Hiệu quả tài chính của nông hộ trồng lúa ở Thị xã Bình Minh–Vĩnh Long

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của nông hộ trồng lúa ở thị xã bình minh tỉnh vĩnh long (Trang 56)

4.2.1 Phân tích và so sánh các khoảng mục chi phí đầu tƣ sản xuất lúa Đông Xuân và Hè Thu

Chi phí sản xuất ở một vụ lúa trung bình trên 1.000 m2 đất canh tác bao gồm chi phí phân bón, chi phí thuê lao động, chi phí nông dƣợc, chi phí giống và một phần chi phí khác. Chi phí sản xuất ở từng vụ lúa là khác nhau, từng loại chi phí cũng chiếm một tỷ trọng khác nhau trong từng vụ. Kết quả tính

42

toán từ số liệu thu thập của các nông hộ trồng lúa ở vụ Đông Xuân và Hè Thu đƣợc trình bày trong bảng 4.15.

Bảng 4.15: Chi phí sản xuất lúa trung bình trong 2 vụ Đông Xuân và Hè Thu Đơn vị tính: Đồng/1000 m2

Khoản mục

Vụ Đông Xuân Vụ Hè Thu

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Chi phí phân bón 336.780 18,42 381.512 19,10 Chi phí lao động Chi phí lao động gia đình 316.430 17,31 346.239 17,33 Chi phí lao động thuê 498.081 27,24 527.651 26,41 Chi phí thuốc 559.325 30,59 620.375 31,05 Chi phí giống 117.893 6,44 122.000 6,11 Tổng chi phí 1.828.509 100,00 1.997.777 100,00

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra thực tế 9/2013)

Kết quả điều tra cho thấy, Chiếm tỷ trọng cao trong khoản mục chi phí sản xuất vụ Đông Xuân là chi phí phân bón chiếm khoảng 18,42% tƣơng đƣơng 336.780 đồng, vụ Hè Thu chi phí phân bón chiếm khoảng 19,10% tƣơng đƣơng 381.512 đồng trong tổng chi phí. Kế đến là chi phí lao động vụ Đông Xuân, bao gồm chi phí lao động gia đình chiếm 17,31% và chi phí lao động thuê chiếm 27,24% so với vụ Hè Thu, chi phí lao động gia đình chiếm 17,33% và chi phí lao động thuê chiếm 26,41%, về mặc chi phí lao động ta thấy 2 vụ Đông Xuân và Hè Thu có chút tƣơng đƣơng với nhau. Chi phí thuốc vụ Đông Xuân là 559.325 đồng tƣơng đƣơng 30,59% so với vụ Hè Thu là 620.375 đồng tƣơng đƣơng 31,05%, ta thấy vụ Hè Thu với sự chuyển biến phức tạp của nhiều loại sâu, bệnh hại lúa nên vào vụ này nông dân thƣờng bỏ chi phí thuốc, phân bón và cả chi phí lao động nhiều hơn vụ Đông Xuân để góp phần bảo vệ và chăm sóc tốt cho cánh đồng của mình. Nông dân thƣờng rất chú trọng phân và thuốc nên chi phí này chiếm phần lớn trong chi phí sản xuất lúa. Một cách tổng quát hơn, tổng chi phí canh tác của 2 mô hình đƣợc thể hiện bằng biểu đồ dƣới đây:

43

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra thực tế 9/2013)

Hình 4.5: Chi phí sản xuất lúa trung bình trong 2 vụ Đông Xuân và Hè Thu Nhìn vào hình ta thấy tổng chi phí sản xuất lúa trung bình vụ Đông Xuân thấp hơn chi xuất sản xuất lúa vụ Hè Thu khoảng 169.268 đồng. Điều này cho thấy, vụ Hè Thu do đồng lúa thƣờng bị nhiều dịch bệnh, sâu rầy phá hại… hơn vụ Đông Xuân, cho nên bà con nông dân thƣờng dành chi phí nhiều hơn vào việc phun thuốc, bón phân nhằm giúp cây lúa sinh trƣởng và phát triển tốt hơn. Chính vì vậy, chi phí vụ Hè Thu thƣờng cao hơn vụ Đông Xuân.

+ Chi phí giống

Chi phí giống của nông hộ phụ thuộc vào lƣợng giống sử dụng gieo sạ và giá lúa giống. Bảng 4.16 thể hiện chi phí giống trung bình của nông hộ trồng lúa ở 2 vụ Đông Xuân và Hè Thu. Tùy vào điều kiện thời tiết từng vụ mà nông hộ ở đây tăng giảm lƣợng giống cho thích hợp. Cụ thể:

1,828,509 1,997,777 1700000 1750000 1800000 1850000 1900000 1950000 2000000

44

Bảng 4.16: Chi phí giống trung bình của nông hộ

ĐVT: Đồng

Chi phí giống Vụ Đông Xuân Vụ Hè Thu

Cao nhất 250.000 300.000

Trung bình 117.893 122.000

Thấp nhất 77.000 85.000

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra thực tế 9/2013)

Kết quả điều tra thực tế cho thấy, vào vụ Đông Xuân nông dân thƣờng chi tiền cho chi phí giống trung bình vào khoảng 117.893 đồng/1.000 m2, thấp hơn chi phí giống mà nông dân sản xuất trong vụ Hè Thu là 122.000 đồng/1.000 m2

. Chi phí giống cao nhất trong vụ Đông Xuân là 250.000 đồng/1.000 m2

và thấp nhất là 77.000 đồng/1.000 m2. Còn vụ Hè Thu thì chi phí giống cao nhất là 300.000 đồng/1.000 m2 và thấp nhất là 85.000 đồng/1.000 m2

.

Chính vì vậy để giảm chi phí cây giống thì nông hộ cần trồng lúa với mật độ phù hợp mà vẫn đảm bảo đạt năng suất cao, mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

+ Chi phí phân bón

Chi phí phân bón là tổng số tiền nông hộ bỏ ra mua phân bón cho cây lúa trên diện tích sản xuất của họ, chiếm tỷ trọng cao hơn các loại chi phí khác vì đó là một trong những nhân tố tác động đến năng suất của lúa nên nông dân thƣờng sử dụng rất nhiều so với các yếu tố đầu vào khác. Công thức bón, loại phân, thời điểm bón của nông hộ trong mô hình thƣờng là kinh nghiệm bản thân, hoặc do đƣợc tập huấn kỹ thuật.

Các loại phân thƣờng đƣợc nông hộ sử dụng là NPK (20-20-15), NPK (16-16-8), Urê, DAP, Kali, Lân, phân bón lá,…

- Phân Urê là chất tạo hình của cây lúa đƣợc xem là thành phần chủ yếu của protein.

- Phân Lân giúp hình thành các bộ phận mới của cây, kích thích sự phát triển của rễ cây, đẻ nhánh nảy chồi, thúc đẩy cây ra hoa kết quả sớm và nhiều, giúp rễ cây ăn sâu vào đất, lan rộng ra chung quanh, chống chịu đƣợc hạn và ít đỗ ngã. Lân giúp tăng đặc tính chống chịu với yếu tố không thuận lợi nhƣ: Chống rét, chống hạn, độ chua đất, một số sâu bệnh,…

45

- Phân Kali giúp tổng hợp và vận chuyển các chất làm cây cứng chắc, ít đổ ngã, tăng khả năng chống chịu đối với tác động không có lợi từ bên ngoài, chống 1 số bệnh… góp phần phẩm chất lúa góp phần tăng năng suất của cây. Kali làm hạt lúa tròn, sáng chắc tăng khả năng bảo quản.

Bảng 4.17: Chi phí phân bón trên 1000m2 đất trồng lúa của nông hộ

ĐVT: Đồng

Chi phí phân bón Vụ Đông Xuân Vụ Hè Thu

Cao nhất 597.308 645.385

Trung bình 336.780 381.512

Thấp nhất 215.692 239.231

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra thực tế 9/2013)

Trong quá trình trồng lúa thì việc bón phân là một trong những khâu qua trọng trong việc nâng cao năng suất lúa. Và việc bón phân đúng lúc, đúng liều lƣợng không những tiết kiệm đƣợc chi phí mà còn giúp cho hiệu quả trồng lúa đƣợc tốt hơn. Nhìn chung, đa phần ngƣời nông dân sử dụng phân để bón đều dựa trên kinh nghiệm cá nhân. Nhiều hộ nông dân cho rằng bón phân càng nhiều thì sẽ làm cho cây lúa mau phát triển và đạt hiệu quả cao. Chính việc sử dụng phân bón dựa trên kinh nghiệm và ý nghĩ bón phân không đúng không những làm lãng phí phân bón mà còn làm cho chi phí tăng lên rất cao.

Nhìn vào bảng 4.17 ta thấy, chi phí phân bón trung bình vụ Đông Xuân là 336.780 đồng/1000m2 đất canh tác thấp hơn so với chi phi phân bón trung bình vụ Hè Thu là 381.512 đồng/1000m2, thấp hơn 44.732 đồng/1000m2 đất canh tác. Ở đây có sự chênh lệch giữa chi phí giữa vụ Đông Xuân và Hè Thu là do tùy thuộc vào liều lƣợng bón, mật độ trồng ở mỗi hộ khác nhau. Vụ Hè Thu do mật độ gieo sạ thƣờng cao hơn nhiều so với vụ Đông Xuân, vì thế chi phí phân bón cao, cao nhất là 645.385 đồng/1.000 m2 và thấp nhất là 239.231 đồng/1.000 m2. Khi đó, vụ Đông Xuân chi phí phân bón cao nhất là 597.308 đồng/1.000 m2

và thấp nhất 215.692 đồng/1.000 m2.

Khối lƣợng N, P, K trung bình đƣợc nông hộ sử dụng trong vụ Đông Xuân và Hè Thu, thể hiện qua bảng 4.18:

46

Bảng 4.18: Khối lƣợng N, P, K nguyên chất trung bình trong 2 vụ Đông Xuân và Hè Thu

ĐVT: Đồng/1000 m2

Khoản mục Lƣợng sử dụng

Vụ Đông Xuân Vụ Hè Thu

Khối lƣợng N 6,88 7,41

Khối lƣợng P 3,33 4,15

Khối lƣợng K 3,98 4,46

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra thực tế 9/2013) + Chi phí thuốc BVTV

Qua phỏng vấn thực tế thì trong quá trình sản xuất nông hộ sử dụng rất nhiều thuốc bao gồm: Thuốc sâu, thuốc cỏ, thuốc bệnh, thuốc dƣỡng,… Chi phí thuốc chủ yếu dựa vào tổng số tiển bỏ ra cho một vụ lúa. Liều lƣợng sử dụng thì chủ yếu dựa vào kinh nghiệm bản thân, hƣớng dẫn trên nhãn chai là chủ yếu và tùy tình hình dịch bệnh ở mùa vụ mà sử dụng khác nhau. Chi phí thuốc bỏ ra chiếm khoảng 30,59% trong tổng chi phí và có sự biến động nhiều ở cả hai mô hình, chứng tỏ dịch bệnh ngày càng phát triển mạnh.

Bảng 4.19: Chi phí thuốc BVTV trên 1000m2 đất trồng lúa của nông hộ

ĐVT: Đồng Chi phí thuốc Vụ Đông Xuân Vụ Hè Thu

Cao nhất 700.000 700.000

Trung bình 559.325 620.375

Thấp nhất 250.000 300.000

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra thực tế 9/2013)

Qua số liệu thống kê cho thấy, chi phí thuốc BVTV trong vụ Đông Xuân trung bình nông dân sử dụng là 559.325 đồng thấp hơn so với chi phí thuốc BVTV vụ Hè Thu là 620.375 đồng, thấp hơn 61.050 đồng. Điều này cho thấy thực trạng vụ Hè Thu có nhiều sâu, bệnh hại lúa hơn vụ Đông Xuân nên bà con nông dân sử dụng nhiều thuốc BVTV hơn để phòng ngừa và chữa trị cho ruộng lúa của mình.

+ Chi phí lao động

Trong quá trình sản xuất nông nghiệp, lao động là một yếu tố đầu vào không thể thiếu. Lao động gồm có lao động gia đình và lao động thuê, đƣợc tính theo ngày công lao động, một ngày công lao động đƣợc hiểu là ngày làm

47

việc bình thƣờng gồm có 8 tiếng. Tuy nhiên vì rất khó xác định số ngày công trong hoạt động sản xuất nông nghiệp nên chi phí lao động gia đình của nông hộ chỉ là giá trị tƣơng đối. Hầu hết trong quy trình sản xuất lúa từ làm đất, gieo sạ, phun thuốc, suốt, vận chuyển đều có thuê mƣớn lao động,… Tuy nhiên không phải nông hộ nào cũng vậy, sử dụng lao động nhà sẽ góp phần giảm đƣợc chi phí rất lớn.

Tùy theo mỗi khâu khác nhau mà sẽ có cách trả tiền khác nhau. Thuê lao động làm đất sẽ trả tiền theo công và thƣờng chỉ thuê ở giai đoạn bừa và trục hay dọn đất khâu còn lại thƣờng dùng lao động nhà nhƣ bơm nƣớc, đốt rơm, cấy dặm,… Phun thuốc đƣợc trả tiền theo bình cho mỗi lần phun, bón phân tính theo công, nhƣng đa phần khâu này thƣờng sử dụng lao động nhà.

Đối với khâu cắt suốt và vận chuyển đến nơi tiêu thụ do địa bàn hầu nhƣ chỉ bán lúa tƣơi. Khâu cắt và suốt sẽ dùng máy gặt đập liên hợp sẽ đƣợc tính theo công và giá gặt này có bao gồm tiền vận chuyển về nhà.

Qua số liệu điều tra đƣợc, chi phí lao động trung bình của nông hộ vụ Đông Xuân là 814.511 đồng/1.000 m2 chiếm 44,55% trong tổng chi phí sản xuất của vụ và vụ Hè Thu là 873.890 đồng/1.000 m2 chiếm 43,74% trong tổng chi phí sản xuất của vụ. Những nông hộ có diện tích quá ít thì chủ yếu sử dụng lao động gia đình, chỉ thuê một số khâu cần thiết.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của nông hộ trồng lúa ở thị xã bình minh tỉnh vĩnh long (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)