QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ rủi RO lãi SUẤT tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH cà MAU (Trang 27)

6. Các nhận xét khác:

3.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG

TMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH CÀ MAU

3.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại địa bàn tỉnh Cà Mau

Cà Mau là tỉnh thuộc châu thổ Đồng Bằng Sông Cửu Long nằm ở phần đất tận cùng của Phía Nam tổ quốc, có toạ độ địa lý 8030’ – 9010’ vĩ độ Bắc và từ 10408’ – 10505’ Độ kinh Đông, phía Bắc giáp tỉnh Kiên Giang, phía Đông Bắc giáp tỉnh Bạc Liêu, phía Đông giáp Biển Đông với đƣờng bờ biển dài 104km, Phía Tây giáp Vịnh Thái Lan đƣờng bờ biển dài 145km. Là một bán đảo nối liền với đất liền có hình chữ V nhƣ một mũi tàu đang rẽ sóng ra khơi, ba mặt đều giáp biển, Cà Mau là tỉnh duy nhất của Việt Nam có thể nhìn thấy mặt trời mọc từ Biển Đông vào buổi sáng và mặt trời lặn ở Biển Tây vào buổi chiều. Cà Mau có diện tích tự nhiên là 5.294,87km2

, chiếm 1,58% diện tích cả nƣớc, 13,6% trong tổng 4 triệu ha diện tích Đồng Bằng Sông Cửu Long.

Đến nay, Cà Mau có 9 đơn vị hành chính trong đó có 1 thành phố và 8 huyện, gồm 101 xã, phƣờng, thị trấn, thành phố Cà Mau là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của tỉnh. Ngày 07/08/2010 Thủ tƣớng Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định công nhận thành phố Cà Mau là đô thị loại II.

Dân số toàn tỉnh vào cuối năm 2012 là 1.220.481 ngƣời, mật độ dân số trung bình 231ngƣời/km2. Dân thành thị 263.624 ngƣời, dân số nông thôn là 956.857 ngƣời (78,4% dân số). Cƣ dân sống ở mảnh đất tận cùng tổ quốc khá đông, khoảng 20 dân tộc anh em sinh sống trong đó, ngƣời kinh chiếm khoảng 97,16%, ngƣời Khmer chiếm khoảng 1,86%, còn lại là ngƣời Hoa và các dân tộc ít ngƣời khác.

Tình hình lao động, việc làm: tình hình việc làm năm 2012 số lƣợng lao động đi làm việc tại các khu công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bình Dƣơng là 20.784 lao động. Giải quyết việc làm tại chỗ 13.147 lao động; xuất khẩu lao động đƣợc 47 trƣờng hợp.

Cà Mau là mảnh đất địa đầu tổ quốc với 3 mặt giáp biển các trục lộ 1A, quốc lộ 63 chạy qua, có cảng hàng không và thuộc Cụm cảng hàng không Miền Nam nối liền Cà Mau và Thành phố Hồ Chí Minh, tạo điều kiện thuận lợi cho Cà Mau phát triển một hệ thống các đƣờng giao thông thủy, bộ, hàng

14

không nối liền các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long, Thành phố Hồ Chí Minh và các khu vực nội địa của tỉnh với các đƣờng biển Phía Tây và Phía Đông. Từ đó tạo cho Cà Mau một vị thế rất quan trọng trong chiến lƣợc phát triển kinh tế và hợp tác kinh tế với các vùng lân cận, có điều kiện để phát triển hàng hóa và giao lƣu kinh tế, mở rộng thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm và thu hút vốn đầu tƣ. Đó chính là tiền đề đƣa Cà Mau trở thành một trong những tỉnh trọng điểm phát triển của khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long và cũng là thách thức lớn trong điều kiện cạnh tranh thu hút nguồn vốn đầu tƣ, trí tuệ và chiếm lĩnh thị trƣờng trong vùng.

Là tỉnh có cơ cấu dân số trẻ là điều kiện hết sức thuân lợi cho Cà Mau phát triển một nền công nghiệp toàn diện, đặc biệt là Khí – Điện – Đạm, cơ khí đóng tàu, chế biến thủy sản và dịch vụ vận tải biển, sông biển và đƣờng bộ, dịch vụ phục vụ nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản… Ngoài ra nông nghiệp cũng đƣợc xem là thế mạnh của tỉnh, diện tích canh tác lúa là 87.069 ha trong đó, diện tích chuyên lúa đạt 55.312 ha, diện tích lúa tôm 31.757 ha.

Tổng sản phẩm trên địa bàn (GDP) năm 2012 đạt 17.553,93 tỷ đồng. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản ƣớc đạt 5.571,68 tỷ đồng, tăng 3,90% so cùng kỳ; Khu vực công nghiệp, xây dựng ƣớc đạt 6.893,86 tỷ đồng, tăng 9,70% so cùng kỳ; Khu vực thƣơng mại, dịch vụ ƣớc đạt 5.088,39 tỷ đồng, tăng 14,10% so cùng kỳ.

Đến tháng 9 năm 2013 trên địa bàn tỉnh Cà Mau đã thành lập thêm 312 doanh nghiệp, tổng vốn đăng ký 1.298 tỷ đồng. Tỉnh đã cấp giấy chứng nhận đăng ký cho 3.765 doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký 16.181 tỷ đồng. Đã cấp giấy chứng nhận đầu tƣ cho 138 dự án với tổng vốn đầu tƣ 70.525 tỷ đồng. (theo Wed: ủy ban Nhân dân tỉnh Cà Mau).

Hiện nay, Cà Mau đƣợc xác định là một trong 4 tỉnh trọng điểm của trục phát triển kinh tế về công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn của Đồng bằng Sông Cửu Long, đã tạo điều kiện thuận lợi cho Cà Mau phát triển kinh tế thu hút đầu tƣ.

Cùng với đà phát triển Cà Mau sẽ nhanh chóng hòa mình vào tốc độ phát triển kinh tế của cả nƣớc. Viết nên trang sử vàng của mình xứng đáng với hình dáng mũi tàu của tổ quốc Việt Nam ngày càng vƣơn xa hơn trong sự nghiệp phát triển kinh tế, niềm tin về thời cơ đổi mới đang từng ngày hiện dần trên quê hƣơng Cà Mau.

15

3.1.2 Sơ lƣợc về Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam

Tên đăng ký tiếng Việt: Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công thƣơng

Việt Nam

Tên đăng ký tiếng Anh: Vietnam joint stock commercial bank for industry and trade

Tên giao dịch: Vietinbank

Vốn điều lệ: 26.217.000 triệu đồng (tính đến 31/12/2012)

Giấy phép thành lập: số 142/GP-NHNN do Ngân hàng Nhà nƣớc cấp ngày 03/07/2009

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0100111948 (do Sở kế hoạch và

đầu tƣ Thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 03/07/2009, đăng ký thay đổi ngày 13/04/2012).

Mã số thuế: 0100111948

Ngân hàng thƣơng mại cổ phần (TMCP) Công thƣơng Việt Nam đƣợc thành lập vào ngày 26/03/1988, trên cơ sở tách ra từ Ngân hàng Nhà nƣớc (NHNN) Việt Nam theo Nghị định số 53/HĐBT của hội đồng Bộ trƣởng. Có hệ thống mạng lƣới trải rộng toàn quốc với 150 Sở Giao dịch, chi nhánh và trên 900 phòng giao dịch/ Qu tiết kiệm. Có 6 Công ty hạch toán độc lập là Công ty Cho thuê Tài chính, công ty Chứng khoán Công thƣơng, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên quản lý nợ và khai thác tài sản, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Bảo hiểm, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên quản lý qu , công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Vàng bạc đá quý và 3 đơn vị sự nghiệp là trung tâm Công nghệ Thông tin, trung tâm Thẻ, trƣờng Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Là sáng lập viên và đối tác liên doanh của Ngân hàng INDOVINA. Có quan hệ đại lý với trên 850 ngân hàng và định chế tài chính lớn trên toàn thế giới. Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam là một Ngân hàng đầu tiên của Việt Nam đƣợc cấp chứng chỉ ISO 9001: 2000. Là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội các ngân hàng Châu Á, Hiệp hội Tài chính viễn thông Liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT), tổ chức phát hành và thanh toán thẻ VISA, MASTER quốc tế. Là ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại và thƣơng mại điện tử tại Việt Nam. Không ngừng nghiên cứu cải tiến các sản phẩm, dịch vụ hiện có và phát triển các sản phẩm mới nhằm đáp ứng cao nhất nhu cầu của khách hàng.

16

3.1.3 Sơ lƣợc về lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Cà Mau TMCP Công thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Cà Mau

Tên giao dịch: Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công Thƣơng Việt Nam

– Chi nhánh Cà Mau.

Tên tiếng anh: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and

trade – Cà Mau Branch (Vietinbank Cà Mau).

Địa chỉ: 94 Lý Thƣờng Kiệt, Phƣờng 7 – Thành phố Cà Mau – Tỉnh Cà

Mau đƣợc tách ra từ ngân hàng Công thƣơng Minh Hải, Ngân hàng Công Cà Mau chính thức hoạt động vào ngày 01/01/1997 theo quyết định thành lập số 15/NHCT-QĐ ngày 17/12/1996 của chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam.

Ngày 03/07/2009 Thống đốc ngân hàng Nhà nƣớc (NHNN) đã ký giấy phép số 142/GP-NHNN thành lập và hoạt động Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam; Sở kế hoạch và đầu tƣ thành phố Hà Nội cũng đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho ngân hàng, chính thức chuyển đổi sang mô hình cổ phần. Vì vậy, Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Cà Mau đƣợc gọi thành Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Công thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Cà Mau.

Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Cà Mau là một trong 150 chi nhánh cấp I của Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam. Cũng nhƣ những NHTM khác, Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Cà Mau kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ tín dụng, có đại diện pháp nhân, có con dấu riêng và đƣợc phép hoạt động nhƣ một NHTM huy động vốn với nhiều hình thức để cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn và thực hiện các nghiệp vụ sinh lợi khác. Với phƣơng châm hoạt động luôn hƣớng đến sự hài lòng của khách hàng, sau 17 năm hoạt động, Ngân hàng đã chiếm hơn 25% thị phần trên toàn địa bàn tỉnh. Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Cà Mau đã nhanh chóng tạo đƣợc tên tuổi trên thƣơng trƣờng khi mà sự cạnh tranh của hệ thống ngân hàng ngày càng gay gắt. Với 17 năm hoạt động cho đến nay, Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Cà Mau có 7 phòng ban và 5 phòng giao dịch.

3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ 3.2.1 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng 3.2.1 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng

Cơ cấu tổ chức và quản lý của Vietinbank Cà Mau đƣợc thể hiện sơ lƣợc qua hình 3.1 bên dƣới:

17

Nguồn: Phòng Tổng hợp & Tiếp thị, 2013

Hình 3.1 Cơ cấu tổ chức và quản lý của NH TMCP CT Việt Nam – Cà Mau

PHÓ GIÁM ĐỐC Phòng Tổng hợp & Tiếp thị Phòng KH Doanh Nghiệp Lớn Phòng Giao dịch Sông Đốc Phòng Giao dịch Phƣờng 8 Phòng Giao dịch Phƣờng 2 Phòng Tổ Chức Hành Chính Phòng KH Cá Nhân

Phòng KH Doanh Nghiệp Vừa & Nhỏ

PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC Phòng Giao dịch Thành Phố Phòng Giao dịch Tắc Vân Phòng Kế Toán Phòng Tiền tệ Kho Qu GIÁM ĐỐC

18

3.2.2 Chức năng nhiệm vụ các phòng ban

Ban giám đốc gồm 1 giám đốc và 3 phó giám đốc

Giám đốc: Là ngƣời chịu trách nhiệm chỉ đạo, điều hành nghiệp vụ kinh

doanh theo quyền hạn của chi nhánh, là ngƣời chịu trách nhiệm về quyết định cho vay và thực hiện các công việc sau:

Xem xét nội dung thẩm định do phòng tín dụng trình lên để quyết định cho vay hay không cho vay và chịu trách nhiệm các quyết định của mình.

Ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền cho vay và các hồ sơ do ngân hàng và khách hàng cùng lập.

Quyết định các biện pháp xử lý nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, chuyển nợ quá hạn, thực hiện các biện pháp xử lý đối với khách hàng.

Các Phó Giám đốc

Hỗ trợ Giám đốc trong các mặt nghiệp vụ, giúp Giám đốc chỉ đạo điều hành một số mặt công tác do Giám đốc phân công.

Ký thay Giám đốc và chịu trách nhiệm trƣớc Giám đốc về nhiệm vụ đƣợc giao khi Giám đốc đi vắng theo giấy ủy quyền của Giám đốc.

Tham gia bàn bạc với Giám đốc trong việc điều chỉnh các mặt công tác của chi nhánh.

Các phòng ban

Phòng khách hàng doanh nghiệp lớn: là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao

dịch với khách hàng là các doanh nghiệp lớn, trực tiếp khai thác vốn bằng VND và ngoại tệ, thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng phù hợp với cƣờng độ, thể lệ hiện hành và hƣớng dẫn của Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam. Trực tiếp quảng bá, tiếp thị, giới thiệu và bán sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp lớn.

Phòng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ: là phòng nghiệp vụ trực

tiếp giao dịch với khách hàng là doanh nghiệp nhỏ và vừa, trực tiếp khai thác vốn bằng VND và ngoại tệ. Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lí các sản phẩm tín dụng phù hợp với cƣờng độ, thể lệ hiện hành và hƣớng dẫn của Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam. Trực tiếp quảng bá, tiếp thị, giới thiệu và bán sản phẩm dịch vụ Ngân hàng cho khách hàng vừa và nhỏ.

Phòng khách hàng cá nhân: là phòng nghiệp vụ giao dịch trực tiếp với

19

vốn của khách hàng, kiểm tra tài sản thế chấp, thực hiện chức năng sử dụng nguồn vốn có hiệu quả, hƣớng dẫn khách hàng làm thủ tục vay vốn.

Phòng kế toán: là phòng nghiệp vụ giao dịch trực tiếp với khách hàng. Thực hiện các nghiệp vụ và công việc liên quan đến công tác quản lí tài chính, chi tiêu nội bộ tại chi nhánh, cung cấp các nghiệp vụ Ngân hàng liên quan đến thanh toán, xử lý hạch toán các giao dịch. Quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên hệ thống máy tính, quản lý tiền mặt đến từng giao dịch viên theo đúng quy định của Nhà nƣớc và của NH TMCP Công thƣơng Việt Nam. Thực hiện nhiệm vụ tƣ vấn khách hàng về việc sử dụng các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng. Chịu trách nhiệm các công việc:

Thực hiện các nghiệp vụ có liên quan đến quy trình thanh toán nhƣ thu, chi theo yêu cầu của khách hàng.

Mở tài khoản cho khách hàng, theo dõi thông báo số dƣ của khách hàng trên tài khoản.

Kiểm tra chứng từ khi phát sinh, xử lý kịp thời những sai sót trong hạch toán, tổng hợp số phát sinh trên bảng cân đối kế toán…

Phòng tiền tệ kho quỹ: thực hiện quản lý an toàn kho qu , quản lý tiền mặt theo quy định của NHNN và Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam, ứng và thu tiền mặt cho các doanh nghiệp có thu chi tiền mặt, ngân phiếu thanh toán có trong kho hàng ngày. Thu chi tiền mặt theo yêu cầu của khách hàng.

Phòng tổ chức hành chính: thực hiện các công tác tổ chức cán bộ và đào tạo tại chi nhánh theo đúng chủ trƣơng chính sách của Nhà nƣớc và theo quy định của Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam, thực hiện công tác quản trị văn phòng, phục vụ kinh doanh tại chi nhánh, thực hiện công tác an ninh, an toàn chi nhánh, cụ thể:

Sắp xếp và bố trí đội ngũ cán bộ phù hợp với giai đoạn, xác định rõ chức năng nhiệm vụ, quyền hạn quản trị điều hành từng cấp, từng bộ phận cán bộ.

Xây dựng quy chế quản lý chặt chẽ. Nâng cao nâng suất lao động. Phân phối tiền lƣơng, tiền thƣởng theo lao động hợp lý, công bằng.

Ký kết đầy đủ các hợp đồng của công nhân viên chức, xây dựng nội dung lao động đúng luật Nhà nƣớc đã ban hành.

Trang bị, tu sửa thƣờng xuyên các phƣơng tiện làm việc đảm bảo cho hoạt động của Ngân hàng. Thực hiện các công tác văn phòng nhƣ đánh máy văn thƣ, lập bảng lƣơng …

20

Phòng Tổng hợp & tiếp thị: tham mƣu cho ban lãnh đạo chi nhánh trong công tác lập, xây dựng, giao kế hoạch, tổng hợp báo cáo tại chi nhánh. Theo dõi đôn đốc, đề xuất biện pháp chỉnh sửa, khắc phục, chấn chỉnh, sau thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nội bộ nhằm phòng ngừa, hạn chế rủi ro tại chi nhánh. Thực hiện báo cáo, lƣu giữ hồ sơ liên quan đến các sai sót, khắc phục sau thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nội bộ tại chi nhánh. Tham mƣu cho Ban giám đốc trong điều hành hoạt động kinh doanh tại chi nhánh. Tính toán phân bổ, đánh giá mức độ hoàn thành các chỉ tiêu kinh doanh cho từng bộ phận nghiệp vụ tại chi nhánh dựa trên cơ sở kế hoạch kinh doanh của chi nhánh Ngân hàng Công thƣơng giao. Phân tích tình hình tài chính toàn chi nhánh làm cơ sở tham mƣu, đề xuất ban giám đốc xây dựng kế hoạch, chiến lƣợc phát triển hoạt

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ rủi RO lãi SUẤT tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH cà MAU (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)