6. Các nhận xét khác:
4.2.3 Dự đoán sự thay đổi lãi suất trong tƣơng lai
Mối quan hệ giữa lãi suất và lạm phát: “Khái niệm về lãi suất và lạm phát là những khái niệm rất quen thuộc trong nền kinh tế. Lạm phát có ảnh hƣởng gì đến lãi suất là một vấn đề đã đƣợc nhiều nhà kinh tế học nghiên cứu. Ngày nay ai cũng thừa nhận tỷ lệ lạm phát và mức lãi suất có quan hệ chặt chẽ với nhau theo hƣớng lãi suất tăng cao trong thời kỳ lạm phát tăng cao. Hiện tƣợng này đƣợc giải thích bằng đồ thị sau:
Hình 4.2: Đồ thị biểu diễn quan hệ giữa lãi suất và lạm phát
Trƣớc tiên hãy giả định rằng, mức giá đƣợc ổn định trong những năm gần đây và dự tính về lạm phát của dân chúng trong tƣơng lai là không đáng kể. Với môi trƣờng giá cả ổn định, thời hạn cung và cầu đối với qu cho vay biểu hiện bằng S0, D0 và lãi suất là i0. Nếu giả định rằng lạm phát kéo theo giá cả tăng lên, lúc đó đƣờng cung của qu cho vay dịch chuyển tới S1 và đƣờng cầu chuyển đến D1 và kéo theo mức thăng bằng của lãi suất lên tới I1. Lạm phát càng tăng lên bao nhiêu kéo theo qu cho vay trên thị trƣờng giảm bấy nhiêu. Trong đƣờng cung dịch chuyển từ S0 đến S1. Trong tình hình ấy, dù ở mức riêng lẻ hay tất cả mọi lãi suất, yếu tố kích thích làm tăng cung qu cho vay gần nhƣ triệt tiêu bởi giá trị thực tế của những khoản tiền lời và giá trị thực tế của vốn gốc đƣợc hoàn lại khi đến hạn bị bào mòn do tác động của lạm phát. Trong tình hình ấy, những ngƣời có khả năng cho vay, biểu hiện dƣới hình thái tiền tệ lập tức chuyển vốn tiền tệ ấy vào thị trƣờng khác, đƣơng nhiên là không phải thị trƣờng tiền tệ mà là vào thị trƣờng tài sản nhƣ hàng hóa dự trữ vàng, bất động sản, hoặc hàng hóa khác. Ở bất kỳ dạng lãi suất nào đã biết, tác động của lạm phát làm cho ngƣời ta phải tính toán thận trọng và
S1 I1 I0 D0 S0 Qu cho vay Q Lãi suất i i1 i0 D1
53
luôn luôn gây cho công chúng ám ảnh lo ngại về sự tổn thất khi phải đƣa vốn ra cho vay và do đó, xu hƣớng giữ tiền lại hay chuyển sang thị trƣờng tài sản ngày càng phát triển, cùng với mức tăng của lạm phát. Điều đó đã dẫn đến tới việc cung qu cho vay đã giảm đi một cách tƣơng ứng. Vì những lý do này một vài yếu tố về ngân qu cho vay chuyển sang phía trái. Cũng tƣơng tự nhƣ thế, việc tăng mức độ lạm phát chỉ có làm giảm đi độ lớn của cung qu cho vay mà còn kéo theo việc tăng quy mô về cầu. Ở bất cứ lãi suất nào, cùng với bất kỳ hoàn cảnh nào, trong không gian và thời gian lạm phát bao giờ cũng kích thích đi vay và cũng luôn luôn kích thích lòng ham muốn, sẽ có khoản thu nhập kiếm đƣợc do giá trị tài sản lên cao. Trong trƣờng hợp đó, ngƣời vay sẽ đƣợc lợi, do hàng hóa mua về bằng vốn vay giữ nguyên giá trị không thay đổi trong khi đó gánh nặng công nợ thật sự phải chuốt lấy lại do lạm phát. Do đó các yếu tố cầu của qu cho vay chuyển dịch sang phía phải. Nhƣ vậy, một sự giảm xuống của cung và một sự tăng lên của cầu đối với qu cho vay có thể quy vào nguyên nhân thuần túy về lạm phát, buột phải tăng bình quân về lãi suất và cùng giả định, sự tồn tại của những thị trƣờng tín dụng có cạnh tranh không bị hạn chế bởi những sự kiểm soát thì lãi suất tăng lên từ i0 đến i1.” Thái Văn Đại (trang 83, 2010)
Nhƣ vậy, dự đoán chính sách lạm phát sẽ giúp cho việc điều chỉnh tăng hoặc giảm lãi suất một cách hợp lý để kiềm chế lạm phát. Nếu lạm phát cao, thì lãi suất phải đƣợc điều chỉnh lên cao. Nếu lạm phát xuống thấp, lãi suất cũng phải điều chỉnh xuống thấp để huy động vốn đƣợc nhiều hơn nhằm kích thích tăng trƣởng kinh tế. Dƣới đây là một vài bài học kinh nghiệm các nƣớc phát triển trên thế giới về chính sách lãi suất cụ thể là Hoa Kỳ và Đức.
Chính sách lãi suất của Hoa Kỳ: Năm 1979 và 1980, lạm phát tại Hoa
Kỳ ở mức cao: 13,70% và 13,20% nên NHTW Hoa Kỳ đã áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt, nâng lãi suất lên cao (13,00%/năm) để kiềm chế lạm phát. Với chính sách tiền tệ thắt chặt, lạm phát đƣợc đẩy lùi, nhƣng năm 1983 tốc độ tăng trƣởng kinh tế Hoa Kỳ lại sụt giảm (GNP năm 1982: (2,50%)), mục tiêu đẩy lùi lạm phát đã đƣợc (3,20%) NHTW Hoa Kỳ bắt đầu áp dụng chính sách tiền tệ nới lỏng: mở rộng cánh cửa tái chiết khấu và thị trƣờng mở, đồng thời cung ứng thêm tiền, lãi suất đƣợc hạ xuống (8,50%/năm) giúp cho nền kinh tế Hoa Kỳ tăng trƣởng trở lại (GNP năm 1983 là 3,60%). Năm 1988, do giá dầu tăng lên, FED lại áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt khiến lãi suất tăng lên 6,50%, nên kinh tế Hoa Kỳ chịu đựng sự suy thoái trong 2 năm 1990 và năm 1991 (GNP: 1,20% và 0,60%). Do đó đầu năm 1991 FED giảm lãi suất để kích thích tăng trƣởng kinh tế. Để vƣợt qua thời kỳ khó khăn do cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ khu vực Đông Á năm 1998, FED đã điều chỉnh
54
giảm lãi suất vốn liên bang 3 lần: từ 5,50%/năm xuống còn 4,75%/năm giúp cho nền kinh tế Hoa Kỳ tăng trƣởng cao nhất vào quý IV/1999 lên đến 7,20%. Đây là thời kỳ kinh tế Hoa Kỳ phát triển khá nóng: Tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống dƣới 4,00%, giá chứng khoán tăng cao đột biến, chi tiêu tăng nhanh và có thể xảy ra nguy cơ lạm phát. Do đó, từ tháng 7/1999 cho đến cuối năm 2000, FED bắt đầu thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt qua sáu lần tăng lãi suất. Chính sách tiền tệ thắt chặt thời kỳ này lại làm nền kinh tế Hoa Kỳ sụt giảm vào quý IV/2000. FED lại cắt giảm lãi suất qua mƣời một lần. Để đạt đƣợc các mục tiêu chủ yếu của chính sách tiền tệ là tăng trƣởng kinh tế, tạo nhiều việc làm và ổn định giá cả, FED xem lãi suất nhƣ một mục tiêu trung gian của chính sách tiền tệ.
Chính sách lãi suất của Cộng hòa Liên bang Đức: Tƣơng tự FED, NHTW
Đức cũng áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt: tăng lãi suất để đẩy lùi lạm phát trong các năm 1980 (5,20%), 1981 (6,60%) và 1982 (5,30%). Do lạm phát cao và lãi suất cao nên tăng trƣởng kinh tế của Cộng hòa liên bang Đức cũng sụt giảm từ 2,40% năm 1980, xuống còn 0,50% trong năm 1981 và suy thoái trong năm 1982 là (1,00%). Năm 1983 lạm phát hạ xuống 3,30%, do đó NHTW Đức điều chỉnh lãi suất tái chiết khấu xuống còn 4,25%/năm, tăng trƣởng kinh tế đƣợc phục hồi. Trong thời kỳ từ năm 1993 cho đến năm 1997, NHTW Đức nhận thấy lạm phát đã đƣợc kiềm chế, nên lãi suất đã đƣợc điều chỉnh giảm dần để giữ vững tốc độ tăng trƣởng kinh tế. Tuy nhiên do sự tác động suy thoái của nền kinh tế Hoa Kỳ trong cùng thời điểm. NHTW Đức cắt giảm nhằm hạn chế phần nào tăng trƣởng kinh tế bị sụt giảm trên toàn thế giới.
Rút ra kinh nghiệm từ chính sách lãi suất của các nƣớc cùng với phân tích về mối quan hệ giữa lãi suất và lạm phát nhƣ trên, em đi vào nhận định cho việc thực hiện chính sách lãi suất tại Việt Nam trên góc nhìn chủ quan của bản thân từ đó đƣa ra kết luận về sự thay đổi lãi suất đến cuối năm 2013 và năm 2014.
Trong năm 2011 giá cả trong nƣớc tăng cao với chỉ số CPI là 16,57%, áp lực lạm phát ngày càng tăng cao lên đến 18,13% cuối năm 2012, trong khi mục tiêu lạm phát đề ra thấp hơn 7,00% dẫn đến lãi suất tăng cao (lãi suất chiết khấu tăng 13,00%, lãi suất tái cấp vốn tăng 15,00%, lãi suất cơ bản đƣợc giữ nguyên 9,00% từ năm 2010 và lãi suất bắt đầu leo thang kể từ tháng 5/2011, có thời điểm huy động VND lên 20,00%/năm, lãi suất cho vay nông nghiệp nông thôn lên 16,50 – 20,00%/năm, cho vay phi sản xuất từ 25,00 – 28,00%/năm) theo cafef.vn, tăng trƣởng GDP 5,89% không đạt đƣợc mục tiêu tăng trƣởng kinh tế7,50% đây là kết quả chính sách tiền tệ nới lỏng để ngăn chặn suy giảm, duy
55 7,50 6,5 10,54 16,44 6,90 5,04 7,00 6,81 7,02 6,61 6,69 5,92 14,0 12,0 9,0 9,0 9,0 8,0 8,0 8,0 7,0 7,0 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 2/201 2 4/201 2 6/201 2 8/201 2 10/ 201 2 12/ 201 2 2/201 3 4/201 3 6/201 3 8/201 3 10/ 201 3 12/ 201 3 2014 Năm %
Lãi suất dự báo CPI Lãi suất
Hình 4.2: Biểu đồ thể hiện sự thay đổi lãi suất cùng với chỉ số CPI và lãi suất dự báo
trì tăng trƣởng trong thời gian năm 2008 – năm 2010, làm tăng nguy cơ mất ổn định kinh tế vĩ mô của nƣớc ta. Hội nghị trung ƣơng 3 khóa XI tháng 10 – 2011 đã xác định giai đoạn năm 2011 – năm 2015, ƣu tiên hàng đầu của nền kinh tế là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội đi đôi với tăng trƣởng kinh tế. Bƣớc sang năm 2012, cùng với việc đẩy mạnh thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt với chỉ số CPI giảm xuống còn 6,81% cuối năm, với mục tiêu kiềm chế lạm phát cao ở năm 2011 đƣa mức lạm phát mục tiêu năm 2012 về dƣới 10,00%, dẫn đến lãi suất năm 2012 liên tục giảm xuống. (Qua 6 lần giảm lãi suất, lần đầu tiên vào ngày 13/3, mức điều chỉnh lãi suất từ 14,00% về 13,00%/năm theo yêu cầu giảm lãi suất huy động của Thủ tƣớng chính phủ. Tiếp đó, ngày 11/4, lãi suất huy động giảm thêm 1,00% về 12%/năm. Ngày 28/05/2012 NHNN đƣa trần lãi suất huy động về 11,00%/năm và lãi suất cho vay về 14,00%/năm. Đồng thời, theo thông tƣ 20/2012/TT-NHNN đƣợc ban hành ngày 08/06/2012 NHNN quy định mức lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND tối đa là 13,00%/năm đối với một số lĩnh vực, ngành kinh tế. Từ ngày 11/06/2012, trần lãi suất huy động giảm từ mức 11,00%/năm về 9,00%/năm. Ngày 24/12/2012, NHNN đã đƣa trần lãi suất huy động giảm xuống còn 8,00%/năm) theo www.laisuat.vn. Với việc giảm lãi suất hàng loạt vào năm 2012 của chính phủ đã đƣa chỉ số lạm phát về 6,81% cuối năm 2012 dẫn đến chỉ số CPI năm 2012 giảm xuống 9,21% so với chỉ số
56
lạm phát năm 2011 là 18,58% vƣợt mục tiêu đã đề ra, chỉ số GDP đạt 5,03% thay vì con số ƣớc tính là 5,20% vậy cùng với lạm phát giảm và chỉ số CPI ở mức thấp, chính phủ mong muốn hạ lãi suất NH nhanh hơn. Vì vậy, chính sách hạ lãi suất tiếp tục thực hiện đến năm 2013. Ngày 26/06/2013 NHNN tiếp tục ra thông tƣ số 15/2013/TT-NHNN quy định lãi suất tối đa áp dụng tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dƣới 1 tháng là 1,2%/năm, lãi suất tối đa áp dụng tiền gửi có kỳ hạn từ 1 đến dƣới 6 tháng là 7,0%/năm. Thông tƣ số 16/2013/TT-NHNN quy định lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND tối đa là 9,0%/năm trong một số lĩnh vực, ngành kinh tế. Tình hình kinh tế nhìn chung ổn định chỉ số CPI tháng 9 giảm còn 6,3% góp phần đƣa chỉ số CPI 9 tháng qua giảm xuống còn 6,83% và tiếp tục giảm xuống vào tháng 10 là 5,92%, tăng trƣởng GDP trong quý 3/2013 đạt cao hơn dự kiến (tăng 5,54% so với quý 2/2013), góp phần đƣa GDP 9 tháng năm 2013 đạt mức 5,14% cao hơn so với cùng kỳ năm 2012, mặc dù vậy mục tiêu tăng trƣởng kinh tế 5,5% cho cả năm vẫn khó khăn do kinh tế chƣa có sự phục hồi mạnh mẽ, lạm phát trong 9 tháng đang tiếp tục ổn định quanh mức 7,0%. Đến tháng 10, lãi suất tiếp tục giảm xuống 0,50%, đƣa lãi suất tiền gửi về 6,5%.
Nhƣ vậy, với tình hình kinh tế tiếp tục ổn định, lạm phát dao động quanh mức 7,00% nhƣ mục tiêu đề ra của chính phủ thì với lần giảm lãi suất vào tháng 10 có thể là lần giảm cuối cùng và sẽ đƣợc duy trì đến cuối năm 2013, mặc khác khi nền kinh tế dần đi vào ổn định với mục tiêu kiềm chế lạm phát thành công thì đây cũng là đà đẩy mạnh phát triển kinh tế của cả nƣớc vì vậy lãi suất sẽ tăng trở lại vào đầu năm 2014. Nhƣng nhìn chung với sự thay đổi lãi suất nhƣ trên thì đến cuối năm 2013 lãi suất không thay đổi và sang năm 2014 lãi suất tăng lên. Vậy với trạng thái nhạy cảm nguồn vốn của NH thì thu nhập của NH sẽ không thay đổi khi lãi suất không thay đổi đến cuối năm 2013. Nhƣng bƣớc sang năm 2014 nếu lãi suất tăng lên theo dự báo trên thì với trạng thái nhạy cảm nguồn vốn của NH thì thu nhập lãi của NH sẽ bị ảnh hƣởng theo chiều hƣớng xấu và mức độ ảnh hƣởng tùy thuộc vào tốc độ tăng của lãi suất. Vậy nếu nhƣ lãi suất tăng lên theo dự kiến thì NH nên thay đổi trạng thái của NH, đó là chuyển từ trạng thái nhạy cảm nguồn vốn sang trạng thái nhạy cảm tài sản khi lãi suất tăng. Mặc dù vậy do tính phức tạp và phụ thuộc vào nhiều nhân tố nên nhận định trên chỉ là ý kiến chủ quan của tác giả, để có thể dự báo với độ tin cậy cao cần phải có sự trợ giúp của các chƣơng trình dự báo và nguồn cung cấp thông tin đáng tin cậy.
57
CHƢƠNG 5
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT
NAM CHI NHÁNH CÀ MAU