Ga i Boehmeria nivea (L.) Gaudich

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm hình thái và sinh thái các loài cây làm phẩm mầu thực phẩm tại huyện Phù Yên, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh S ơn La (Trang 47)

Tên đồng nghĩa: Urtica nivea L.

Tên khác: Lá gai, Trữ ma, Gai tuyết, Chiều đủ (Dao), Bâu pán (Tày), hạc

Co pán (Thái), Gai làm bánh… Họ Gai - Urticaceae Hình thái: Cây sống lâu năm, có thể cao tới 1,5-2m vỏ có nhiều sợi dai, dính nhớt, có gốc hoá gỗ. Lá lớn, mọc so le, hình tim, dài 7-15cm, rộng 4-8cm, mép có răng cưa, đáy lá hình tim hay hơi tròn, mặt dưới trắng vì có nhiều long trắng, mặt trên có màu lục sẫm, ráp, có 3 gân từ cuống phát ra. Hoa đơn tính cùng gốc. Hoa đực có 4 lá đài và 4 nhị. Hoa cái có đài hợp và chia làm 3 răng. Quả bế mang đài tồn tại.

Sinh thái:

Cây ưa sáng và ẩm, thường mọc ở các thung lũng ẩm vùng núi đá vôi trồng trong vườn hoặc mọc bán hoang dại ở ven làng. Là loài cây có khả năng tái sinh chồi rất mạnh. Cây trồng, mỗi năm có thể khai thác từ 2 đến 4 lần và có thể tái sinh liên tục trên 15 năm mà không cần trồng lại.

Phân bố:

Loài này được trồng phổ biến hoặc bán hoang dại ở đồng bằng và miền núi như: Lào Cai, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Hà Tây (Ba Vì, Balanasa 2500, LE), Hà Nội v. v...

Công dụng nhuộm mầu thực phẩm:

Lá làm bánh thường gọi là bánh gai, có màu xanh đen hay đen. Lấy lá phơi khô rồi rửa sạch, sau đó đem ninh nhừ rồi vớt ra rửa sạch, giã nát vắt hết nước, đem rang khô sau đó trộn với bột gạo nếp để làm bánh gai.

Công dụng khác:

Làm thuốc. Rễ dùng chữa cảm cúm, sởi, bị sốt cao, nhiễm trùng đường tiết niệu, viên thận phù thũng, ho ra máu, đái ra máu, trĩ chảy máu, rong kinh, động thai; dùng ngoài trịđòn ngã tổn thương, đụng giập bầm máu, đinh nhọt. Lá dùng ngoài chữa vết thương chảy máu, sâu bọđốt, rắn cắn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm hình thái và sinh thái các loài cây làm phẩm mầu thực phẩm tại huyện Phù Yên, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh S ơn La (Trang 47)