Riền g Alpinia officinarum Hance

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm hình thái và sinh thái các loài cây làm phẩm mầu thực phẩm tại huyện Phù Yên, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh S ơn La (Trang 58)

Tên đồng nghĩa: Languas officinarum (Hance) Farw., Languas officinarum

(Hance) Phamh., comb. superfl., Alpinia graminifolia D. Fang & G. Y. Lo,

Tên khác: Tên tiếng Việt: Riềng (thuốc); Lương khương, cao lương khương, Tiểu lương khương, Phong khương, có khá (Thái), kìm sung (Dao).

Họ gừng - Zingiberaceae Hình thái:

Cây thảo sống nhiều năm, cao 40 - 110cm; thân rễ mọc bò ngang, dài, hình trụ,mầu đỏ nâu. Lá không cuống, hình mũi mác hẹp, dài 20 - 30cm, rộng 1,2 - 2,5cm; hai đầu đều nhọn, bẹ lá dạng vẩy, lưỡi bẹ dạng vẩy nhọn.Cụm hoa hình chùy, mọc ở ngọn, dài 6 - 10cm, có lông mềm. Hoa mọc sít nhau, có lá bắc nhỏ.

Đài hình ống, có lông, chia 3 răng ngắn.

Tràng có ống ngắn, có lông ở cả hai mặt, có 3 thùy tù, lõm, thùy lưng lớn hơn. Bao phấn hình chữ nhật. Nhị lép hình dùi ngắn và tù. Cánh môi trắng có rạch mầu đỏ rượu vang, hình trứng. Bầu có lông, nhụy lép 2, hình bản dày, gần như vuông. Quả hình cầu, có lông, rộng 1cm, mầu hồng.

Sinh thái:

Cây mọc hoang dại và được trồng phổ biến ở Việt Nam. Mọc dưới tán rừng thưa nơi ẩm. Ra hoa quả vào tháng 4 - 9. Cây có khả năng tái sinh rất mạnh từ rễ củ.

Công dụng nhuộm mầu thực phẩm:

Lá Riềng có thể tạo ra mầu xanh, nên lá Riềng được dùng làm chất nhuộm mầu thực phẩm. Hái lá Riềng rửa sạch, cho lá vào luộc cùng nồi bánh; hoặc có

thể giã nát lá Riềng và hòa với nước, lọc sạch xơ, đợi lắng và lấy phần bột lắng dưới đáy trộn với gạo nếp.

Công dụng khác:

Được trồng khắp nơi để làm gia vị và làm thuốc kích thích tiêu hóa ăn ngon cơm, chữa đầy hơi, đau bụng, đau dạ dày, sốt rét, đi lỏng, trúng hàn nôn mửa.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm hình thái và sinh thái các loài cây làm phẩm mầu thực phẩm tại huyện Phù Yên, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh S ơn La (Trang 58)