Nâng cao hơn nữa nhận thức và trách nhiệm của các chủ thể

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức môi trường cho sinh viên Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung hiện nay (Trang 53)

trong giáo dục đạo đức môi trường cho sinh viên Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung

Để làm tốt công tác giáo dục đạo đức môi trường cho sinh viên trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung cần nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các chủ thể trong giáo dục đạo đức môi trường cho các cơ quan ban ngành: Ban lãnh đạo nhà trường, công đoàn, đoàn thanh niên, hội sinh viên và giáo viên. Họ cần nhận thức đầy đủ hơn tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức môi trường, có hiểu biết và năng lực cần thiết làm tốt công tác vận động, tuyên truyền, giáo dục đạo đức môi trường cho sinh viên.

Nhà trường (Đảng ủy và Ban Giám hiệu) với tư cách là chủ thể lãnh

đạo, quản lý chung có trách nhiệm chung đối với công tác giáo dục đạo đức môi trường của nhà trường. Trách nhiệm này thể hiện qua chủ trương, phương hướng và chức năng quản lý toàn bộ hoạt động của nhà trường hướng đến sự thân thiện với môi trường, hài hòa với môi trường. Sự quan tâm và quyết tâm của nhà trường đối với việc bảo vệ môi trường và giáo dục đạo đức môi trường cho sinh viên đã được thể hiện. Tuy vậy, những nội dung cụ thể trong việc triển khai các chủ trương và phương hướng giáo dục đạo đức môi trường cho sinh viên được các ban, ngành thực hiện vẫn còn những hạn chế nhất định. Tăng cường trách nhiệm của các ban ngành, đoàn thể trong việc giáo dục đạo đức môi trường là nhiệm vụ cấp thiết hiện nay.

50

Để nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục đạo đức môi trường cho sinh viên, nhà trường nên mở các chuyên đề bôi dưỡng kiến thức và kỹ năng cho giáo viên về giáo dục đạo đức môi trường nhằm nâng cao khả năng lồng ghép giáo dục đạo đức môi trường trong các giờ học chính khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp. Đồng thời khắc phục những hạn chế về giáo dục môi trường trong giảng dạy như: lạm dụng thuật ngữ khoa học chuyên ngành về môi trường, thông tin giáo dục về môi trường mang tính lý thuyết suông, quá hàn lâm, không vừa sức học sinh từng khối và thực tiễn ở địa phương, nhà trường.

Công tác giáo dục đạo đức môi trường luôn đồng hành với công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật trong nhà trường như: Luật giáo dục, luật phòng chống ma túy,... Nghị quyết 41-NQ-TƯ của Bộ Chính trị về “Bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” nhằm mục tiêu xây dựng trường học an toàn, thân thiện.

Để công tác giáo dục đạo đức môi trường có tính khả thi, nhà trường cần huy động mọi nguồn lực từng bước đầu tư và nâng cấp cơ sở vật chất trường học, đảm bảo tiêu chuẩn môi trường về: ánh sáng, không khí trong lành, không gian yên tĩnh, nước sạch, công trình vệ sinh đạt chuẩn. Về công tác tuyên truyền và giáo dục nhà trường cần phải trang bị: phim tư liệu, tranh ảnh, tài liệu, báo chí, thiết bị phục vụ công tác giáo dục môi trường.

Đoàn thanh niên là tổ chức của lực lượng trẻ, năng động có vai trò xung kích trong việc vận động thế hệ trẻ tham gia thực hiện các nhiệm vụ của nhà trường và xã hội. Đối với công tác giáo dục đạo đức môi trường, Đoàn đã phát động một số phong trào vận động sinh viên tham gia bảo vệ môi trường rất tích cực. Tuy nhiên, như thế vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của giáo dục đạo đức môi trường cho sinh viên của trường hiện nay. Bởi vậy, phát huy hơn nữa vai trò của đoàn thanh niên là một trong những giải

51

pháp cho việc nâng cao nhận thức về sự cần thiết giáo dục đạo đức môi trường cho sinh viên.

Hội sinh viên là tổ chức đoàn kết, khuyến khích, giúp đỡ hội viên, sinh

viên trong học tập và rèn luyện, hoàn thành nhiệm vụ của sinh viên, góp phần xây dựng nhà trường vững mạnh. Đồng thời, giáo dục lý tưởng, truyền thống đạo đức, lối sống và ý thức pháp luật cho hội viên, sinh viên. Trong đó, việc giáo dục đạo đức môi trường cho hội viên, sinh viên cũng được đặt biệt quan tâm bằng cách tổ chức các hoạt động hàng năm như: “ Tuổi trẻ Bỉm Sơn xung kích xây dựng nếp sống văn minh độ thị”; “Tháng Thanh niên”... Hội sinh viên cần đẩy mạnh hơn nữa việc triển khai thực hiện các chương trình hành động này một cách cụ thể phù hợp với đặc thù của nhà trường. Đồng thời cũng cần nhận thức được việc giáo dục đạo đức môi trường phải đi đôi với giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên. Chúng ta muốn hiệu quả giáo dục môi trường luôn bền vững thì cần phải giáo dục cho các em những thói quen tốt, những kỹ năng sống liên quan đến bảo vệ môi trường. Ví dụ: chúng ta rèn các em thói quen không vứt rác trong phòng học, ngoài sân trường, không ném rác trên đường đi, khi thấy rác trước mặt phải nhặt và đổ rác đúng nơi quy định, không phải bằng khẩu hiệu hay lời khuyên mà quy định bắt buộc mỗi lớp học phải có một rỏ đựng rác đặt ở góc lớp. Khi nhìn thấy người vứt rác không đúng chỗ, nên có trách nhiệm nhắc nhở lịch sự để giữ gìn nhà trường luôn sạch đẹp, vệ sinh. Trong cuộc sống hàng ngày, khi đi lựa chọn mua hàng tiêu dùng, giáo dục các em giảm thiểu dùng bao bì nilon, tránh mua các hàng hóa có bao bì quá nhiều và cầu kỳ, nên chọn mua những sản phẩm có ghi “sản phẩm xanh”, sản phẩm không gây độc hại với môi trường hoặc mua những loại hàng hóa có bao bì dễ tiêu hủy trong tự nhiên hoặc có thể dùng lại nhiều lần...

Cùng với các chủ thể trên, các chủ thể khác, chẳng hạn, phòng tổ chức, phòng đào tạo,...mỗi chủ thể đều có trách nhiệm và một lợi thế nhất định

52

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức môi trường cho sinh viên Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung hiện nay (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)