Đặc điểm của các nông hộ trong mẫu điều tra

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của nông hộ trồng lúa ở thị xã bình minh tỉnh vĩnh long (Trang 44)

4.1.1.1 Qui mô nhân khẩu

Kết quả điều tra cho thấy qui mô nhân khẩu ở địa bàn nghiên cứu biến động không đều, trong 80 hộ đƣợc khảo sát số nhân khẩu trung bình mỗi hộ là 4 ngƣời. Qua khảo sát, ta thấy đƣợc trong tổng số nhân khẩu chiếm tỷ lệ thấp nhất thuộc về những hộ có từ 6 ngƣời trở lên với 7 hộ chiếm 8,75% , tiếp theo là những hộ có từ 1 - 3 ngƣời chiếm tỷ lệ 35% với 28 hộ và cao nhất là những hộ có từ 4 - 6 ngƣời chiếm tỷ lệ 56,25% với 45 hộ trong tổng số mẫu điều tra.

30 Bảng 4.1: Qui mô nhân khẩu của nông hộ

Số nhân khẩu Số hộ Tỷ lệ (%) Từ 1 đến 3 ngƣời 28 35 Từ 4 đến 6 ngƣời 45 56,25 Trên 6 ngƣời 7 8,75 Tổng 80 100 Trung bình 4

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra thực tế 9/2013)

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra thực tế 9/2013)

Hình 4.1: Qui mô nhân khẩu của nông hộ

4.1.1.2 Độ tuổi của lao động chính trong mô hình nghiên cứu

Độ tuổi lao động chính của nông hộ có ảnh hƣởng rất lớn đến kết quả sản xuất và tiếp cận khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Theo kết quả nghiên cứu, đa số lao động chính của nông hộ đang ở độ tuổi khá cao. Bảng dƣới đây thể hiện độ tuổi của lao động chính trong mô hình nghiên cứu.

31

Bảng 4.2: Độ tuổi của lao động chính trong mô hình nghiên cứu

Nhóm tuổi Số hộ Tỷ lệ (%) Dƣới 40 tuổi 35 43,75 Từ 41 đến 50 tuổi 29 36,25 Trên 50 tuổi 16 20 Tổng 80 100 Tuổi nhỏ nhất 27 Tuổi lớn nhất 68 Trung bình 41

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra thực tế 9/2013)

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra thực tế 9/2013)

Hình 4.2: Độ tuổi của lao động chính trong mô hình

Qua số liệu từ bảng 4.2 cho thấy chủ hộ có độ tuổi dƣới 40 tuổi chiếm tỷ trọng 43,75% là cao nhất trong tổng số mẫu điều tra, kế tiếp là những chủ hộ có độ tuổi từ 41 đến 50 tuổi chiếm tỷ trọng 36,25% và thấp nhất là độ tuổi trên 50 tuổi chiếm tỷ trọng 20%. Phần lớn độ tuổi của những nông hộ trong mẫu điều tra thuộc nhóm lực lƣợng lao động trẻ điều này rất có lợi cho tình hình sản xuất nông nghiệp trong thời buổi hiện nay, vì những tiến bộ kỹ thuật mới, những kinh nghiệp sản xuất mới đƣợc áp dụng vào sản xuất nông nghiệp sẽ đƣợc những ngƣời lao động trẻ tiếp thu nhanh chóng và hiệu quả hơn từ đó góp phần làm phát triển nền nông nghiệp của vùng.

32

4.1.1.3 Trình độ học vấn của lao động chính trong mô hình nghiên cứu

Trong thời buổi hiện nay, trình độ học vấn có vai trò đặc biệt quan trọng đối với tình hình phát triển kinh kế - xã hội của đất nƣớc. Đối với sản xuất nông nghiệp nói riêng, trình độ học vấn của ngƣời nông dân cũng có ảnh hƣởng sâu sắc đến việc sản xuất của nông hộ. Dựa vào trình độ học vấn của mình thì ngƣời nông dân sẽ dễ tiếp thu những kiến thức về khoa học kỹ thuật trong sản xuất lúa hơn, ngƣời nông dân nắm bắt đƣợc các kỹ thuật cơ bản để nhận diện các loại bệnh, tính toán và sử dụng hợp lí lƣợng phân bón góp phần tiết kiệm chi phí sản xuất cho mùa vụ, tăng cao năng suất và lợi nhuận. Bảng dƣới đây cho biết trình độ học vấn của các lao động chính trong mô hình nghiên cứu. Bảng 4.3: Trình độ học vấn Trình độ học vấn Số hộ Tỷ lệ (%) Không học 5 6,25 Cấp 1 16 20 Cấp 2 25 31,25 Cấp 3 34 42,5 Cao đẳng, đại học 0 0 Tổng 80 100

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra thực tế 9/2013)

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra thực tế 9/2013)

Hình 4.3: Trình độ học vấn

Trình độ học vấn của nông hộ tại địa bàn điều tra có mức trung bình chiếm tỷ trọng tƣơng đối cao, cao nhất là cấp 3 với 34 ngƣời (chiếm 42,5%

33

tổng số mẫu điều tra). Tiếp theo những nông hộ có trình độ học vấn là cấp 2 với 25 ngƣời (chiếm 31,25% tổng số mẫu điều tra), cấp 1 là 16 ngƣời (chiếm 20% tổng số mẫu điều tra, không học có 5 ngƣời (chiếm 6,25% tổng số mẫu điều tra) và thấp nhất là những hộ có trình độ học vấn là cao đẵng, đại học có 0 ngƣời. Với trình độ nhƣ trên cho thấy đa số nông dân có thể nâng cao những hiểu biết và tiếp cận khoa học kỹ thuật trong việc trồng lúa của bản thân qua sách, báo, có thể tham gia các buổi tập huấn với cán bộ khuyến nông một cách dễ dàng hơn.

4.1.1.4 Kinh nghiệm sản xuất

Kinh nghiệm trồng lúa đƣợc xem nhƣ là số năm nông dân bắt đầu canh tác lúa cho đến nay. Nếu số năm của họ nhiều thể hiện họ có nhiều kinh nghiệm trong canh tác lúa, kinh nghiệm này sẽ góp phần tránh đƣợc thiên tai, lũ lụt cũng nhƣ phòng trừ dịch bệnh quá trình canh tác. Đa số các nông hộ trong mẫu điều tra đều có nhiều thâm niên trong sản xuất, trung bình có khoảng 19 năm kinh nghiệm sản xuất, cao nhất là khoảng trên 48 năm và thấp nhất là khoảng 5 năm. Bởi trồng lúa là ngành nghề đặc thù có tập quán rất lâu đời của nông dân, nên họ đã tích lũy rất nhiều năm kinh nghiệm. Bảng dƣới đây trình bày số năm kinh nghiệm sản xuất của nông hộ trong mẫu nghiên cứu:

Bảng 4.4: Số năm kinh nghiệm

Số năm kinh nghiệm Số hộ Tỷ lệ (%)

Dƣới 10 năm 4 5

Từ 11 đến 20 năm 39 48,75 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ 21 đến 30 năm 16 20

Từ 31 năm trở lên 21 26,25

Tổng 80 100

Số năm kinh nghiệm nhỏ nhất 5

Số năm kinh nghiệm lớn nhất 48

Trung bình 19,2

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra thực tế 9/2013)

Kết quả điều tra cho thấy số năm kinh nghiệm trong khoảng từ 11 đến 20 năm chiếm tỷ lệ 48,75% cao nhất trong tổng số mẫu điều tra, tiếp theo là những hộ có số năm kinh nghiệm từ 31 năm trở lên chiếm 26,25%, số năm kinh nghiệm từ 21 đến 30 năm là 20% và thấp nhất là những hộ có kinh

34

nghiệm dƣới 10 năm chỉ chiếm 5% trong tổng số mẫu điều tra. Điều này cho thấy, với số năm kinh nghiệm cao nhƣ thế cũng đã góp phần rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất lúa của nông hộ.

4.1.1.5 Diện tích đất trồng lúa của nông hộ

Nguồn lực đất đai là yếu tố tiên quyết quan trọng hàng đầu trong quá trình sản xuất lúa của nông hộ. Đa số đất để sản xuất lúa của nông hộ chủ yếu là đất nhà, cũng có một số ít nông hộ thuê thêm đất để sản xuất. Từ kết quả thu thập ta tổng hợp đƣợc bảng số liệu về diện tích đất trồng lúa của nông hộ cụ thể nhƣ sau:

Bảng 4.5: Tình hình diện tích đất trồng lúa của nông hộ

ĐVT: Công (1 công =1000m2 ) Diện tích Số lƣợng Tỷ trọng (%) Dƣới 5 công 11 13,75 Trên 5 đến 10 công 26 32,5 Trên 10 đến 15 công 25 31,25 Trên 15 đến 20 công 8 10 Trên 20 công 10 12,5 Tổng 80 100 Trung bình 11,489

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra thực tế 9/2013)

Qua số liệu thống kê từ bảng 4.5 cho ta thấy diện tích đất trồng lúa của nông hộ từ trên 5 công – 10 công chiếm tỷ lệ cao nhất 32,5% (26 hộ), tiếp theo là diện tích đất từ trên 10 – 15 công chiếm 31,25% (25 hộ), diện tích đất dƣới 5 công chiếm 13,75% (11 hộ), diện tích đất trên trên 15 – 20 công là 10% và trên 20 công chiếm tỷ lệ 12,5%, thấp nhất là diện tích trên 15 - 20 công chỉ có 8 hộ (10%). Điều này chứng tỏ rằng tổng diện tích trồng lúa của các nông hộ không nhiều chỉ ở khoảng mức độ trung bình 11 công/hộ. Trong tƣơng lai các nông hộ ở đây sẽ tiếp tục duy trì ngành nghề này vì nó là một ngành nghề truyền thống lâu đời của họ và có phần phát triển mở rộng thêm quy mô sản xuất.

35

4.1.1.6 Nguyên nhân nông hộ chọn mô hình sản xuất lúa

Qua việc khảo sát 80 hộ tham gia mô hình sản xuất lúa ta thấy đƣợc nguyên nhân chính mà đa số nông hộ chọn cây lúa để sản xuất là do tập quán canh tác lâu đời của địa phƣơng. Cụ thể, bảng dƣới đây trình bày các nguyên nhân ảnh hƣởng:

Bảng 4.6: Nguyên nhân nông hộ chọn mô hình sản xuất lúa

Nguyên nhân Số hộ Tỷ lệ (%) Tập quán canh tác của địa phƣơng 62 75,5

Nhu cầu thị trƣờng 20 25

Thu nhập ổn định 54 67,5

Nguyên nhân khác 10 12,5

Cở mẫu 80 -

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra thực tế 9/2013)

Bảng số liệu 4.6 cho chúng ta thấy rất rõ nguyên nhân hàng đầu để các nông hộ ở đây chọn mô hình trồng lúa trong năm là do tập quán canh tác lâu đời tại địa phƣơng chiếm 75,5% với 62 hộ trên 80 hộ điều tra, nông hộ nhận thấy do thu nhập ổn định cũng là một nguyên nhân quan trọng chiếm 67,5% và đáp ứng do nhu cầu thi trƣờng chiếm 25%. Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác chiếm 12,5% .

4.1.1.7 Tài chính của nông hộ

Vốn có vai trò rất quan trọng trong sản xuất lúa của ngƣời dân, giúp ngƣời nông dân đáp ứng kịp thời các yêu cầu trong sản xuất. Ngoài vốn tự có, ngƣời nông dân còn giải quyết vấn đề thiếu vốn bằng cách tìm đến nhiều nguồn khác nhau nhƣ vay tƣ nhân, vay ngân hàng nhà nƣớc.

Bảng 4.7: Tình hình tài chính của nông hộ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn tài chính Số hộ Tỷ lệ (%)

Tự có 52 65

Vốn tự có + vốn vay thị trƣờng chính thức 26 32,5 Vốn tự có + vốn vay thị trƣờng phi chính thức 2 2,5

Tổng 80 100

36

Đa số nông hộ đều sử dụng nguồn vốn tự có chiếm 65% (52 hộ) và chỉ có 2,5% (2 hộ) vay vốn sản xuất từ thị trƣờng phi chính thức nhƣ: hội, nhóm, câu lạc bộ, chơi hụi, vay ngƣời quen, các đại lý bán vật tƣ nông nghiệp, đại lý xăng dầu địa phƣơng,…và còn lại 32,5% (26 hộ) chủ yếu vay vốn sản xuất từ thị trƣờng chính thức. Đa số nông hộ chấp nhận vay ở thị trƣờng chính thức vì mạng lƣới ngân hàng phân bổ khắp nơi từ xã phƣờng cho đến quận huyện, thị trấn…và nhìn chung thì lãi suất ở thị trƣờng chính thức thấp hơn nhiều so với ở thị trƣờng phi chính thức, mặc khác tính rủi ro của thị trƣờng chính thức thấp hơn thị trƣờng phi chính thức chính vì vậy mà nông hộ chọn vay ở thị trƣờng chính thức nhiều hơn. 65.0% 32.5% 2.5% Tự có Vốn tự có + vốn vay thị trường chính thức Vốn tự có + vốn vay thị trường phi chính thức

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra thực tế 9/2013)

Hình 4.4: Biểu đồ tình hình tài chính của nông hộ

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của nông hộ trồng lúa ở thị xã bình minh tỉnh vĩnh long (Trang 44)