Thực trạng rủi ro lãi suất của Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ rủi RO lãi SUẤT tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH cà MAU (Trang 59)

6. Các nhận xét khác:

4.2.1 Thực trạng rủi ro lãi suất của Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam

Việt Nam – Chi nhánh Cà Mau qua các chỉ số đo lƣờng

Mục tiêu quan trọng trong hoạt động quản lý rủi ro lãi suất là hạn chế tối đa mọi ảnh hƣởng xấu của sự biến động lãi suất đến thu nhập của ngân hàng. Trong hoạt động kinh doanh nhà quản trị NH luôn mong muốn đạt đƣợc lợi nhuận mong đợi ở khả năng hoạt động có thể. Để đạt đƣợc mục tiêu mong muốn, NH cần phải tập trung quản trị nguồn vốn và tài sản nhạy cảm với lãi suất. Để duy trì và quản lý thu nhập trƣớc rủi ro của lãi suất, ngân hàng luôn duy trì hệ số chênh lệch lãi cố định. Đồng thời, trong quản trị rủi ro lãi suất thông qua quản lý độ lệch nhạy cảm lãi suất, cũng là một chiến lƣợc phổ biến trong việc ngăn ngừa rủi ro lãi suất đƣợc các NH sử dụng. Để xác định NH có bị rủi ro lãi suất hay không thì hệ số nhạy cảm (R) đƣợc sử dụng để chỉ ra khả năng rủi ro khi có biến động lãi suất. Dao động lớn về lãi suất đƣa đến lợi nhuận từ vốn hoặc tổn thất vốn và gây ra sự không chắc chắn về lợi nhuận, vậy rủi ro lãi suất ảnh hƣởng đến: ngƣời gửi tiền vào NH khi lãi suất tăng thì số tiền gửi sẽ bị mất giá, hay ngƣời vay tiền NH khi lãi suất giảm thì họ vẫn phải trả lãi theo lãi suất cũ cho đến hết kì hạn vay dẫn đến tình huống ngƣời đi vay trong thời gian lãi suất giảm sẽ chịu thiệt phần lãi suất ban đầu so với ngƣời đi vay mới với khoản lãi suất đang giảm. Nhƣ vậy để thấy tình hình rủi ro lãi suất của Vietinbank Cà Mau trong những năm qua ta phân tích sơ bộ bảng số liệu 4.9 bên dƣới:

Qua bảng 4.9, ta có thể đƣa ra kết luận đầu tiên NH đang trong trạng thái rủi ro lãi suất thông qua chỉ số R, hệ số nhạy cảm qua các năm đều nhỏ hơn 1 (R < 1), vậy khi lãi suất tăng, thu nhập của NH sẽ nhỏ hơn chi phí NH, dẫn đến rủi ro lãi suất sẽ xảy ra, ta nhận thấy chỉ số R của NH dần tiến về 1 cụ thể là năm 2010 (R = 0,78), năm 2011 (R = 0,77), năm 2012 (R = 0,89), 6 tháng đầu năm 2013 (R = 0,88) điều này cho thấy sự cân đối trong tài sản và nguồn vốn ngắn hạn của ngân hàng, chỉ số R gần tiến về 1 có nghĩa rủi ro lãi suất càng giảm khi lãi suất tăng. Nhìn chung lại hệ số R, ta thấy R qua các năm gần bằng 1 cho thấy NH đang duy trì mức độ rủi ro lãi suất ở mức thấp.

Ngoài chỉ số R đã khẳng định NH có rủi ro lãi suất, thì qua chỉ số độ lệch nhạy cảm (GAP) đƣợc trình bày ở bảng 4.9 và đƣợc nhìn tổng quát các năm 2010, năm 2011, năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 đều ở vào trạng thái nhạy cảm nguồn vốn có nghĩa là TSNCLS nhỏ hơn NVNCLS dẫn đến rủi ro khi lãi suất tăng, qua các năm ta đều thấy GAP ở vào trạng thái âm

46

Bảng 4.9: Chỉ số đo lƣờng rủi ro lãi suất giai đoạn năm 2010 – 6 tháng đầu năm 2013

Nguồn: Phòng Tổng hợp & Tiếp thị cùng với sự tính toán của cá nhân sinh viên, 2013

Khoản Mục Đơn vị tính Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 tháng đầu năm 2013

1. Tổng tài sản nhạy cảm Triệu đồng 2.484.378 3.856.679 4.608.679 4.839.113 2. Tổng nguồn vốn nhạy cảm Triệu đồng 3.188.402 5.013.957 5.179430 5.476.617 3. Tổng tài sản sinh lời Triệu đồng 3.614.014 5.640.740 6.373.976 6.744.005 4. Thu nhập lãi Triệu đồng 323.115 1.050.977 1.036.278 464.089 5. Chi phí lãi Triệu đồng 183.111 810.869 846.187 410.794 Độ lệch nhạy cảm (GAP) (1)-(2) Triệu đồng (704.024) (1.157.278) (570.751) (637.504) Hệ số nhạy cảm (R) (1)/(2) 0,78 0,77 0,89 0,88 Hệ số chênh lệch lãi [(4)- (5)]/(3) 0,04 0,04 0,03 0,01 Trạng thái của NH Nhạy cảm

nguồn vốn Nhạy cảm nguồn vốn Nhạy cảm nguồn vốn Nhạy cảm nguồn vốn Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên giảm

47

năm 2010 (GAP = (704.024) triệu đồng), năm 2011 (GAP = (1.157.278) triệu đồng), năm 2012 (GAP = (570.751) triệu đồng) và 6 tháng đầu năm 2013 (GAP = (637.504) triệu đồng), vậy khi GAP < 0 NH sẽ gặp rủi ro khi lãi suất tăng, để hạn chế rủi ro lãi suất chỉ khi NH đƣa GAP về bằng 0, nhƣng trong hoạt động kinh doanh của một NH cho vay và đi vay là chủ yếu, khi chấp nhận lợi nhuận cao thì phải chấp nhận rủi ro cao, một khi nhà quản trị tin tƣởng vào khả năng dự báo về sự biến động của lãi suất để đem đến lợi nhuận tối đa cho hoạt động kinh doanh thì việc duy trì GAP vào trạng thái âm, dƣơng hay bằng 0 cũng là một chiến lƣợc quản trị. Vậy nếu NH không muốn có rủi ro do thay đổi lãi suất thì NH nên đƣa GAP về 0. Và nếu nhƣ NH tin tƣởng vào khả năng dự đoán lãi suất trong tƣơng lai thì có thể quản trị GAP trực tiếp tạo thêm lợi nhuận. Nhƣng dù lãi suất thay đổi nhƣ thế nào NH vẫn mong muốn đạt đƣợc lợi nhuận tƣơng đối ổn định, vì vậy NH cần tập trung quản trị TSNCLS và NVNCLS trong bảng cân đối, và để duy trì thu nhập trƣớc rủi ro lãi suất NH cần duy trì hệ số chênh lệch lãi ổn định. Mặc dù vậy hệ số chênh lệch lãi cũng không phản ánh lợi nhuận tuyệt đối của NH, vì ngoài thu nhập lãi và chi phí lãi thì NH còn có thu nhập ngoài lãi và chi phí ngoài lãi và nếu thu nhập ngoài lãi giảm và chi phí ngoài lãi tăng cao thì lợi nhuận của NH sẽ giảm xuống đáng kể, cùng với việc Ban lãnh đạo của NH quản trị rủi ro lãi suất chủ động trong tình huống xấu thì không thể bù đắp cho những rủi ro xảy ra. Vậy nếu NH chấp nhận với hệ số chênh lệch lãi qua các năm 2010 = 0,04; năm 2011 = 0,04 thì NH cần có nhiều biện pháp để duy trì các chỉ số đó; nhƣng bƣớc sang năm 2012 hệ số chênh lệch lãi gần với mức trung bình năm 2012 = 0,03; chỉ riêng 6 tháng đầu năm 2013 = 0,01 nằm dƣới mức trung bình vậy NH cần có biện pháp tích cực để đƣa hệ số chênh lệch lãi về 0,04 trong công tác quản trị.

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ rủi RO lãi SUẤT tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH cà MAU (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)