khía chạy dọc, mang nhiều củ có thịt màu vàng tái. Ngoài những củ chính, còn có những củ phụ có cuống hình trứng hay hình quả lê màu trắng. Lá có đốm đỏ ở gân chính, dài 30-60 cm, rộng 7- 8 cm. Cụm hoa ở đất, thường mọc trước khi có lá. Lá bắc dưới xanh nhợt, lá bắc trên vàng và đỏ. Hoa

vàng, môi lõm ởđầu, bầu có lông mịn.

Sinh thái:

Cây mọc hoang trong rừng và được trồng để làm thuốc.

Hình 8. Nghđen – Curcuma zedoaria Rosecoe

Phân bố:

Đây là loài bản địa của Ấn Độ và Indonesia. Ở Việt Nam cây được trồng phổ biến ở hầu hết các vùng miền.

Công dụng nhuộm mầu thực phẩm:

Củ nghệ được sử dụng làm chất mầu xôi đen. Củ nghệ rửa sạch, giã nhỏ sắc lấy nước ngâm gạo.

Công dụng khác:

Được dùng trong Y học cổ truyền như: Tăng cường tiêu hóa, điều kinh, chữa đau bụng, ăn uống không tiêu, nôn mửa, ho, bế kinh, kinh nguyệt không đều.

4.2.9. Cây Nhót - Elaeagnus latifolia L

Tên đồng nghĩa: Elaeagnus conferta Roxb.

Tên khác: Hồ Đồi Tử, Bất Xá, Lót (Tày, Thái).

Họ Nhót - Elaeagnaceae Hình thái: Cây bụi trườn 3 - 4m, tỏa rộng 5 - 6m, nhánh có thể vươn xa tới 2 - 3 m; tiết diện trồn mầu xám bạc có đóm vàng sét. Thân có nhiều gai nhọn dài 3- 5cm, đầu gai có thể chia nhánh hoặc không, có nhiều lông che chở hình khiên đường kính 0,1 - 0,3mm mầu trắng bạc hoặc vàng sét. Lá đơn mọc so le, phiến lá nguyên hình bầu dục, ngọn lá

hình mũi nhọn, gốc lá thuôn đều, dài 10 - 16cm, rộng 5 - 8cm, mặt trên lá mầu

xanh đậm có những đốm trắng bạc hoặc vàng sét nhiều ở các gân lá non.

Ở các lá già nhăn bóng, mặt dưới mầu trắng bạc rải rác những đốm nhỏ vàng sét; gân lá hình lông chim, gân chính nổi rõ, 5 - 6 cặp gân phụ không đối xứng cong ở ngọn. Cuống lá có rãnh, dài 1 - 1,5cm, mầu bạc có đốm vàng sét. Mầu trắng bạc hay vàng sét ở cuống lá và lá là do lông hình khiên tạo nên. Không có lá kèm. Cụm hoa gié ngắn mọc ở nách lá. Hoa mẫu 4, vô cánh, đều, lưỡng tính, mầu vàng chanh. Cuống hoa dài 1 - 1,2mm, mầu vàng chanh. Lá bắc hình bầu dục thuôn hơi cong vào trong dài 2 - 3mm, mặt trong có rãnh nông, mầu xám bạc, có nhiều lông hình khiên, tồn tại lâu. Đài hoa dính nhau thành ống hơi loe ở trên, dài 0,5 - 0,6cm, phía trên chia 4 phiến hình bầu dục đầu nhọn, dài 0,2 - 0,25cm, rộng 0,15 - 0,2cm mầu vàng chanh, có lông che chở hình khiên ở 2 mặt. Bộ nhị: 4 nhị, đều, đính trên miệng ống đài xen kẽ các lá đài; chi nhị dạng bản mỏng thẳng to ở dưới thuôn hẹp ở trên, dài 0,1 - 0,15cm, mầu vàng chanh, không lông; bao phấn 2 ô hình hạt đậu mầu nâu, mở dọc, hướng trong, đính giữa. Hạt phấn rời, hình cầu có 1 rãnh dọc, mầu trắng, đường kính 25 - 27,5µm. Bộ nhụy: 1 lá noãn, bầu dưới 1 ô, chứa 1 noãn, đính gốc, mặt ngoài có nhiều lông che chở hình khiên, đường kính 0,2 - 0,25cm; 1 vòi nhụy mầu trắng, có nhiều lông nhỏ ở gốc, hình trụ to ở gốc thuôn dần ở đỉnh, dài 0,25 - 0,3cm; đầu nhụy cong nhọn.

Phân bố:

Trên thế giới có khoảng 20 loài thuộc chi Elaeagnus. Ở Việt Nam có 4 - 5 loài. Cây được trồng ở một số nước nhiệt đới khác trong khu vực như: Lào, Campuchia, Thái Lan, đảo Hải Nam - Trung Quốc.

Sinh thái:

Nhót rụng lá hàng năm, cây mọc chồi mới vào đầu mùa xuân, có hoa và có quả trong cuối mùa xuân, cây nhót ưa sáng. Mùa ra hoa tháng 3 - 4, mùa quả tháng 4 - 5.

Công dụng nhuộm mầu thực phẩm:

Nhờ sự hiểu biết và kinh nghiệm của nhiều dân tộc, lá Nhót được dùng làm chất nhuộm mầu thực phẩm như làm bánh chưng đen. Lá nhót được rửa sạch, giã với tro rơm nếp, sau đó đun sôi, lọc lấy nước và đổ vào ngâm gạo.

Công dụng khác:

Chế phẩm lá nhót có tác dụng kháng khuẩn đối với nhiều chủng vi khuẩn G(-), G(+) như Shigela, Shigea. Trên động vật, ức chế quá trình viêm cấp tính mãn tính. Tăng cường sức co bóp của tử cung.

Dùng quả nhót để ăn tươi hoặc nấu canh chua. Lá, quả dùng để chữa lỵ trực khuẩn và tiêu chảy. Rễ nhót chữa thổ huyết, đau họng, nấu nước tắm, trị mụn nhọn.

4.2.10. Sau sau - Liquidambar formosana Hance (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tên đồng nghĩa: Liquidambar tonkinensis A. Chev.

Tên khác: Mạy sau (Tày); Sâu trắng; Bạch giao; Trao; Chao; cây cổ yếm; Chà phai (Mường); Mâng deng (Dao)

Họ tô hạp (Sau sau) - Altingiaceae (Hamamelidaceae R.Br.) Hình thái:

Cây lớn, cao 20 - 35m. Thân có vỏ dày, nứt nẻ. Cành non có lông rậm, sau nhẵn. Lá mọc so le, chia 3 thùy nông hình chân vịt, gốc tròn hoặc hình tim, đầu thuôn nhọn, mép khía răng đều; lá non màu hồng phủ nhiều lông hình sao. Hoa đơn tính, cùng gốc. Quả nang tập hợp thành quả phức hình cầu, đường kính 2 - 3cm, vòi nhụy tồn tại, hạt dẹt mầu cánh dán. Cũng có thể mọc trên đất xấu, khô cằn. Khả năng tái sinh chồi và hạt đều tốt. Dụng lá

Hình 10. Sau sau -

Liquidambarformosana Hance

Phân bố:

Phân bố ở châu Á, Bắc Mỹ, một số ít ở châu Úc, Madagasca và Nam Phi, các loài cổ sơ nhất tập trung ở Đông Nam Á. Việt Nam cây phân bố khá phổ biến ở các vùng núi và trung du. Tập trung nhất ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam Từ Lạng Sơn, Cao Bằng tới Hà Tây, Hòa Bình.

Công dụng nhuộm mầu thực phẩm:

Lá non dùng là rau ăn ghém và nhuộm mầu sôi. Hái lá bánh tẻ, lá non và vỏ giã nhỏ, đun sôi lấy, lọc lấy nước ngâm gạo 5-6 giờ rồi đồ xôi.

Công dụng khác:

Sau sau là cây lâm sản ngoài gỗ đa tác dụng. Gỗ qua xử lý dùng trong xây dựng, Lá quả, cành, rễđều được dùng làm thuốc trong Y học cổ tuyền. Nhựa Sau sau có giá bán trên thị trường.

4.2.11. Trám đen - Canarium tramdeum Dai & Yakovl.

Tên đồng nghĩa: Canarium nigrum (Lour.) Engl.; Pimela

nigra Lour; Canarium pimelaLeenh.

Tên khác: Bùi; cà na, Mác bây (Tày) Họ trám - Burseraceae

Cây gỗ lớn, thân tròn thẳng, đường kính ngang ngực có thể đạt tới 1m, cao 25-30m. ở miền bắc thông thường cây chỉ đạt 50-60 cm đường kính và 20-25 m chiều cao. Vỏ màu nâu nhạt, khi đẽo có nhựa màu nâu đen, hàm lượng nhựa ít hơn trám trắng.

Lá kép lông chim lẻ, không có lá kèm. Lá chét hình thuôn trái xoan, dài10-20 cm, rộng 4-7 cm. Nhiều lá chét, đầu và đuôi lệch rõ rệt, mặt dưới lá nhẵn. Tán lá dày, rậm màu xanh thẫm.

Hình 11. Trám đen - Canarium

tramdeum Dai & Yakovl.

Hoa tự chùm - xim viên chuỳ, thường dài hơn lá. Hoa có cuống dài 1,5 - 2,0cm. Cây ra hoa vào tháng 4 - 5. Quả hạch hình trái xoan, màu xanh, khi chín có màu tím đen.

Sinh thái:

Ưa đất sét hoặc đất sét pha, sâu, ẩm và thoát nước, pH 4,5 - 5,5. Ưa ánh sáng mạnh, cây con mấy tháng đầu ưa bóng nhẹ. Thường gặp ở các rừng nhiệt đới thường xanh, đọ cao từ 50 - 800m. Lúc non cần chê bóng, ưa sáng hoàn toàn khi trưởng thành. Ra hoa tháng 3 - 5, quả chín tháng 10 - 11.

Phân bố:

Phân bố khá rộng ở các tỉnh phía Bắc và phía Nam Việt Nam, từ Tuyên Quang Phú Thọ tới Nghệ An, Quảng Bình. Phía Nam Quảng Nam tới Khánh Hòa.

Công dụng nhuộm mầu thực phẩm:

Quả trám khi chín được dùng để tạo mầu cho xôi, lấy quả ỏm vào nước nóng, sau đó bóc vỏ lụa, tách bỏ hạt, dùng thịt quả trộn xôi sẽ có màu đen tím.

Cây có giá trị kinh tế: Gỗ nhẹ mềm, màu xám trắng giác lõi không phân biệt, có thể dùng làm nhà, đóng đồ dùng, gỗ dán lạng, bút chì, diêm, bột giấy…Có thể chích nhựa thắp sáng và sử dụng nhựa trám trong công nghệ vecni, sơn. Quả ăn được, hạt ép dầu làm nhân bánh. Đây là cây đa dụng, thích hợp trồng trong các vườn rừng, trại rừng theo phương thức nông lâm kết hợp.

4.2.12. Da thơm - Pandanus amaryllifolius Roxb.

Tên đồng nghĩa: Pandanus odorus Ridl. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tên Khác: (cây) Cơm nếp, Lá dứa

Họ Dứa dại - Pandanaceae Hình thái:

Là một loài thực vật dạng cây bụi miền nhiệt đới, cây cao đến 1- 4,5m, thân rộng 1 - 3cm, chia nhánh. Lá rất thơm, mùi dịu, không lông, xếp hình máng xối, dài 40 - 50cm, rộng 3 - 4cm, Lá cây Dứa thơm hình dải, hẹp và thẳng như lưỡi gươm tụm lại ở gốc như nan quạt. mép không gai, mặt dưới màu nhạt, có nhiều gân cách nhau cỡ 1mm.

Hình 12. Da thơm - Pandanus

amaryllifolius Roxb.

Sinh thái:

Cây ưa sáng, sinh trưởng quanh năm. Mùa hoa chưa rõ. Mọc thành bụi ở vùng núi, trung du, đồng bằng ; thường được gây trồng.

Phân bố:

Cây được gây trồng nhiều như thành phố Hồ Chí Minh, cò có ở Xri Lanka, Thái Lan, Mã Lai Á, Indonesia và Philippines.

Công dụng nhuộm mầu thực phẩm:

Lá dứa được sử dụng làm mầu cho bánh, lá dứa rửa sạch, giã nhuyễn lá, hòa với nước, lọc sạch xơ, đợi lắng, lấy phần bột lắng trộn với gạo.

Công dụng khác:

Lá dứa (miền Bắc gọi là lá nếp) cho màu xanh lá cây tươi, dịch chiết suất dễ tan trong nước, có độ bền màu ở nhiệt độ cao với thời gian dài và có mùi thơm rất dễ chịu, đặc trưng. Lá dứa được sử dụng làm thạch và một số nước giải khát. Lá dứa có thểđược hấp chín trực tiếp từ lá tươi hoặc xay nhỏ, vắt lấy nước để lấy màu. Hiện nay ở nước ta đã có nhiều vùng trồng ở qui mô lớn để lấy lá tươi xuất khẩu.

4.2.13. Gng - Zingiber officinale (Willd.) Roscoe

Tên đồng nghĩa : Amomum Zingiber L.

Tên khác: Gừng thuốc, Sinh khương

Họ Gừng - Zingiberacea Hình Thái:

Thân khí sinh là thân cỏ nhiều năm, cao khoảng 1 m. Thân rễ có khi phồng thành củ. Thân rễ (quen gọi là củ) không có hình dạng nhất định, phân nhánh trên một mặt phẳng, làm thành nhiều đốt, kích thước không đều, dài 3 - 7cm, dày 0,5- 1,5cm, mặt ngoài mầu Hình 13. Gng - Zingiber

trắng tro hay vàng nhạt, có vết nhăn dọc, ở đầu đốt có vết tích của thân cây đã rụng, trên các đốt có vết sẹo của các lá khô (vảy), vết bẻ mầu trắng tro hoặc ngà vàng, lõi tròn rõ, mùi thơm, vị cay nóng. Lá không cuống, mọc so le thành 2 dãy, hình ngọn giáo, thắt lại ở gốc, đầu nhọn dài 15 - 20cm, rộng 2cm, mặt trên mầu lục sẫm bóng, mặt dưới nhạt; gân lá song song. Bẹ nhẵn, có thể ôm vào nhau thành một thân giả. Lưỡi nhỏ dạng màng, nhẵn, chia 2 thùy cạn.

Sinh thái:

Cây ưa ẩm, ưa sáng. Cây trồng thường có hoa năm thứ 2. Chưa thấy cây có quả và hạt. Gừng trồng sau 1 năm nếu không thu hoạch sẽ có hiện tượng tàn lụi (phần trên mặt đất) qua đông. Thời gian sinh trưởng mạnh của cây trùng với mùa hè-thu nóng và ẩm. Gừng tái sinh dễ dàng bằng những đoạn thân rễ có nhú mầm, có thể trồng quanh năm nhưng tốt nhất vào mùa xuân. Ra hoa vào mùa hạ và mùa thu.

Phân bố:

Gừng là loại cây gia vị cổ điển được trồng ở nhiều nước trong vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, từ Đông Á đến Đông Nam Á và Nam Á. Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản là những nước trồng Gừng nhiều nhất thế giới. Ở Việt Nam, cây được trồng ở khắp các địa phương, từ vùng núi cao đến đồng bằng và ngoài các hải đảo.

Công dụng nhuộm mầu thực phẩm:

Lá gừng được lấy về làm chất nhuộm mầu xôi xanh, người dân hái lá gừng về giã nhuyễn, hòa với nước và lọc sạch xơ, để lắng, lấy phần bột lắng dưới đáy trộn với gạo nếp và đem xôi; hoặc hái gừng về rửa sạch vò lấy nước, lọc lấy nước ngâm với gạo nếp.

Công dụng khác:

Gừng tươi có tác dụng chống lạnh, giải cảm, tiêu đờm, giúp tiêu hóa tốt. Gừng khô có tác dụng ôn trung tán hàn. Gừng khô chữa đau bụng lạnh, kém tiêu, tiêu chảy. Vỏ gừng tiêu phù thũng.

Từ lâu, nhân dân ta đã biết dùng gừng tươi làm mứt, làm gia vị và cất tinh dầu làm thuốc. Một số món ăn thường dùng với gừng như.

4.2.14. Rau khúc - Gnaphalium affine D. Don

Tên đồng nghĩa: Gnaphalium multiceps DC.; G. luteoalbum L. var. multiceps (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(DC.) Hook.f.; Pseudognaphalium luteoalbum ssp. Affine (D.Don) Hilliard & Burtt

Tên khác: Rau khúc tẻ; Rau khúc vàng; hoàng nhung gần

Họ cúc - Asteraceae Hình thái:

Rau khúc là loài cây thảo sống hằng năm, thân mảnh, cao chừng 10-20cm, có lông trắng mềm. Lá thuôn hình dỉa, có mũi nhọn, với lông mịn trắng ở mặt dưới. Cụm hoa hình bông hay hình chuỳ mọc ở ngọn. Lá bắc thuôn hình trái xoan,hoa cái và

hoa lưỡng tính rất nhiều. Tràng hoa các mảnh có ba răng nhỏ, tràng hoa lưỡng tính phình to từ gốc đến đỉnh. Quả bế thuôn dài.

Sinh thái:

Rau khúc là cây một năm, mọc hoang dại ở các vùng nông thôn khắp nước ta, thường gặp trên các ruộng khô, bờ ruộng, ven đường.

Phân bố:

Nhiều nhất ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung từ Lai Châu, Sơn La, Hà Giang, Lạng sơn tới Đắc Lắc, Lâm Đồng. có ởở Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Philippines và một số nước khác.

Công dụng nhuộm mầu thực phẩm:

Lá non được dùng làm rau ăn và làm bánh. Hái thân, lá rửa sạch đem phơi khô, đun nhừ, giã nát, rồi rang lên khô pha với bột gạo nếp để làm bánh.

Công dụng khác:

Rau khúc được dùng làm thuốc, thường hái lá hoặc toàn cây, tốt nhất vào lúc trước khi cây ra hoa hoặc tuy đã có hoa nhưng chưa nở.

Hình 14. Rau khúc - Gnaphalium affine D. Don

4.2.15. Ring - Alpinia officinarum Hance

Tên đồng nghĩa: Languas officinarum (Hance) Farw., Languas officinarum

(Hance) Phamh., comb. superfl., Alpinia graminifolia D. Fang & G. Y. Lo,

Tên khác: Tên tiếng Việt: Riềng (thuốc); Lương khương, cao lương khương, Tiểu lương khương, Phong khương, có khá (Thái), kìm sung (Dao).

Họ gừng - Zingiberaceae Hình thái:

Cây thảo sống nhiều năm, cao 40 - 110cm; thân rễ mọc bò ngang, dài, hình trụ,mầu đỏ nâu. Lá không cuống, hình mũi mác hẹp, dài 20 - 30cm, rộng 1,2 - 2,5cm; hai đầu đều nhọn, bẹ lá dạng vẩy, lưỡi bẹ dạng vẩy nhọn.Cụm hoa hình chùy, mọc ở ngọn, dài 6 - 10cm, có lông mềm. Hoa mọc sít nhau, có lá bắc nhỏ.

Đài hình ống, có lông, chia 3 răng ngắn.

Tràng có ống ngắn, có lông ở cả hai mặt, có 3 thùy tù, lõm, thùy lưng lớn hơn. Bao phấn hình chữ nhật. Nhị lép hình dùi ngắn và tù. Cánh môi trắng có rạch mầu đỏ rượu vang, hình trứng. Bầu có lông, nhụy lép 2, hình bản dày, gần như vuông. Quả hình cầu, có lông, rộng 1cm, mầu hồng.

Sinh thái:

Cây mọc hoang dại và được trồng phổ biến ở Việt Nam. Mọc dưới tán rừng thưa nơi ẩm. Ra hoa quả vào tháng 4 - 9. Cây có khả năng tái sinh rất mạnh từ rễ củ.

Công dụng nhuộm mầu thực phẩm:

Lá Riềng có thể tạo ra mầu xanh, nên lá Riềng được dùng làm chất nhuộm mầu thực phẩm. Hái lá Riềng rửa sạch, cho lá vào luộc cùng nồi bánh; hoặc có

thể giã nát lá Riềng và hòa với nước, lọc sạch xơ, đợi lắng và lấy phần bột lắng dưới đáy trộn với gạo nếp.

Công dụng khác:

Được trồng khắp nơi để làm gia vị và làm thuốc kích thích tiêu hóa ăn ngon cơm, chữa đầy hơi, đau bụng, đau dạ dày, sốt rét, đi lỏng, trúng hàn nôn mửa.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm hình thái và sinh thái các loài cây làm phẩm mầu thực phẩm tại huyện Phù Yên, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh S ơn La (Trang 48)