6. Các nhận xét khác:
4.1.2 Phân tích tình hình biến động tài sản nhạy cảm với lãi suất của Ngân
Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam chi nhánh Cà Mau
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, việc xác định cơ cấu cũng nhƣ mức độ biến động của các loại tài sản có vai trò quan trọng trong công tác quản lý tài sản vì nó ảnh hƣởng lớn đến thu nhập của NH, trong việc phân loại tài sản nhạy cảm và không nhạy cảm với lãi suất giúp NH có những bƣớc điều chỉnh phù hợp đối với các loại tài sản dễ biến động với lãi suất nhằm tìm ra giải pháp điều chỉnh hợp lý trong hoạt động sử dụng loại tài sản này nhằm hạn chế rủi ro do loại tài sản nhạy cảm này mang lại và đƣa đến thu nhập cao nhất có thể.
Tài sản nhạy cảm lãi suất (TSNCLS) là loại tài sản mà trong đó thu nhập về lãi sẽ thay đổi trong một khoảng thời gian nhất định khi lãi suất thay đổi, tài sản có kỳ hạn càng ngắn thì mức độ nhạy cảm với lãi suất càng cao, các khoản mục đƣợc đƣa vào TSNCLS gồm các khoản mục có thời hạn từ 12 tháng trở lại. Qua bảng số liệu ta thấy, khoản mục TSNCLS của Vietinbank Cà Mau có khoản mục cho vay ngắn hạn.
Cho vay ngắn hạn: qua bảng 4.3 cho biết công tác sử dụng vốn của NH, nó luôn giữ một vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động và phát triển của NH. Cho vay ngắn hạn chủ yếu là để bù đắp sự thiết hụt vốn lƣu động của doanh nghiệp trong các lĩnh vực chế biến xuất khẩu thủy sản, mua hàng kinh doanh, sản xuất hình thức hộ gia đình nhƣ các hoạt động mua cây, con giống, phân bón, buôn bán kinh doanh nhỏ lẻ và tiêu dùng cá nhân. Hoạt động cho vay ngắn hạn trong những năm qua đều tăng mạnh. Năm 2011 với tình hình kinh tế còn chƣa ổn định giá cả trong nƣớc tăng cao do tác động của tăng giá thế giới cùng với việc kiềm chế lạm phát, lãi suất NH tăng đã ảnh hƣởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, hộ gia đình
33
Bảng 4.3: Tình hình tài sản nhạy cảm lãi suất của Vietinbank Cà Mau giai đoạn năm 2010 – năm 2012
Đơn vị tính: Triệu đồng
Nguồn: Phòng Tổng hợp & Tiếp thị, 2013
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Chênh lệch
Năm 2011/Năm 2010 Năm 2012/năm 2011
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Cho vay ngắn hạn 2.484.378 100,00 3.856.679 100,00 4.608.679 100,00 1.372.301 55,24 752.000 19,50
34
để duy trì hoạt động kinh doanh doanh nghiệp, hộ gia đình cần bổ sung nguồn vốn từ việc đi vay ngắn hạn tại NH, đồng thời tình hình đời sống của ngƣời lao động thuộc khu vực nhà nƣớc tại địa phƣơng ở một số ngành có thu nhập thấp nhƣ khối hành chính sự nghiệp, đoàn thể cán bộ công chức xã/phƣờng. Nhìn chung thu nhập bình quân đã tăng đời sống đã cải thiện, nhƣng do giá cả và lạm phát đã làm cho cuộc sống ngƣời làm công ăn lƣơng khó khăn trong việc chi tiêu gia đình, rơi vào tình trạng ăn trƣớc trả sau dẫn đến đi vay tiêu dùng NH, cùng với việc NH tăng cƣờng mở rộng hoạt động tín dụng cho các doanh nghiệp trên địa bàn đặc biệt chú trọng đến các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản với đặc tính chu kỳ sản xuất ngắn dƣới 12 tháng nên cho vay ngắn hạn với loại hình doanh nghiệp này đƣợc NH đặc biệt quan tâm thâm nhập . Vì vậy đã góp phần đƣa tài sản cho vay ngắn hạn của NH lên cao từ 2.484.378 triệu đồng năm 2010 lên 3.856.679 triệu đồng năm 2011 tăng 55,24% và tiếp tục tăng thêm 19,50% vào năm 2012 đƣa giá trị cho vay ngắn hạn năm 2012 lên 4.608.679 triệu đồng.
Mặt khác Cà Mau là một trong bốn ngƣ trƣờng trọng điểm của cả nƣớc có trữ lƣợng và loài đa dạng với giá trị kinh tế cao. Trong những năm qua ngành thủy sản luôn khẳng định là ngành kinh tế mũi nhọn có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà. Vì vậy các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này nhƣ: Tập đoàn Minh Phú, Camimex, Cadovimex, Phú Cƣờng, Quốc Việt, …trở thành khách hàng mục tiêu và thân tín của Vietinbank Cà Mau. Năm 2011 tôm Việt Nam đã có mặt ở 91 thị trƣờng trong đó có M , Nhật Bản, EU là 3 thị trƣờng lớn nhất, đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản rộng lớn tiêu thụ hàng hóa xuất khẩu nâng cao doanh thu càng tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động cho vay và thu nợ của Vietinbank Cà Mau. NH cũng là một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh với mục đích lợi nhuận dựa trên việc cho vay khách hàng đảm bảo nguyên tắc “An toàn – Hiệu quả – Tăng trƣởng”. Trong năm 2012 tình kinh tế thế giới khó khăn tác động bất lợi đến một số ngành kinh tế chủ chốt của tỉnh cụ thể là chế biến thủy sản xuất khẩu đã ảnh hƣởng trực tiếp đến doanh nghiệp, nông dân và công nhân. Nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp giúp hỗ trợ doanh nghiệp vƣợt qua khó khăn bên cạnh đẩy mạnh hoạt động cho vay của NH với những điều kiện khắt khe của NH đúng quy định của NHNN. Vietinbank Cà Mau đã thực hiện chƣơng trình nhằm vào đối tƣợng doanh nghiệp “chung tay vƣợt khó cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ”, doanh nghiệp có thể vay vốn ƣu đãi giảm tới 3% so với lãi suất thông thƣờng cùng với việc NH ƣu đãi riêng cho từng đối tƣợng doanh nghiệp vƣợt qua thời kỳ khó khăn. với nỗ lực chung tay cùng phát triển đã đẩy doanh số
35
tín dụng ngắn hạn của Vietibank 6 tháng cuối năm tăng lên đáng kể đạt 4.608.679 triệu đồng.
Thông qua bảng 4.4 ta thấy 6 tháng đầu năm 2013 tỷ trọng cho vay ngắn hạn tăng 31,39% đồng nghĩa với TSNCLS tăng 31,39%, những tháng đầu năm 2013 tình hình hoạt động của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản gặp nhiều khó khăn do mặt hàng thủy sản nổi bật là tôm xuất sang thị trƣờng M phải chịu thuế cao gánh cả 2 loại thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp lên tới 4,52% đã dẫn đến các doanh nghiệp chỉ duy trì hoạt động kinh doanh, hạn chế mở rộng sản xuất chờ tín hiệu tốt từ kinh tế EU. Do đó dẫn đến việc vay ngắn hạn thu mua nguyên liệu của các doanh nghiệp duy trì ổn định chƣa có bƣớc đột phá trong 6 tháng đầu năm so với cuối năm 2012 nhƣng là bƣớc tăng trƣởng cao so với cùng kỳ năm 2012, cùng với đó hoạt động cho vay tiêu dùng, vay phục vụ mua cây con, giống của các hoạt động tạo nguyên liệu nông thủy sản của ngƣời dân trong những tháng bƣớc vào mùa vụ. Bên cạnh hoạt động tín dụng cho ngành thủy sản thì NH hoạt động tín dụng ngắn hạn cho vay tiêu dùng, hoạt động dịch vụ đã góp phần tăng doanh số tín dụng của NH. Bảng 4.4: Tình hình tài sản nhạy cảm lãi suất của Vietinbank Cà Mau
6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
Nguồn: Phòng Tổng hợp & Tiếp thị, 2013