Tên đồng nghĩa: Liquidambar tonkinensis A. Chev.
Tên khác: Mạy sau (Tày); Sâu trắng; Bạch giao; Trao; Chao; cây cổ yếm; Chà phai (Mường); Mâng deng (Dao)
Họ tô hạp (Sau sau) - Altingiaceae (Hamamelidaceae R.Br.) Hình thái:
Cây lớn, cao 20 - 35m. Thân có vỏ dày, nứt nẻ. Cành non có lông rậm, sau nhẵn. Lá mọc so le, chia 3 thùy nông hình chân vịt, gốc tròn hoặc hình tim, đầu thuôn nhọn, mép khía răng đều; lá non màu hồng phủ nhiều lông hình sao. Hoa đơn tính, cùng gốc. Quả nang tập hợp thành quả phức hình cầu, đường kính 2 - 3cm, vòi nhụy tồn tại, hạt dẹt mầu cánh dán. Cũng có thể mọc trên đất xấu, khô cằn. Khả năng tái sinh chồi và hạt đều tốt. Dụng lá
Hình 10. Sau sau -
Liquidambarformosana Hance
Phân bố:
Phân bố ở châu Á, Bắc Mỹ, một số ít ở châu Úc, Madagasca và Nam Phi, các loài cổ sơ nhất tập trung ở Đông Nam Á. Việt Nam cây phân bố khá phổ biến ở các vùng núi và trung du. Tập trung nhất ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam Từ Lạng Sơn, Cao Bằng tới Hà Tây, Hòa Bình.
Công dụng nhuộm mầu thực phẩm:
Lá non dùng là rau ăn ghém và nhuộm mầu sôi. Hái lá bánh tẻ, lá non và vỏ giã nhỏ, đun sôi lấy, lọc lấy nước ngâm gạo 5-6 giờ rồi đồ xôi.
Công dụng khác:
Sau sau là cây lâm sản ngoài gỗ đa tác dụng. Gỗ qua xử lý dùng trong xây dựng, Lá quả, cành, rễđều được dùng làm thuốc trong Y học cổ tuyền. Nhựa Sau sau có giá bán trên thị trường.