Tình hình sản xuất của nông hộ

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của nông hộ trồng lúa ở thị xã bình minh tỉnh vĩnh long (Trang 51)

4.1.2.1 Nguồn cung cấp giống

Qua số liệu điều tra thực tế cho thấy trong những vụ mùa gần đây bà con thƣờng sử dụng nhiều giống lúa chủ lực nhƣ: IR50404, OM5451, OM5960, OM2395…Giống lúa trên diện rộng hiện nay là các giống cũ do đó năng suất khá hạn chế vì giống đã bị thoái hóa và bị nhiễm bệnh. Vì vậy cần có một số giống mới cho năng suất và chất lƣợng cao để bổ sung vào cơ cấu giống nông nghiệp hiện nay. Có khá nhiều nguồn cung cấp giống và yếu tố giống là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến năng suất và chất lƣợng của sản phẩm. Bảng 4.8 thể hiện tình hình mua giống từ các nguồn khác nhau của nông hộ.

37 Bảng 4.8: Nguồn cung cấp giống cho nông hộ

Nguồn cung cấp giống Số hộ Tỷ lệ (%)

Trữ từ các mùa trƣớc 31 38,75

Mua từ các hộ khác 10 12,50

Nhà nƣớc cung cấp 7 8,75

Từ trung tâm giống cây trồng 32 40

Nguồn cung cấp khác 0 0

Tổng 80 100

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra thực tế 9/2013)

Qua kết quả thống kê cho thấy phần lớn ngƣời dân sử dụng giống đƣợc trữ từ các mùa trƣớc và mua từ trung tâm giống cây trồng để phục vụ nhu cầu sản xuất của mình. Nông dân chủ yếu mua giống từ các trung tâm giống cây trồng để sản xuất chiếm tỷ lệ là 40% với 32 hộ, kế tiếp là trữ từ các mùa trƣớc với 31 hộ chiếm 38,75%, giống đƣợc nông dân mua từ các hộ khác chiếm 12,5% (10 hộ) và thấp nhất là đƣợc nhà nƣớc cung cấp chiếm 8,75% (7 hộ).

4.1.2.2 Thông tin về kỹ thuật canh tác

Kỹ thuật canh tác tốt góp phần rất lớn vào việc nâng cao năng suất lúa để từ đó năng suất trên mỗi vụ đƣợc tăng lên. Ngƣời nông dân có nhiều cách để tiếp cận thông tin liên quan đến kỹ thuật trồng và chăm sóc lúa từ nhiều nguồn khác nhau, sau đó chọn lọc và áp dụng phù hợp với điều kiện nông hộ mình. Đồng thời, nông hộ cũng nhận thấy đƣợc đâu là nguồn cung cấp thông tin kỹ thuật canh tác hữu ích nhất đối với mình. Nguồn thông tin khoa học kỹ thuật hỗ trợ cho nông hộ trong quá trình sản xuất đƣợc thống kê nhƣ sau:

38 Bảng 4.9: Nguồn thông tin khoa học kỹ thuật

Nguồn Số hộ Tỷ lệ (%)

Cán bộ khuyến nông 19 23,75

Cán bộ từ các trƣờng huyện 0 0

Ngƣời quen 30 37,50

Nhân viên thuốc bảo vệ thực vật 47 58,75

Cán bộ hội nông dân 7 8,75

Phƣơng tiện thông tin đại chúng 80 100

Hội chợ tham quan 21 26,25

Khác 0 0

Cở mẫu 80 -

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra thực tế 9/2013)

Thống kê cho thấy các hộ nông dân tiếp nhận thông tin về kỹ thuật sản xuất từ nhiều nguồn khác nhau, đặc biệt có 100% các nông hộ tiếp nhận thông tin từ các phƣơng tiện thông tin đại chúng nhƣ đài truyền hình, truyền thanh, sách báo... đây là hình thức phổ biến giúp nông dân vừa thƣ giãn vừa học hỏi thêm kiến thức về trồng lúa và có thể trao đổi kinh nghiệm trồng lúa từ các chƣơng trình truyền hình nhƣ “Bạn của nhà nông, Bản tin khuyến nông, Nhà nông làm giàu,…”. Bên cạnh đó ngƣời nông dân còn tiếp thu nguồn thông tin khoa học kỹ thuật qua nhân viên thuốc BVTV với tỷ lệ 58,75%, nguồn thông tin này có đƣợc là nhờ việc các nhân viên chủ động đến tận nhà ngƣời dân để tƣ vấn, giới thiệu các kỹ thuật mới. Ngoài ra, Nông dân còn trao đổi, tiếp thu những thông tin, kiến thức, kỹ thuật canh tác qua lại lẫn nhau chiếm 37,5%. Những nguồn thông tin khoa học kỹ thuật từ cán bộ hội nông dân, cán bộ khuyến nông cũng hỗ trợ một phần thông tin cần thiết cho bà con nông dân yên tâm tham gia sản xuất lúa đạt hiệu quả hơn.

Việc tổ chức chuyển giao khoa học kỹ thuật còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế, vì vậy khi triển khai hội thảo thì số nông dân đƣợc biết đến rất ít và cũng không chủ động tham gia hội thảo tại địa phƣơng.

4.1.2.3 Vật tư nông nghiệp

Trong sản xuất kinh doanh thì chi phí cho các yếu tố đầu vào là yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất và lợi nhuận của một quá trình sản xuất, trong sản xuất nông nghiệp cũng vậy giá cả vật tƣ nông nghiệp có vai trò quan trọng ảnh hƣởng đến năng suất và lợi nhuận của nông hộ. Bảng 4.10 cho thấy

39

nông dân thƣờng mua vật tƣ nông nghiệp ở những dịa điểm nào để phục vụ quá trình sản xuất lúa của mình, cụ thể:

Bảng 4.10: Địa điểm mua vật tƣ nông nghiệp của hộ nông dân trong mẫu điều tra

Địa điểm mua vật tƣ nông nghiệp Số hộ Tỷ lệ (%) Cửa hàng vật tƣ nông nghiệp 18 22,5

Đại lý tƣ nhân 62 77,5

Khác 0 0

Tổng 80 100

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra thực tế 9/2013)

Theo kết quả phỏng vấn, có 22,5% hộ sản xuất lúa mua vật tƣ nông nghiệp bao gồm phân bón, thuốc trừ sâu,… ở các cửa hàng vật tƣ nông nghiệp và 77,5% số hộ mua vật tƣ nông nghiệp tại các đại lý tƣ nhân tại địa phƣơng. Bảng 4.11: Các hình thức thanh toán khi mua vật tƣ nông nghiệp

Hình thức thanh toán Số hộ Tỷ lệ (%)

Trả trƣớc 26 32,5

Trả sau khi thu hoạch 40 50

Trả theo thỏa thuận 14 17,5

Tổng 80 100

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra thực tế 9/2013)

Bảng số liệu 4.11 cho ta thấy phần lớn các nông hộ lựa chọn phƣơng thức mua vật tƣ nông nghiệp trả sau khi thu hoạch và bán sản phẩm chiếm tỷ lệ cao 50%, nguyên nhân chính của việc chọn mua vật tƣ theo hình thức này là do phần lớn các nông hộ ở đây thiếu vốn sản suất. Trong khi đó, các nông hộ sử dụng vốn tự có của mình để chi trả cho các khoản vật tƣ nông nghiệp trong quá trình sản xuất chiếm tỷ lệ không cao khoảng 32,5%. Một số hộ qua quen biết với các cửa hàng vật tƣ đƣợc trả chậm nhiều lần trong một vụ sản xuất (trả theo thỏa thuận) và hình thức này cũng chiếm tỷ lệ khoảng 17,5%, điều này cho thấy tình hình tài chính của nông hộ chƣa thật sự vững chắc. Ngƣời sản xuất phải cần thêm một nguồn hỗ trợ bên ngoài. Mặt khác, do các chi phí trong quá trình sản xuất phát sinh thƣờng xuyên và không ổn định nên nông hộ cần sự hỗ trợ tín dụng của các cửa hàng vật tƣ nông nghiệp với các thủ tục đơn giản gọn nhẹ và tiết kiệm thời gian nên đƣợc nông dân ƣa chuộng. Do vậy,

40

phƣơng thức thanh toán đƣợc đa số nông dân chọn là trả tiền sau khi thu hoạch xong vụ mùa và bán sản phẩm, vì phần đông nông hộ chỉ có một nguồn thu nhập từ trồng lúa là chủ yếu.

4.1.2.4. Tình hình tiêu thụ

Qua kết quả phỏng vấn hầu hết các nông hộ sau khi thu hoạch lúa tƣơi đều bán ngay tại ruộng. Ngƣời nông dân trực tiếp sản xuất ra lúa gạo nhƣng không bao giờ là ngƣời quyết định giá bán lúa. Nông dân thƣờng không đƣợc bao tiêu sản phẩm của mình làm ra. Đa số các nông hộ bán sản phẩm cho thƣơng lái luôn bị tình trạng ép giá nhƣng vẫn phải bán, vì vấn đề này tồn tại nhiều nguyên nhân do nông hộ phải chi trả tiền vật tƣ nông nghiệp do đa số các nông hộ mua với hình thức trả ngay sau khi thu hoạch, không có điều kiện trữ lại sản phẩm hoặc cần để trang trải các khoản chi tiêu trong gia đình.

Bảng 4.12: Hình thức bán lúa của nông hộ

Hình thức bán lúa Số hộ Tỷ lệ (%) Bán ngay tại ruộng (lúa ƣớt) 64 80 Bán ngay sau khi phơi, sấy 16 20 Trữ lại chờ giá cao rồi bán 0 0

Xay gạo bán 0 0

Khác 0 0

Tổng 80 100

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra thực tế 9/2013)

Kết quả phỏng vấn cho thấy, có 80% số nông hộ bán lúa với hình thức là bán lúa ƣớt ngay tại ruộng và 20% bán với hình thức sau khi phơi sấy rồi bán. Còn những hình thức bán lúa khác nhƣ: trữ lại chờ giá cao rồi bán, xay gạo bán… ít đƣợc bà con nông dân quan tâm thực hiện.

Số hộ nông dân bán lúa cho thƣơng lái chiếm tỷ lệ rất cao là 96,25% với 77 hộ. Nguyên nhân mà nông dân thƣờng bán lúa cho thƣơng lái là do tới mùa thu hoạch lúa tự thƣơng lái chủ động tìm đến hộ nông dân để thu mua lúa ƣớt, đa số là mua lúa ƣớt ngay tại đồng ruộng lúc nông dân vừa thu hoạch xong, đó chính là điều kiện thuân lợi giúp bà con nông dân giảm đƣợc chi phí vân chuyển cũng nhƣ chi phí phơi sấy và vì thế họ thƣờng bán cho những thƣơng lái tìm đến họ. Số hộ nông dân trữ lại bán cho những nhà máy chiếm tỷ lệ rất thấp chỉ 3,75% và bán cho công ty giống, lƣơng thực là 0%. Cụ thể:

41 Bảng 4.13: Nông dân thƣờng bán lúa cho ai

Ngƣời thu mua lúa Số hộ Tỷ lệ (%)

Thƣơng lái 77 96,25

Nhà máy 3 3,75

Công ty giống, lƣơng thực 0 0

Khác 0 0

Tổng 80 100

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra thực tế 9/2013)

Vì phải phụ thuộc quá nhiều vào thƣơng lái nên việc quyết định giá cả nông dân phải chịu thua thiệt nhiều so với thƣơng lái. Đa số thƣơng lái là ngƣời quyết định giá cả và nông dân phải theo giá của những thƣơng lái đó mà phải bán với giá bị ép cho họ.

Bảng 4.14: Khảo sát tình hình quyết định giá cả của nông dân khi bán lúa Ngƣời quyết định giá cả Số hộ Tỷ lệ (%)

Nông dân 0 0

Thƣơng lái 43 53,75

Cả hai 37 46,25

Nhà nƣớc 0 0

Tổng 80 100

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra thực tế 9/2013)

Cũng có một phần số nông hộ mặc cả giá thành công với thƣơng lái mua lúa của mình chiếm 46,25% với 37 hộ. Nhƣng nhìn chung nông dân vẫn bị thƣơng lai ép giá trong quá trình mặc cả giá lúa bán.

4.2 HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA NÔNG HỘ TRỒNG LÚA Ở THỊ XÃ BÌNH MINH – VĨNH LONG

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của nông hộ trồng lúa ở thị xã bình minh tỉnh vĩnh long (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)