Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung hiện nay
2.1.1. Những thành tựu giáo dục đạo đức môi trường cho sinh viên trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Giáo dục đạo đức môi trường là một quá trình thông qua các hoạt động giáo dục chính quy và không chính quy, giáo dục trong nhà trường và ngoài nhà trường làm cho con người có sự hiểu biết về môi trường, kỹ năng và giá trị về nhân cách trong ứng xử với môi trường, tạo điều kiện cho họ tham gia vào phát triển một xã hội bền vững về sinh thái. Để việc đưa giáo dục đạo đức môi trường vào nhà trường đạt kết quả mong muốn, quá trình triển khai sẽ thực hiện theo đường hướng được xác định và phải đảm bảo nguyên tắc, mục tiêu, nội dung với những phương pháp thích hợp.
Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung là một trong ba trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường, chuyên đào tạo những cán bộ quản lý môi trường của cả nước. Trong thời gian qua, nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường, vấn đề giáo dục ý thức đạo đức, trách nhiệm bảo vệ môi trường cho sinh viên đã được Đảng ủy, Ban giám hiệu nhà trường quan tâm chỉ đạo sát sao, Đoàn thanh niên và Hội sinh viên tổ chức các hoạt động cụ thể và sinh động nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt động ngoại khóa về giáo dục môi trường. Vì vậy, công tác giáo dục đạo đức môi trường cho sinh viên trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường Miền trung đã đạt được những thành tựu to lớn. Dưới đây, chúng tôi sẽ trình
32
bày và phân tích những hoạt động cụ thể của các chủ thể trong giáo dục đạo đức môi trường cho sinh viên trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung trong thời gian qua.
- Về phía Đảng ủy và Ban giám hiệu nhà trường:
Là cơ sở đào tạo cán bộ làm công tác trong lĩnh vực quản lí, bảo vệ tài nguyên và môi trường, trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung luôn quán triệt tinh thần của các văn bản thể hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về bảo vệ môi trường và về giáo dục môi trường nói chung, giáo dục đạo đức môi trường nói riêng trong toàn bộ các hoạt động của nhà trường từ giảng dạy chuyên môn, nghiệp vụ đến giáo dục đạo đức, nhân cách, tổ chức các hoạt động chính trị - xã hội có ý nghĩa giáo dục đạo đức, đạo đức môi trường cho sinh viên.
Như chúng ta biết, ngày 17/10/2001, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1363/QĐ-TTG phê duyệt Dự án "Đưa nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục Quốc dân"; nhằm giáo dục học sinh, sinh viên các cấp học, bậc học, trình độ đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân có hiểu biết về pháp luật và chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về bảo vệ môi trường, có kiến thức về môi trường để tự giác, tự nguyện thực hiện bảo vệ môi trường; ngày 15/11/20004, Bộ Chính trị ra Nghị quyết 41/NQ/TW về "Bảo vệ môi trường trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước". Theo đó, bảo vệ môi trường được xác định là một trong những vấn đề sống còn của nhân loại; là nhân tố đảm bảo sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của nhân dân; góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế – xã hội, ổn định chính tri, an ninh quốc gia và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta; bảo vệ môi trường là quyền lợi và nghĩa vụ của mọi tổ chức, mọi gia đình và của mỗi người, là biểu hiện của nếp sống văn hóa, đạo đức, là tiêu chí quan
33
trọng của xã hội văn minh và là sự nối tiếp truyền thống yêu thiên nhiên, sống hài hòa với tự nhiên của ông cha ta…
Quán triệt tinh thần đó, hàng năm vào đầu năm học mới, thực hiện quy chế học sinh, sinh viên của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đảng ủy và Ban giám hiệu nhà trường đã thống nhất tổ chức triển khai tuần công dân học sinh sinh viên đầu khóa, nhằm phổ biến nội quy, quy chế cho học sinh, sinh viên mới, trong đó bao gồm cả những quy định về lao động vệ sinh môi trường, công tác bảo vệ môi trường của nhà trường. Thực hiện giáo dục về môi trường, trong môi trường nhằm tới giáo dục vì môi trường. Giáo dục về môi trường nghĩa là trang bị các kiến thức về môi trường, về các yếu tố cấu thành môi trường và mối quan hệ giữa chúng với nhau, cung cấp những hiểu biết về hệ thống tự nhiên và hoạt động của nó, những hiểu biết về tác động của con người tới môi trường. Giáo dục trong môi trường nghĩa là xem môi trường thiên nhiên hoặc nhân tạo như một địa bàn, một phương tiện để giảng dạy, học tập, nghiên cứu. Giáo dục vì môi trường nghĩa là trên cơ sở các tri thức được trang bị đi tới xây dựng ý thức quan tâm và trách nhiệm, hình thành các quan niệm giá trị nhân cách, đạo đức đúng đắn, thái độ ứng xử tích cực, xây dựng động cơ và kỹ năng tham gia cải thiện môi trường. Với cách tiếp cận này, môi trường đã trở thành “Phòng thí nghiệm thực tế” đa dạng, sinh động cho người dạy và người học, sinh viên hứng thú, hiệu quả học tập cao hơn.
Vì vậy, lãnh đạo nhà trường đã tập trung giáo dục những kiến thức về môi trường cho sinh viên. Song đó mới chỉ là một mặt của mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường. Điều cần đạt là sinh viên, từ sự hiểu biết đó, họ sẽ chủ động và tích cực tham gia vào các hoạt động tác động đến môi trường; có thái độ ứng xử thân thiện với môi trường, có kỹ năng thực hành, phương pháp hành động độc lập, khả năng ra quyết định phù hợp, ứng xử có hiệu quả vấn đề môi trường. Qua đó hình thành và phát triển giá trị nhân cách, đạo đức
34
trong thái độ ứng xử và hành động trước vấn đề môi trường. Trong quá trình học tập, sinh viên có thêm những hiểu biết về vấn đề môi trường và phát triển bề vững ở địa phương, quốc gia, khu vực, quốc tế và tiến dần tới khả năng xem xét vấn đề môi trường hiện tại và tương lai, định hướng hành động của cá nhân cho phù hợp với yêu cầu phát triển môi trường bền vững.
Ngày 25 tháng 5 năm 2010, Bộ Tài nguyên và Môi trương đã có Quyết
định số 921/QĐ-BTNMT về việc phê duyệt nội dung và dự toán Dự án “Điều
tra, khảo sát, đánh giá phục vụ cho việc xây dựng mô hình bảo vệ môi trường và giáo dục, truyền thông nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường – thí điểm
tại một số tỉnh Duyên hải miền Trung”. Để thực hiện mục tiêu phát triển bền
vững, xem kinh tế biển là mũi nhọn, đồng thời đáp ứng được các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã giao cho trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung là đơn vị chủ trì dự
án này.Ban phụ trách tổng đội Thanh niên tình nguyện bảo vệ môi trường của
trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung được thành lập theo Quyết định số 218/QĐ- TCĐMT ngày 30 tháng 6 năm 2010. Đội viên Đội thanh niên tình nguyện bảo vệ môi trường là các học sinh, sinh viên Khoa Môi trường trường Cao đẳng Tài nguyện và Môi trường miền Trung; đã qua phỏng vấn và trải qua một giai đoạn thử thách, có kiến thức về lĩnh vực môi trường, trách nhiệm và tâm huyết, tình nguyện bảo vệ môi trường vì cuộc
sống cộng đồng. Đội viên Đội thanh niên tình nguyện bảo vệ môi trường
được hỗ trợ thường xuyên; được trang bị đồng phục; được tham dự các chương trình tình nguyện, các chiến dịch ra quân bảo vệ môi trường, các chương trình tập huấn về Luật bảo vệ môi trường, phương pháp truyền thông bảo vệ môi trường, kĩ năng hoạt động phong trào, các kiến thức chuyên môn được tổ chức tại trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung và các địa phương triển khai dự án. Đây chính là hạt nhân quan trọng trong quá
35
trình triển khai thực hiện các hoạt động ra quân bảo vệ môi trường tại 07 tỉnh duyên hải miền Trung (Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa).
Nội dung hoạt động: các hoạt động cụ thể như thảo luận nhóm về vấn đề môi trường, các hoạt động tham gia làm vệ sinh, bảo vệ môi trường trong khuôn viên nhà trường và của địa phương nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết về bảo vệ môi trường của sinh viên. Đội sinh viên tình nguyện bảo vệ môi trường của trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung được tham gia trong các đợt lễ ra quân bảo vệ môi trường tại 7 tỉnh duyên hải miền Trung; góp phần cung cấp các kiến thức thực tế cho sinh viên để các em có thể tự tin và làm tốt công việc trong công tác truyền thông bảo vệ môi trường sau này.
Biện pháp duy trì: Sau khi thực hiện xong các công việc, nhiệm vụ của Dự án; Đội sẽ hoạt động dưới sự phụ trách, quản lý của Đoàn trường; luôn sẵn sàng đảm nhận, xung kích, tình nguyện bảo vệ môi trường vì cuộc sống cộng đồng.
Những hoạt động như vậy không chỉ nhằm thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao mà còn là môi trường, điều kiện thuận lợi qua đó giáo dục ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường và quan hệ đạo đức với môi trường cho sinh viên.
-Về phía Đoàn thanh niên, Hội sinh viên:
Thực hiện những nhiệm vụ chính trị được Đảng ủy và Ban giám hiệu giao phó, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên của nhà trường đã tổ chức nhiều hình thức hoạt động có ý nghĩa giáo dục môi trường và đạo đức môi trường cho sinh viên thông qua câu lạc bộ, các hội thi.
Câu lạc bộ là một trong những hình thức hoạt động thu hút được nhiều
36
Có nhiều sinh viên tham gia nên theo sở thích mà chia học sinh theo từng nhóm. Ví dụ, nhóm sinh viên tham gia bảo vệ thực vật “yêu cây xanh”. Mỗi nhóm mang tên một loài vật hoặc cây mà sinh viên yêu thích. Ban phụ trách câu lạc bộ do các thành viên bầu ra, cùng giáo viên, Đoàn, Hội sinh viên đã tổ chức triển khai các hoạt động. Mỗi câu lạc bộ đã xây dựng bản cam kết hoặc điều lệ. Bản cam kết hoặc điều lệ do các thành viên của câu lạc bộ thảo luận chung và thống nhất, có chữ ký của tất cả các thành viên. Sau khi hình thành tổ chức, nhóm phụ trách đã xây đựng kế hoạch và báo cáo với Ban Giám hiệu để nhà trường ủng hộ và cho phép thực hiện. Câu lạc bộ sinh hoạt mỗi tuần một lần. Trong các buổi sinh hoạt, ngoài việc thảo luận các hoạt động theo kế hoạch đã tổ chức các trò chơi để tạo sự hứng thú cho sinh viên.
Các cuộc thi tìm hiểu, sáng tác theo chủ đề về môi trường cũng là một
hình thức giáo dục có hiệu quả. Tham gia cuộc thi không chỉ giúp cho sinh viên hiểu sâu hơn các vấn đề môi trường mà quan trọng hơn là tạo nên những ý tưởng sáng tạo và họ tự do biểu đạt ý kiến của mình. Căn cứ vào mục tiêu mà lựa chọn chủ đề cho cuộc thi. Ví dụ, cuộc thi sử dụng phế thải để làm đồ chơi hoặc vật trang trí, đồ dùng học tập, cuộc thi “Nước đủ dùng cho hôm nay
và tiết kiệm cho ngày mai”,…Tham gia hội thi về Bảo vệ môi trường do Thị
xã Bỉm Sơn tổ chức năm 2010, tham gia mít tinh cùng các đơn vị trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn nhân ngày Môi trường thế giới 5/6/2012, tham gia bài dự thi tìm hiểu về môi trường do thị xã Bỉm Sơn phát động năm 2012, hàng năm các khoa trong trường đều tổ chức các hoạt động thiết thực hưởng ứng ngày môi trường thế giới: Dọn vệ sinh, văn nghệ, tiểu phẩm về môi trường, tập huấn về chủ đề môi trường theo các năm.
Thi đố vui hiểu biết về môi trường. Nội dung của cuộc thi bao gồm hiểu
biết về các vấn đề sau: Quan điểm của Đảng về vấn đề môi trường toàn cầu, khu vực, quốc gia lãnh thổ và từng địa phương; Chủ trương, chính sách của
37
Đảng và Nhà nước về vấn đề môi trường, bảo vệ môi trường và sự phát triển bền vững của quốc gia và trên thế giới; Luật Bảo vệ môi trường; Hiểu biết của sinh viên về những vấn đề môi trường hiện nay: con người, tài nguyên, khai thác, sử dụng tài nguyên, những vấn đề về ô nhiễm môi trường, phát triển bền vững, các biện pháp để hạn chế, khắc phục và duy trì ổn định, phát triển bền vững của môi trường; Nhận thức và thể hiện bằng hành động của sinh viên với môi trường toàn cầu, với đất nước Việt Nam và khu vực địa phương nơi trường đóng; Sự quan tâm của sinh viên với những vấn đề đã và đang nảy sinh hiện nay về môi trường, ô nhiễm môi trường, các biện pháp bảo vệ môi trường, giáo dục bảo vệ môi trường trong các trường học các cấp học từ phổ thông đến cao đẳng, đại học; Những vấn đề khác có liên quan đến môi trường.
Thi tiểu phẩm tuyên truyền giáo dục bảo vệ môi trường. Nội dung thi
phong phú, đa dạng về thể loại và hình thức tổ chức: Tiểu phẩm tuyên truyền về môi trường xanh, sạch, đẹp; Tiểu phẩm nhằm phê bình, cảnh báo tác hại của việc sử dụng các loại chất hoá học cho cây trồng, vật nuôi và môi trường sinh thái…; Tiểu phẩm về khai thác tài nguyên: nước, đất, rừng, thú hoang dã…làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái và sự phát triển bền vững; Tiểu phẩm về sự phát triển dân số, thất nghiệp, đói nghèo, tệ nạn xã hội…; Tiểu phẩm về sự phát triển công nghiệp, đô thị hoá, phát triển của giao thông làm ảnh hưởng lớn đến môi trường, làm mất tính ổn định của môi trường; Tiểu phẩm về thời trang, hoá trang…nhằm tuyên truyền về việc tiết kiệm, tái chế, tái sử dụng.
Tổ chức các hoạt động giữ gìn vệ sinh môi trường trong khuôn viên nhà trường, nơi ở, nơi cư trú cũng là một hình thức giáo dục bảo vệ môi trường và đạo đức môi trường hiệu quả. Thông qua các hoạt động, sinh viên hiểu được giá trị của lao động, nhân thức được rằng, dù còn sinh viên vẫn góp phần cải thiện môi trường. Đồng thời, qua lao động sinh viên thấy được hiệu quả cụ thể của việc mình tham gia, tạo nên sự hứng khởi. Đây là hoạt động
38
thường xuyên trong tuần, trong tháng cùng với các hoạt động lao động khác nhằm hình thành ý thức, thói quen cho sinh viên giữ gìn vệ sinh trường, lớp, nơi ở sạch đẹp, thoáng mát. Hàng trăm sinh viên được chia thành từng đội, nhóm thực hiện công việc đã được phân công có sự giám sát, đánh giá xếp loại sau từng buổi hoạt động của các thành viên tổ vệ sinh môi trường.
Các hoạt động giữ gìn vệ sinh môi trường bao gồm: Chăm sóc cây xanh, hoa cảnh, cây cảnh trong khuôn viên nhà trường: Làm cỏ, cắt tỉa lá vàng, cành khô, vun đất, cho phân bón…; Quét dọn và thu gom rác thải trong và ngoài khuôn viên nhà trường: sân trường, đường đi, khu vui chơi giải trí, quanh khu làm việc, ký túc xá sinh viên,…trước cổng trường, vỉa hè dọc hành lang của trường, đường lộ trước trường, khuôn viên công cộng,…; Bảo vệ, giữ gìn nguồn nước, vệ sinh cống thoát nước, hệ thống nước thải; Quét dọn phòng học, lau chùi bàn ghế, bảng của phòng học, bàn ghế cửa phòng làm việc nhà công vụ,…; Tổ chức phát quang, làm thông thoáng môi trường sống.