Giải pháp làm giảm chi phí

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp tư nhân di phát (Trang 74)

Nhƣ chúng ta đã phân tích một trong những nguyên nhân làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp là chi phí khá cao. Do đó doanh nghiệp cần thấy những chỉ tiêu hạn chế và nguồn lực khai thác, mà trong tổng chi phí thì ta luôn thấy giá vốn hàng bán luôn chiếm tỷ trọng cao trong. Việc hạ thấp các khoản chi phí này là một bộ phận hữu hiệu giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng tốt.

- Đối với chi phí quản lý doanh nghiệp: Xây dựng định mức sử dụng điện, nƣớc, điện thoại lập dự toán chi phí trong ngắn hạn giúp công tác quản lý chi phí cụ thể hơn. Thực hiện công khai công tác quản lý chi phí đến từng bộ phận trực thuộc doanh nghiệp để đề ra giải pháp cụ thể nhằm tối thiểu hóa các loại chi phí .

- Thực hiện công khai chi phí để đề ra biện pháp cụ thể tiết kiệm chi phí. - Tìm kiếm thông tin về các nhà cung ứng, tạo lập mối quan hệ lâu dài với họ để họ cung cấp sản phẩm với giá cả phải chăng, đúng chủng loại, đảm bảo chất lƣợng nâng cao uy tín cho doanh nghiệp.

- Có phƣơng pháp quản lý, bảo quản sản phẩm hợp lý không để hƣ hỏng, mất mát.

- Đối với các loại tài sản đã đƣợc khấu hao hết nên thanh lý hoặc nhƣợng bán để tái đầu tƣ mở rộng sản xuất.

Trang 63

CHƢƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 Kết luận

Trong nền kinh tế thị trƣờng, với xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, ngày càng có nhiều doanh nghiệp ra đời và sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng trở nên gay gắt. Các doanh nghiệp muốn tồn tại và đứng vững trên thƣơng trƣờng thì đòi hỏi doanh nghiệp kinh doanh phài có hiệu quả và hiệu quả ngày càng tốt.

Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh không những là nhiệm vụ trƣớc mắt mà còn là nhiệm vụ lâu dài của bất kỳ doanh nghiệp nào. Là một trong những nội dung quan trọng nhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thông thƣờng việc phân tích này giúp cho các nhà quản lý thấy đƣợc những mặt còn khó khăn, những mặt còn hạn chế về sử dụng vốn, về chi phí bỏ ra và mang lại doah thu, lợi nhuận là bao nhiêu…bên cạnh đó còn giúp cho nhà lãnh đạo phát hiện đƣợc những khả năng tiềm tàng của đơn vị để có biện pháp khai thác sử dụng triệt để các nguồn lực hiện có của doanh nghiệp.

Muốn nâng cao hiệu quả kinh doanh, bản thân doanh nghiệp phải chủ động sáng tạo, hạn chế những khó khăn, tăng những thuận lợi để tạo ra môi trƣờng hoạt động có lợi cho mình. Vai trò quyết định của doanh nghiệp đƣợc thể hiện trên 2 mặt:

- Biết khai thác và tận dụng những điều kiện và yếu tố thực lợi của môi trƣờng bên ngoài.

- Doanh nghiệp phải chủ động tạo ra những điều kiện, yếu tố cho chính bản thân mình để phát triển.

Cả 2 mặt này cần phải phối hợp đồng bộ thì mới tận dụng đƣợc tối đa các nguồn lực thì doanh nghiệp mới đạt hiệu quả tối ƣu. Doanh thu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp dần đƣợc nâng cao.

Về mặt chi phí thì chi phí ngày càng tăng lên đã dẫn đến sự biến động không đồng đều giữa doanh thu và chi phí qua các năm đã tác động đến lợi nhuận, làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp cũng có sự biến động. Việc sử dụng hợp lý các khoản chi phí sẽ tác dụng cải thiện lợi nhuận của doanh nghiệp. qua phân tách kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tƣ nhân Di Phát đã cho thấy những mặt mạnh, mặt yếu của doanh nghiệp. doanh

Trang 64 nghiệp cần phải cố gắng hơn nữa trong tiêu thụ hàng hoá để có thể khắc phục khó khăn và giữ vững đƣợc hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

6.2 Kiến nghị

Qua thời gian đƣợc tiếp xúc và tìm hiểu thực tế tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tƣ nhân Di Phát. Em xin đƣa ra một số kiến nghị sau:

* Đối với doanh nghiệp

- Trƣớc mắt doanh nghiệp cần xác định mục tiêu chiến lƣợc kinh doanh, đề ra các hình thức, bƣớc đi thích hợp , tập trung cho những mục tiêu chủ yếu, có nhu cầu việc sản xuất kinh doanh mới đem lại hiệu quả cao, tạo ra những bƣớc phát triển mới làm tiền đề cho việc ổn định và phát triển của doanh nghiệp trong thời gian tới.

- Phải phát huy hết năng lực trong khai thác cơ sở vật chất hiện có. - Doanh nghiệp cần đa dạng hóa các mặt hàng kinh doanh của mình nhiều hơn. Những mặt hàng nào có giá trị gia tăng nhiều cho doanh nghiệp cần có xu hƣớng đầu tƣ nhiều hơn.

- Tăng cƣờng kiểm soát chặt chẽ và thực hiện tiết kiệm chi phí giúp tăng lợi nhuận và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

- Theo dõi nắm bắt hoạt động và phân tích tình hình để tìm ra nguyên nhân tồn tại những mặt hạn chế và tiếp tục phát huy những mặt tích cực để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

- Doanh nghiệp cần mở rộng thêm thị trƣờng hoạt động, phát triển mạng lƣới kinh doanh nhiều hơn nữa.

- Luôn đảm bảo số lƣợng và chất lƣợng các mặt hàng cho khách hàng, đặt sự tín nhiệm của khách hàng lên hàng đầu.

- Hạn chế tối đa hao hụt hàng hóa trong khâu xuất- nhập- tồn. Có chính sách tồn trữ hàng hóa thích hợp với nhu cầu thị trƣờng để tránh tình trạng làm mất khách hàng hoặc ứ đọng vốn.

* Đối với nhà nước

- Ổn định giá trị đồng nội tệ, giúp cho giá cả của hàng hóa đƣợc ổn định từ đó làm giá vốn hàng bán của các doanh nghiệp đƣợc giảm hạ giá thành sản phẩm.

- Khuyến khích ngƣời dân sử dụng sản phẩm nội địa.

- Tạo môi trƣờng cạnh tranh, điều kiện pháp lý công bằng cho các doanh nghiệp kinh doanh cùng lĩnh vực, nghiêm cấm mọi hành vi trục lợi, liên kết tăng giá và các hành vi khác làm mất ổn định thị trƣờng.

- Đầu tƣ cơ sở hạ tầng phát triển khu vực vùng sâu, vùng xa tạo điều kiện cho khách hàng tiếp cận nguồn hàng với giá rẻ hơn và các doanh nghiệp

Trang 65 có thêm nhiều cơ hội mở rộng kênh phân phối, khai thác thêm thị trƣờng tiềm năng.

Trang 66

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Quốc Dũng, 2010, Bài giảng kế toán tài chính, Đại học Cần Thơ. 2. Võ Văn Nhị, 2007, Kế toán tài chính, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

3. Nguyễn Minh Kiều, 2006, Tài chính doanh nghiệp, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh .

4. Trần Bá Trí, 2008, Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh, Đại học Cần Thơ.

5. Nguyễn Hồ Anh Khoa, 2010, Phân tích hoạt động kinh doanh, Đại học Cần Thơ.

6. Huỳnh Lợi, 2003, Kế toán quản trị, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

7. Trịnh Công Sơn và Đào Nguyên Phi, 2006, Phân tích hoạt động kinh doanh, Đại học kinh tế Huế.

8. Nguyễn Thị My và Phan Đức Dũng, 2006, Phân tích hoạt động kinh doanh, Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh.

Trang 67

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp tư nhân di phát (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)