Đổi mới nội dung và đa dạng hóa các phương pháp giáo dục

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức môi trường cho sinh viên Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung hiện nay (Trang 56)

thường xuyên đến công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nội dung về giáo dục môi trường nên coi đó như một hoạt động chuyên môn trong trường. Bên cạnh đó, cần nghiêm khắc phê bình, xử lý các hiện tượng buông lỏng hoặc xem nhẹ công tác giáo dục môi trường; đồng thời chú trọng việc nêu gương và nhân rộng điển hình những tập thể, cá nhân có những sáng kiến hay, cách làm tốt, hiệu quả trong công tác giáo dục môi trường. Phát huy hết thế mạnh của mỗi chủ thể, phối hợp hành động giữa các chủ thể tạo thành sức mạnh tổng hợp thì hiệu quả của việc giáo dục đạo đức môi trường cho sinh viên sẽ được nâng lên, qua đó góp phần vào việc bảo vệ môi trường vì sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội của đất nước.

2.2.2. Đổi mới nội dung và đa dạng hóa các phương pháp giáo dục đạo đức môi trường đạo đức môi trường

Theo chúng tôi, việc giáo dục đạo đức môi trường cho sinh viên trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung cần được tiến hành theo các nội dung và phương pháp sau sau:

Thứ nhất, tăng cường giáo dục đạo đức môi trường trong chương trình

học của nhà trường bằng cách lồng ghép vào các bài giảng, môn học và kết hợp với các môn học khác để chuyền tải thông điệp đến cho sinh viên.

Ô nhiễm môi trường là một trong những vấn đề cấp bách hiện nay, nó đe dọa đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu và nhiều hệ lụy khác mà con người phải gánh chịu. Giáo dục cho sinh viên đạo đức bảo vệ môi trường là một giải pháp bảo vệ môi trường trong tương lai.

Hiện nay, cuộc sống đang phát triển ngày càng hiện đại, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, tuy nhiên, đối lập với nó, tình trạng ô nhiễm môi trường lại có những diễn biến phức tạp. Ô

53

nhiễm môi trường đang là vấn đề không chỉ riêng một vùng nào, mà ở khắp nơi, cả nông thôn, thành thị, miền núi, miền biển, cả các nguồn nước và không khí.

Để khắc phục những hậu quả này phải cần một thời gian dài, liên tục, ngay từ bây giờ và tốn kém nhiều công sức và tiền của. Do đó, bảo vệ môi trường không tách khỏi việc giáo dục đạo đức bảo vệ môi trường, nhất là cho sinh viên. Hiện nay, vấn đề giáo dục đạo đức, trang bị kiến thức về bảo vệ môi trường trong nhà trường chưa được chú trọng đúng mức, bảo vệ môi trường chưa được xem là một môn học. Bộ môn này mới chỉ được lồng ghép trong các môn sinh học, giáo dục chính trị, địa lý, một số môn liên quan như bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và một số tiết học ngoại khóa. Một số cuộc thi bảo vệ môi trường đã được tổ chức trong trường học, song nhìn chung, vẫn còn mang nặng tình hình thức, thời lượng giáo dục như vậy là chưa đủ để hình thành ý thức và hành vi đạo đức môi trường cần thiết cho sinh viên. Do vậy, ý thức đạo đức bảo vệ môi trường vì thế chưa hình thành rõ nét trong tầng lớp sinh viên hiện nay.

Để công tác giáo dục đạo đức bảo vệ môi trường trong nhà trường mang lại hiệu quả, khi giáo dục bảo vệ môi trường chưa thể là một môn học thì cần giáo dục cho sinh viên bắt đầu từ những việc làm, hành động nhỏ nhất như trồng và chăm sóc cây xanh, vệ sinh trường lớp; tổ chức các diễn đàn về môi trường để sinh viên tham gia một cách dân chủ; giáo dục cho sinh viên có ý thức tiết kiệm năng lượng như điện và nước...

Cùng với việc lồng ghép kiến thức bảo vệ môi trường trong các bài giảng, giáo viên cần làm gương cho sinh viên trong việc bảo vệ môi trường, khuyến khích sinh viên tự giám sát việc bảo vệ môi trường của nhau, từ đó nhắc nhở, tuyên dương kịp thời các hành vi, hoạt động thân thiện với môi trường. Nhà trường cũng cần ban hành những quy định cụ thể về bảo vệ

54

cảnh quan môi trường lớp học, nhà trường, đường phố, nơi cư trú...đưa ý thức đạo đức bảo vệ môi trường thành một tiêu chí để đánh giá, xếp loại giáo viên, sinh viên.

Thứ hai, tăng cường những điều kiện vật chất cần thiết cho việc bảo vệ

môi trường như: thùng đựng rác, pano,áp phích, biển cấm, biển phạt đối với các hành vi vi phạm. Đây là những điều kiện cần thiết và tác động trực tiếp đến hành vi bảo vệ môi trường. Trong nhà trường hiện nay rất ít khi bắt gặp các pano, áp phích, biển cấm, biển phạt đối với các hành vi vi phạm về môi trường. Có lẽ những nhà quản lý cho rằng sinh viên đã đủ khả năng tự giác để thực hiện các hành vi bảo vệ môi trường. Nhưng trên thực tế không như vậy, nhiều hành vi không mang tính bảo vệ môi trường vẫn diễn ra trong và ngoài sân trường do sinh viên thực hiện.

Thứ ba, tăng cường xử phạt các hành vi gây ô nhiễm môi trường. Đối

với sinh viên hiện nay đây là biện pháp cần thiết. Điều đáng chú ý là có nhiều sinh viên coi nhẹ các biện pháp đưa đạo đức môi trường vào đánh giá đạo đức và nhân cách của các em, đề cao vai trò của dư luận xã hội.

Thứ tư, tăng cường số lượng giáo viên được đào tạo về lĩnh vực môi trường, pháp luật môi trường, đạo đức môi trường; đồng thời phát triển các công cụ phục vụ giảng dạy về môi trường và đạo đức môi trường.

Thứ năm, xây dựng chương trình, tổ chức các hoạt động ngoài giờ

lên lớp.

Giáo dục đạo đức môi trường thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm hình thành và phát triển kĩ năng hành động trong môi trường của sinh viên, từ đó tạo nên một lối sống có đạo đức, có trách nhiệm và thân thiện với thiên nhiên. Có rất nhiều hình thức hoạt động, các hình thức này cũng là môi trường lý tưởng cho việc đổi mới phương pháp dạy và học nếu được tổ chức

55

tốt. Bởi lẽ, chúng không bị khống chế về thời gian như trong các bài học chính khóa; hoạt động dưới các hình thức phong trào tập thể có sự ủng hộ và giúp đỡ của cộng đồng, nhà trường, giáo viên, tổ chức đoàn, hội sinh viên; hoạt động theo phương thức tự chọn [20].

Có thể tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp như sau:

Tổ chức các cuộc thi: Hoạt động này nhằm kích thích hoạt động tâm lý

tích cực của sinh viên. Sinh viên rất muốn có cơ hội khẳng định mình trong các hoạt động này. Phần thưởng hay lời động viên trong các cuộc thi cũng góp phần giúp người tham gia tích cực hơn vào các hoạt động. Các cuộc thi tìm hiểu có thể khai thác theo nhiều chủ đề khác nhau về môi trường xung quanh, về các cuộc thi văn nghệ, đóng vai, biểu diễn...

Tổ chức các thí nghiệm theo dõi dài ngày: trong hoạt động này, sinh

viên với vai trò như một nhà nghiên cứu triển khai các bước: xác định mục tiêu, địa điểm, phương pháp, cách thu thập và xử lý thông tin, đưa ra các quyết định môi trường. Một số thí nghiệm có thể kéo dài vài ngày, vài tuần thậm chí vài tháng, có thể tiến hành ngay trong trường hoặc địa phương như thí nghiệm chu trình biến thái sâu bọ, do tiếng ồn, ô nhiễm và bụi, rác thải trên đường phố, xung quanh trường...

Tổ chức các hoạt động xanh: Câu lạc bộ xanh, biểu diễn thời trang xanh...Vai trò trách nhiệm cá nhân và cộng đồng được khẳng định thông qua các hoạt động này. Các loại hình câu lạc bộ trồng cây, chăm sóc cây xanh, không ăn thịt thú hoang dã... sẽ đạt hiệu quả cao nếu biết cách tổ chức và thực hiện tốt.

Tổ chức tham quan, dã ngoại: Đây là cơ hội tốt để trau dồi tình cảm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đối với thiên nhiên, đáp ứng tâm lý tò mò ham hiểu biết của sinh viên. Các hoạt động này sẽ đạt hiệu quả cao, nếu biết tổ chức sinh viên như một đoàn

56

nghiên cứu. Quan sát, thu thập thông tin, xử lý thông tin và các kết quả được trình bày trước các nhà quản lý.

Tổ chức các chiến dịch môi trường: hình thức chiến dịch không chỉ tác

động đến sinh viên mà tới cả cộng đồng. Chính trong các hoạt động này, sinh viên mới óc cơ hội khẳng định mình trong cộng đồng, qua đó hình thành và phát triển ý thức “mình vì mọi người, mọi người vì mình”. Các chiến dịch thường mang tính định hướng cao như: Sống tiết kiệm vì môi trường bền vững, Hãy chia sẻ cùng mọi người, Vì một thế giới sạch, Vì màu xanh quê hương,...

Tổ chức các hoạt động văn nghệ: các hình thức ca, múa, nhạc mang nội

dung giáo dục môi trường sẽ có giá trị cao nếu được tổ chức tốt.

Những hoạt động như vậy sẽ tạo ra những hiệu ứng tích cực nhiều mặt tới ý thức, tình cảm và hành động của sinh viên. Sự chủ động và tích cực tham gia vào các hoạt động đó vừa tạo ra điều kiện để mỗi người sinh viên nâng cao ý thức và hành vi đạo đức môi trường của bản thân; đồng thời đó cũng là chỉ báo đánh giá sự phát triển đạo đức môi trường ở người sinh viên.

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức môi trường cho sinh viên Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung hiện nay (Trang 56)