Kết quả khảo sát cho thấy, quá trình giáo dục đạo đức môi trường của nhà trường và khả năng nhận thức của sinh viên bên cạnh những mặt tích cực, vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định.
Một là: Các phong trào bảo vệ môi trường của Hội sinh viên, Đoàn
thanh niên còn ít.
Hàng năm, Đoàn thanh niên và hội sinh viên đều tổ chức các phong trào về bảo vệ môi trường rất sôi nổi nhân ngày môi trường thế giới, “ Ngày thứ bảy tình nguyện”, “ Ngày chủ nhật xanh”, hay hưởng ứng lời kêu gọi của thị xã Bỉm Sơn,...như: tổ chức các cuộc thi, câu lạc bộ bảo vệ môi trường, văn nghệ,...Tuy nhiên, các phong trào này diễn ra không thường xuyên, còn mang tính đơn lẻ, tùy thuộc vào ngành nghề đào tạo, số lượng sinh viên tham gia còn ít, chưa thu hút được nhiều sinh viên tham gia, vẫn còn 19,3% sinh viên khi được hỏi không tham gia các những hoạt động này.
Hai là: Nhìn chung giáo viên tham gia giảng dạy về môi trường ở các
trường là giáo viên của nhà trường. Ngoài những giáo viên có chuyên môn thuộc khoa Môi trường, khoa quản lý đất đai thì phần lớn các giáo viên chưa qua một khóa huấn luyện về giáo dục đạo đức môi trường nên khả năng truyền đạt kiến thức về môi trường và đạo đức môi trường cho sinh viên vẫn chưa cao.
Tuy có sử dụng nhiều phương pháp dạy học trong quá trình giảng bài. Nhưng để tiến hành đưa giáo dục đạo đức môi trường vào nội dung của bài học còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nhìn chung, phương pháp dạy học chủ yếu ở trong nhà trường vẫn là phương pháp, chủ yếu là giáo viên truyền thụ,
46
sinh viên thụ động lắng nghe. Hơn nữa, do điều kiện kinh phí của nhà trường còn khó khăn nên còn nhiều hạn chế trong việc trang thiết bị, phương tiện dạy học hiện đại: máy chiếu, đầu máy, nên hiệu quả của việc giáo dục đạo đức môi trường chưa cao.
Việc tiến hành giáo dục đạo đức môi trường như một môn học mới hoăc một chuyên đề mới gặp khó khăn do chương trình đào tạo đang có không còn thời lượng cho môn học mới.
Giáo dục đạo đức môi trường được lồng ghép với các môn học khác gặp khó khăn lớn là phải đào tạo giáo viên mới và huấn luyện bồi dưỡng giáo viên đương chức về mục tiêu, nội dung và phương pháp lồng ghép. Trên thực tế, trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung chưa đáp ứng được yêu cầu này của giáo dục đạo đức môi trường cho sinh viên.
Giáo dục đạo đức môi trường qua các hoạt động ngoại khóa có khó khăn là không liên tục, không hệ thống và bị động với nhiều nhân tố bên ngoài.
Vấn đề đặt ra ở đây là làm sao vừa đảm bảo được nội dung bài học, vừa đảm bảo nội dung giáo dục đạo đức môi trường. Đây thực sự là một vấn đề khó khăn, phức tạp, cần phải có sự đầu tư lớn và có sự đổi mới trong tư duy của các nhà quản lý, cũng như đội ngũ cán bộ giáo viên thực hiện nhiệm vụ giảng dạy trên mọi phương diện.
Ba là: Nhận thức của một bộ phận sinh viên về bảo vệ môi trường và
đạo đức môi trường vẫn còn những hạn chế.
Nhiều sinh viên chưa nhận thức đầy đủ về bản chất của hoạt động bảo vệ môi trường do chưa thể hiện mình có nhu cầu được giáo dục, tổ chức hoạt động về bảo vệ môi trường để tham gia, học tập. Đặc biệt, sinh viên năm thứ nhất nhận thức mơ hồ, phiến diện, có sinh viên hiểu hoạt đông bảo vệ môi trường là chuyện áp đặt, chuyện của nhà trường, của người phục vụ,…có sinh
47
viên còn cho rằng bảo vệ môi trường rất hình thức, ảnh hưởng đến chuyện học hành, mất thời gian, không phải việc của mình, hãy để cho người phục vụ làm…Từ nhận thức sai lệch dẫn đến việc hưởng ứng hoạt động bảo vệ môi trường mang tính hình thức, kém hiệu quả.
Khi được hỏi: các bạn nhận thức như thế nào về việc bảo vệ môi
trường?có 237/300 phiếu trả lời là rất quan trọng, chiếm 79%; 32/300 phiếu
trả lời là bình thường, chiếm 10,7%; 31/300 phiếu trả lời là không quan tâm, chiếm 10,3%.
Khi được hỏi: Bạn có tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường
do trường tổ chức hay không?Có 167/300 phiếu trả lời là một vài lần, chiếm
55,7%; 75/300 phiếu trả lời là 1 lần, chiếm 25%; 58/300 phiếu trả lời là không tham gia, chiếm 19,3%.
Đối với giáo dục đạo đức môi trường, hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên đóng vai trò rất quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, khích lệ sinh viên phát huy tiềm năng của mình trong lĩnh vực nghiên cứu sáng tạo và góp phần tạo cầu nối quan trọng giữa giảng đường và thực tiễn
đời sống. Tuy nhiên, khi được hỏi: Bạn đã từng tham gia nghiên cứu khoa
học về môi trường chưa?Có 245/300 phiếu trả lời là chưa, chiếm 81,7%;
55/300 phiếu trả lời là rồi, chiếm 18,3%. Trên thực tế, nghiên cứu khoa học về môi trường của sinh viên trong trường chủ yếu được thực hiện cho sinh viên chuyên ngành môi trường, còn sinh viên các khoa khác không mấy quan tâm đến vấn đề này.
Chính vì xuất phát từ sự hiểu biết hạn chế này đã dẫn đến một bộ phận sinh viên có hành động, thái độ chưa đúng đắn về môi trường và đạo đức môi trường.
Bốn là: Kinh phí cho hoạt động bảo vệ môi trường và giáo dục đạo đức
48
Kinh phí cấp cho hoạt động bảo vệ môi trường cũng như giáo dục đạo đức môi trường trong nhà trường còn hạn hẹp. Chính vì vậy, nhà trường chưa có được một nguồn kinh phí hợp lý cho hoạt động bảo vệ môi trường và giáo dục đạo đức môi trường, nguồn kinh phí nhà trường có được chủ yếu bằng nguồn vốn tự có, cho nên hoạt động tại nhà trường chưa đem lại hiệu quả cao. Để công tác bảo vệ môi trường và giáo dục đạo đức môi trường của nhà trường đạt hiệu quả cần phải có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan ban ngành, các cấp chính quyền trên địa bàn trường.
Những hạn chế trên có nhiều nguyên nhân nhưng những nguyên nhân dưới đây là nguyên nhân chủ yếu:
Một là: Nhận thức về việc giáo dục đạo đức môi trường cho sinh viên
trong nhà trường còn những hạn chế nhất định. Do vậy, về công tác tổ chức, công tác phối hợp giữa các ban ngành chưa tốt. Phối hợp tình nguyện viên còn nhiều bất cập. Công tác giáo dục, tuyên truyền của nhà trường chưa sâu rộng đến sinh viên, nhiều khi còn mang tính hình thức, thông tin về các ngày hội môi trường và các nội dung hoạt động cụ thể trong ngày hội chưa được chuyên nghiệp.
Hai là: Công tác nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
còn nhiều hạn chế.
Hiện nay, trong nhà trường công tác nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực bảo vệ môi trường còn rất yếu. Ngoài khoa chuyên môn về môi trường thì đa số khoa khác đi sâu vào nghiên cứu các lĩnh vực chuyên ngành của mình, chứ chưa quan tâm vào nghiên cứu lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Ba là: Về kinh phí thực hiện, nhà trường chưa tìm được nhà tài trợ, cùng với việc xin cấp nguồn kinh phí từ các cơ quan chức năng chậm trễ nên vấn đề tổ chức gặp nhiều khó khăn đồng thời do có giới hạn trong việc chi
49
tiêu nên hiệu quả của công tác về môi trường gặp nhiều hạn chế, nhất là đối với việc tuyên truyền phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng.