Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của nông hộ trồng lúa ở thị xã bình minh tỉnh vĩnh long (Trang 31)

a) Địa hình

Địa hình Thị xã Bình Minh khá bằng phẳng (độ dốc nhỏ hơn 20), thấp dần từ Bắc xuống Nam.

Cao trình khá thấp so với mực nƣớc biển (cao trình trung bình từ 0,6 đến 1,2m so với mực nƣớc biển).

b) Khí hậu

Tỉnh Vĩnh Long nói chung hay Thị xã Bình Minh nói riêng đều mang đặc thù của khí hậu nhiệt đới gió mùa, quanh năm nóng ẩm, có chế độ nhiệt tƣơng đối cao và bức xạ dồi dào.

Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình cả năm từ 27 - 28oC, so với thời kỳ trƣớc năm 1996 nhiệt độ trung bình cả năm có cao hơn khoảng 0,5-1oC. Nhiệt độ tối cao 36,9oC; nhiệt độ tối thấp 17,7oC. Biên độ nhiệt giữa ngày và đêm bình quân 7-8oC.

Bức xạ: Bức xạ tƣơng đối cao, bình quân số giờ nắng/ngày là 7,5 giờ. Bức xạ quang hợp/năm 795.600 kcal/m2. Thời gian chiếu sáng bình quân năm đạt 2.181 - 2.676 giờ/năm. Điều kiện dồi dào về nhiệt và nắng là tiền đề cho sự phát triển nông nghiệp trên cơ sở thâm canh, tăng vụ.

Ẩm độ: ẩm độ không khí bình quân 74 - 83%, trong đó năm 1998 có ẩm độ bình quân thấp nhất 74,7%; ẩm độ không khí cao nhất tập trung vào tháng 9 và tháng 10 giá trị đạt trung bình 86 - 87% và những tháng thấp nhất là tháng 3 ẩm độ trung bình 75-79%.

Lƣợng bốc hơi: Lƣợng bốc hơi bình quân hàng năm của Tỉnh khá lớn, khoảng 1.400-1.500mm/năm, trong đó lƣợng bốc hơi/ tháng vào mùa khô là 116-179 mm/tháng.

Lƣợng mƣa và sự phân bố mƣa: Lƣợng mƣa bình quân qua các năm từ 1995 đến 2001 có sự chênh lệch khá lớn. Tổng lƣợng mƣa bình quân cao nhất trong năm là 1.893,1 mm/năm (năm 2000) và thấp nhất 1.237,6 mm/năm điều này cho thấy có sự thay đổi thất thƣờng về thời tiết. Do đó ảnh hƣởng lớn đến sự thay đổi các đặc trƣng của đất đai cũng nhƣ điều kiện phát triển sản xuất

17

nông nghiệp. Mặt khác, lƣợng mƣa năm của tỉnh phân bố tập trung vào tháng 5-11 dƣơng lịch, chủ yếu vào tháng 8-10 dƣơng lịch.

Yếu tố khí hậu cơ bản qua các năm khá thuận lợi cho nông nghiệp theo hƣớng đa canh, thâm canh tăng vụ. Tuy nhiên, do lƣợng mƣa tập trung vào mùa mƣa cùng với lũ tạo nên những khu vực bị ngập úng ở phía bắc Quốc lộ 1A và những nơi có địa hình thấp trũng làm hạn chế và gây thiệt hại đối với sản xuất nông nghiệp ảnh hƣởng đến đời sống cộng đồng và môi trƣờng khu vực.

c) Thủy văn

- Chế độ thủy văn chịu ảnh hƣởng của chế độ bán nhật triều không đều, biên độ triều khá lớn, một số vùng trên triều tự chảy hòan toàn.

+ Nguồn nƣớc mặt: có hệ thống sông ngòi, mạng lƣới kênh rạch và kênh mƣơng nội đồng khá phát triển, chế độ dòng chảy tƣơng đối điều hoà, nguồn nƣớc lại khá dồi dào, lƣu lƣợng nƣớc lớn rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp trồng lúa và các loại cây ăn trái có giá trị kinh tế cao…Ngoài ra, chất lƣợng nƣớc mặt nhìn chung thích hợp cho sự phát triển của cá tôm cũng nhƣ thủy sinh vật.

+ Nguồn nƣớc ngầm: nƣớc ngầm ngọt có chất lƣợng tốt ở độ sâu 200- 350m, chủ yếu ở tầng Pliocen đƣợc sử dụng phổ biến cho sinh hoạt.

- Tình hình ngập lũ: hàng năm lũ bắt đầu từ tháng 8, 9 và kết thúc vào tháng 11, 12. Nhìn chung ngập lũ của thị xã xảy ra hàng năm nhƣng ít nghiêm trọng so với các tỉnh, huyện đầu nguồn khác.

d) Đất đai

Qua số liệu thống kê của chi cục thống kê thị xã Bình Minh cho thấy đất nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất (75,25%) với 6.895,2 ha, các loại đất còn lại nhƣ đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất phi nông nghiệp… chiếm tỷ trọng tƣơng đối thấp. Nhìn chung, tài nguyên đất đai của huyện đã đƣợc khai thác sử dụng phù hợp với điều kiện tự nhiên trong vùng. Phần lớn diện tích đất nông nghiệp đã đƣợc đầu tƣ thâm canh, nâng cao mức thu nhập trên một đơn vị diện tích đất sản xuất; đồng thời, đang có xu hƣớng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng khối lƣợng các loại nông sản có giá trị kinh tế cao.

18 Bảng 3.1: Tình hình đất đai Diện tích Tỷ lệ (%) Đất nông nghiệp 6.895,2 75,25 Đất lâm nghiệp - - Đất nuôi thủy sản 30 0,33

Đất phi nông nghiêp 1.153,4 12,60

Sông, gạch 1.084,8 11,82

Đất chƣa sử dụng - -

Tổng 9.163,4 100%

(Nguồn: Chi cục thống kê Thị Xã Bình Minh tháng 6 năm 2013)

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của nông hộ trồng lúa ở thị xã bình minh tỉnh vĩnh long (Trang 31)