Phƣơng pháp phân tích số liệu

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của nông hộ trồng lúa ở thị xã bình minh tỉnh vĩnh long (Trang 25)

Đối với mục tiêu 1: Phân tích tình hình trồng lúa ở thị xã Bình Minh- Vĩnh Long.

Phƣơng pháp nghiên cứu đề xuất là:

- Phƣơng pháp phân tích tổng hợp và suy luận dựa trên những số liệu thu thập đƣợc.

- Sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả và phƣơng pháp so sánh để đánh giá tình hình trồng lúa ở thị xã Bình Minh-Vĩnh Long.

- Dùng phƣơng pháp so sánh số tƣơng đối, tuyệt đối để so sánh diện tích, năng suất, sản lƣợng lúa trung bình của thị xã qua các năm.

Đối với mục tiêu 2: Các yếu tố ảnh hƣởng đến năng suất và lợi nhuận của nông hộ trồng lúa.

Sử dụng phƣơng pháp thiết lập phƣơng trình hồi quy tƣơng quan để nghiên cứu.

Thiết lập phƣơng trình hồi quy (1)

Năng suất lúa của các nông hộ chịu ảnh hƣởng của rất nhiều yếu tố khác nhau. Đề tài sử dụng mô hình hàm sản xuất Cobb – Douglass, mô hình có dạng nhƣ sau:

LnY = β 0 + β 1LnX1 + β 2LnX2 + β 3LnX3+ β 4LnX4 + β 5LnX5 + β

6LnX6+ β 7LnX7 + β 8LnX8 + β 9X9+

Y: Năng suất (biến phụ thuộc)

Xi: (i=1,2,3,…,9) các nhân tố ảnh hƣởng đến năng suất của lúa (biến độc lập)

11

βi (i=1,9): các tham số đƣợc ƣớc lƣợng bằng phƣơng pháp hồi quy tuyến tính từ phần mềm Stata 11.

: Sai số hỗn hợp của mô hình

Các biến độc lập trong mô hình bao gồm: + X1 : Diện tích canh tác (1.000 m2/hộ) + X2 : Lƣợng giống (Kg/1.000 m2) + X3 : Lƣợng đạm (Kg/1.000 m2) + X4 : Lƣợng lân (Kg/1.000 m2) + X5 : Lƣợng Kali (Kg/1.000 m2)

+ X6 : Chi phí thuốc bảo vệ thực vật (Đồng/1.000 m2) + X7 : Số ngày công lao động (Ngày/1.000m2)

+ X8 : Kinh nghiệm (Số năm)

+ X9 : Giống (là biến giả; giống lúa chất lƣợng cao đƣợc nhà nƣớc hỗ trợ hoặc đƣợc các trung tâm giống cung cấp = 1, khác = 0)

Thiết lập phƣơng trình hồi quy (2)

Lợi nhuận của nông hộ trồng lúa thƣờng chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố khác nhau. Sử dụng hàm Cobb – Douglass để đánh giá các yếu tố ảnh hƣởng đến lợi nhuận của nông hộ sản xuất lúa hai vụ, hàm lợi nhuận có dạng:

Y = β0 + β 1X1 + β 2X2 + β 3X3+ β 4X4 + β5X5 + β 6X6+ β 7X7 +

Y: lợi nhuận (biến phụ thuộc)

Xi: (i=1,2,3,…,7) các nhân tố ảnh hƣởng đến lợi nhuận của lúa (biến độc lập)

β0: hệ số tự do

βi (i=1,7): các tham số đƣợc ƣớc lƣợng bằng phƣơng pháp hồi quy tuyến tính từ phần mềm Stata 11.

Các biến độc lập trong mô hình bao gồm: + X1 : Chi phí giống (đồng)

+ X2 : Chi phí phân bón (đồng)

+ X3 : Chi phí thuốc bảo vệ thực vật (đồng) + X4 : Năng suất (kg/1.000m2)

+ X5 : Giá lúa (đồng)

+ X6 : Chi phí thuê mƣớn lao động (đồng) + X7 : Chi phí lao động gia đình (đồng)

12

- Multiple R: Hệ số tƣơng quan bội, nói lên mối quan hệ chặt chẽ giữa biến phụ thuộc Y với các biến độc lập X; R càng lớn thì mối quan hệ càng chặt chẽ.

- R Square: Hệ số xác định R2, cho biết tỷ lệ % sự biến động của Y đƣợc giải thích bởi các biến số X trong mô hình.

0 < R2 < 1, R2 càng tiến gần về 1 thì mô hình giải thích đƣợc càng nhiều sự biến động của Y, mô hình càng đáng tin cậy. Tuy nhiên, R2 có nhƣợc điểm là giá trị của nó tăng khi số biến X đƣa vào mô hình tăng, bất chấp biến đƣa vào mô hình không có ý nghĩa.

- Adjusted R Square: Hệ số xác định đã điều chỉnh, khi đƣa thêm biến vào mô hình mà làm cho R2 điều chỉnh tăng thì nên đƣa thêm biến vào và ngƣợc lại.

- Giả thuyết:

H0: Tất cả các tham số hồi quy đều bằng 0 (β1 = β2 = …= βj = 0) hoặc là không có biến độc lập nào ảnh hƣởng đến Y.

H1: βj ≠ 0: Nghĩa là có ít nhất 1 tham số khác 0 hoặc là có ít nhất 1 biến độc lập có ảnh hƣởng đến Y.

- Dùng kiểm định F để kiểm định mức ý nghĩa của mô hình hồi quy. F càng lớn, Sig.F càng nhỏ, mô hình hồi quy càng có ý nghĩa.

- F là cơ sở để chấp nhận hay bác bỏ giả thuyết H0. F càng lớn thì khả năng bác bỏ giả thuyết Ho càng cao.

- Significance F trong bảng kết quả phân tích hồi quy ANOVA cho biết mức ý nghĩa của phƣơng trình hồi quy. Sig.F càng nhỏ càng tốt, độ tin cậy càng cao (Sig.F α), thay vì ta tra bảng F, Sig.F có thể cho ta kết luận ngay mô hình hồi quy có ý nghĩa khi Sig.F nhỏ hơn mức ý nghĩa nào đó.

Đối với mục tiêu 3: Phân tích hiệu quả tài chính của vụ lúa Đông Xuân và Hè Thu và của cả mô hình nghiên cứu.

- Các chỉ tiêu cần tính toán:

+ Năng suất = Sản lƣợng / Diện tích

+ Giá thực tế sản phẩm: giá bán thực tế của một đơn vị sản phẩm thu hoạch là giá bán mà ngƣời sản xuất thu hoạch đƣợc ngay tại cơ sở sản xuất của mình.

+ Doanh thu (DT): là toàn bộ số tiền mà ngƣời sản xuất thu đƣợc sau khi bán sản phẩm của mình(kể cả sản phẩm phụ).

Doanh thu trên một đơn vị diện tích = Giá bán * Sản lƣợng trên một đơn vị diện tích.

13

+ Tổng chi phí (TC): là tổng các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất trên một đơn vị diện tích. Chi phí trong sản xuất lúa bao gồm: chuẩn bị đất, gieo trồng, chăm sóc, phân bón, thuốc nông dƣợc, tƣới tiêu, thu hoạch, chi phí lao động gia đình của hai vụ Đông Xuân và Hè Thu. Tất cả các khoản chi phí này đều tính trên một công (1000m2).

TCP = chi phí vật chất + chi phí lao động + chi phí khác

+ Lợi nhuận (LN): là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả cuối cùng của quá trình sản xuất. Lợi nhuận chịu ảnh hƣởng của nhiều yếu tố, bao gồm các yếu tố chủ quan và khách quan. Vì vậy việc tính lợi nhuận trong sản xuất sẽ bằng tất cả các khoản doanh thu của ngƣời sản xuất trừ đi tất cả các khoản chi phí mà ngƣời sản xuất đã bỏ ra để phục vụ cho việc sản xuất.

LN = Tổng doanh thu – Tổng chi phí

+ Lao động gia đình: là số ngày công lao động mà ngƣời trực tiếp sản xuất bỏ ra để chăm sóc cây trồng hay vật nuôi. Lao động gia đình đƣợc tính bằng đơn vị ngày công (mỗi ngày công đƣợc tính là 8 giờ lao động).

+ Thu nhập: là phần giá trị còn lại của tổng doanh thu sau khi trừ tổng chi phí không có lao động gia đình.

Thu nhập gia đình = Lợi nhuận + chi phí lao động gia đình

+ Doanh thu trên chi phí(DT/CP): Tỷ số này phản ánh 1 đồng chi phí đầu tƣ thì chủ thể đầu tƣ sẽ thu đƣợc bao nhiêu đồng doanh thu. Nếu chỉ số DT/CP nhỏ hơn 1 thì ngƣời sản xuất bị lỗ, nếu DT/CP bằng 1 thì hoà vốn, DT/CP lớn hơn 1 ngƣời sản xuất mới có lời.

DT/CP = Tổng Doanh thu/ Tổng chi phí

+ Lợi nhuận trên chi phí (LN/CP): Tỷ số này cho biết một đơn vị chi phí đầu tƣ vào sản xuất thì nông hộ thu lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận tƣơng ứng, chỉ số càng lớn càng có lợi. Tỷ số này nhằm đánh giá hiệu quả lợi nhuận của chi phí đầu tƣ.

LN/CP = Lợi nhuận/ Tổng chi phí

+ Thu nhập trên chi phí (TN/CP): Tỷ số này cho biết một đơn vị chi phí đầu tƣ vào sản xuất sẽ thu đƣợc bao nhiêu đơn vị thu nhập tƣơng ứng. Tỷ số nhỏ hơn 1 nhà sản xuất bị lỗ, tỷ số lớn hơn 1 nhà sản xuất có lời.

14

+ Lợi nhuận trên doanh thu (LN/DT): Thể hiện trong 1 đơn vị doanh thu có bao nhiêu đơn vị lợi nhuận.

LN/DT= Lợi Nhuận/ Tổng doanh thu

+ Doanh thu trên lao động gia đình (DT/LĐGĐ): Tỷ số này cho biết khi nông hộ bỏ ra 1 ngày công lao động sẽ thu đƣợc bao nhiêu đơn vị doanh thu.

+ Lợi nhuận trên lao động gia đình (LN/LĐGĐ): Tỷ số này cho biết khi nông hộ bỏ ra 1 ngày công lao động gia đình thì sẽ tạo đƣợc bao nhiêu đơn vị lợi nhuận.

+ Thu nhập trên lao động gia đình (TN/LĐGĐ): tỷ số này cho biết khi nông hộ bỏ ra 1 ngày công lao động sẽ thu đƣợc bao nhiêu đơn vị thu nhập.

-Cách phân tích số liệu:

+ Sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả nhƣ: lập bảng biểu, số trung bình, số trung vị, tần số,…so sánh tƣơng đối, so sánh tuyệt đối, lập bảng biểu, trung bình cộng, lớn nhất bé nhất, đồ thị để phân tích và thấy đƣợc sự biến động các chỉ tiêu qua các năm.

+ Phân tích và so sánh để thấy đƣợc sự khác nhau về các chỉ tiêu giữa hai vụ Đông-Xuân và Hè-Thu. Đồng thời thấy đƣợc sự khác nhau giữa hiệu quả tài chính 2 vụ.

Đối với mục tiêu 4: Đề xuất một số giải pháp thiết thực để nâng cao hiệu quả tài chính của nông hộ trên địa bàn nghiên cứu.

Từ những phân tích trên, dùng phƣơng pháp thống kê suy luận, phƣơng pháp chuyên gia nhằm đánh giá chung về hiệu quả tài chính của mô hình và trên cơ sở các thông tin và số liệu phân tích đƣợc, vận dụng các kiến thức đã học và tham khảo ý kiến của những ngƣời có chuyên môn để đƣa ra đề xuất một số giải pháp thiết thực để giúp nâng cao hiệu quả cho mô hình sản xuất lúa đặc biệt là hai vụ Đông Xuân và Hè Thu trong vùng nghiên cứu.

15

CHƢƠNG 3

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI THỊ XÃ BÌNH MINH-VĨNH LONG

3.1 GIỚI THIỆU VỀ THỊ XÃ BÌNH MINH – VĨNH LONG 3.1.1 Vị trí địa lí

Thị xã Bình Minh đƣợc thành lập theo Nghị quyết số 89/NQ-CP, ngày 28/12/2012, là một trong 8 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Vĩnh Long. Tổng diện tích đất tự nhiên của Thị xã Bình Minh là 9.363,29 ha. Thị xã Bình Minh có 02 tuyến quốc lộ 1A và quốc lộ 54 đi qua, cách TP Cần Thơ 3km, cách TP Vĩnh Long 30km, cách TP Hồ Chí Minh khoảng 165km và cách sân bay quốc tế Cần Thơ 20km.

Thị xã Bình Minh có vị trí đặc biệt quan trọng trong tình hình phát triển kinh tế, xã hội, chính trị đối với những vùng lân cận: là trung tâm tổng hợp cấp vùng liên huyện, đô thị vệ tinh của TP Cần Thơ, có vị trí giao thông thủy, bộ và hệ thống cảng, đƣờng hàng không thuận lợi trong việc giao lƣu, hợp tác phát triển trong thời gian qua và những năm tiếp theo.

Toàn Thị xã có 8 đơn vị hành chính trực thuộc cụ thể: + 3 phƣờng: Cái Vồn, Thành Phƣớc, Đông Thuận.

+ 5 xã :Thuận An, Đông Bình, Mỹ Hòa, Đông Thạnh, Đông Thành.

Hình 3.1: Bản đồ hành chính Thị Xã Bình Minh – Vĩnh Long

Đi ̣a giới hành chính:

16

- Tây giáp huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long và thành phố Cần Thơ; - Nam giáp huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long và thành phố Cần Thơ;

- Bắc giáp huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long.

Tọa độ địa lý: Từ 10°04’0,96” vĩ độ Bắc đến 105°49’9” kinh độ Đông

3.1.2 Điều kiện tự nhiên

a) Địa hình

Địa hình Thị xã Bình Minh khá bằng phẳng (độ dốc nhỏ hơn 20), thấp dần từ Bắc xuống Nam.

Cao trình khá thấp so với mực nƣớc biển (cao trình trung bình từ 0,6 đến 1,2m so với mực nƣớc biển).

b) Khí hậu

Tỉnh Vĩnh Long nói chung hay Thị xã Bình Minh nói riêng đều mang đặc thù của khí hậu nhiệt đới gió mùa, quanh năm nóng ẩm, có chế độ nhiệt tƣơng đối cao và bức xạ dồi dào.

Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình cả năm từ 27 - 28oC, so với thời kỳ trƣớc năm 1996 nhiệt độ trung bình cả năm có cao hơn khoảng 0,5-1oC. Nhiệt độ tối cao 36,9oC; nhiệt độ tối thấp 17,7oC. Biên độ nhiệt giữa ngày và đêm bình quân 7-8oC.

Bức xạ: Bức xạ tƣơng đối cao, bình quân số giờ nắng/ngày là 7,5 giờ. Bức xạ quang hợp/năm 795.600 kcal/m2. Thời gian chiếu sáng bình quân năm đạt 2.181 - 2.676 giờ/năm. Điều kiện dồi dào về nhiệt và nắng là tiền đề cho sự phát triển nông nghiệp trên cơ sở thâm canh, tăng vụ.

Ẩm độ: ẩm độ không khí bình quân 74 - 83%, trong đó năm 1998 có ẩm độ bình quân thấp nhất 74,7%; ẩm độ không khí cao nhất tập trung vào tháng 9 và tháng 10 giá trị đạt trung bình 86 - 87% và những tháng thấp nhất là tháng 3 ẩm độ trung bình 75-79%.

Lƣợng bốc hơi: Lƣợng bốc hơi bình quân hàng năm của Tỉnh khá lớn, khoảng 1.400-1.500mm/năm, trong đó lƣợng bốc hơi/ tháng vào mùa khô là 116-179 mm/tháng.

Lƣợng mƣa và sự phân bố mƣa: Lƣợng mƣa bình quân qua các năm từ 1995 đến 2001 có sự chênh lệch khá lớn. Tổng lƣợng mƣa bình quân cao nhất trong năm là 1.893,1 mm/năm (năm 2000) và thấp nhất 1.237,6 mm/năm điều này cho thấy có sự thay đổi thất thƣờng về thời tiết. Do đó ảnh hƣởng lớn đến sự thay đổi các đặc trƣng của đất đai cũng nhƣ điều kiện phát triển sản xuất

17

nông nghiệp. Mặt khác, lƣợng mƣa năm của tỉnh phân bố tập trung vào tháng 5-11 dƣơng lịch, chủ yếu vào tháng 8-10 dƣơng lịch.

Yếu tố khí hậu cơ bản qua các năm khá thuận lợi cho nông nghiệp theo hƣớng đa canh, thâm canh tăng vụ. Tuy nhiên, do lƣợng mƣa tập trung vào mùa mƣa cùng với lũ tạo nên những khu vực bị ngập úng ở phía bắc Quốc lộ 1A và những nơi có địa hình thấp trũng làm hạn chế và gây thiệt hại đối với sản xuất nông nghiệp ảnh hƣởng đến đời sống cộng đồng và môi trƣờng khu vực.

c) Thủy văn

- Chế độ thủy văn chịu ảnh hƣởng của chế độ bán nhật triều không đều, biên độ triều khá lớn, một số vùng trên triều tự chảy hòan toàn.

+ Nguồn nƣớc mặt: có hệ thống sông ngòi, mạng lƣới kênh rạch và kênh mƣơng nội đồng khá phát triển, chế độ dòng chảy tƣơng đối điều hoà, nguồn nƣớc lại khá dồi dào, lƣu lƣợng nƣớc lớn rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp trồng lúa và các loại cây ăn trái có giá trị kinh tế cao…Ngoài ra, chất lƣợng nƣớc mặt nhìn chung thích hợp cho sự phát triển của cá tôm cũng nhƣ thủy sinh vật.

+ Nguồn nƣớc ngầm: nƣớc ngầm ngọt có chất lƣợng tốt ở độ sâu 200- 350m, chủ yếu ở tầng Pliocen đƣợc sử dụng phổ biến cho sinh hoạt.

- Tình hình ngập lũ: hàng năm lũ bắt đầu từ tháng 8, 9 và kết thúc vào tháng 11, 12. Nhìn chung ngập lũ của thị xã xảy ra hàng năm nhƣng ít nghiêm trọng so với các tỉnh, huyện đầu nguồn khác.

d) Đất đai

Qua số liệu thống kê của chi cục thống kê thị xã Bình Minh cho thấy đất nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất (75,25%) với 6.895,2 ha, các loại đất còn lại nhƣ đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất phi nông nghiệp… chiếm tỷ trọng tƣơng đối thấp. Nhìn chung, tài nguyên đất đai của huyện đã đƣợc khai thác sử dụng phù hợp với điều kiện tự nhiên trong vùng. Phần lớn diện tích đất nông nghiệp đã đƣợc đầu tƣ thâm canh, nâng cao mức thu nhập trên một đơn vị diện tích đất sản xuất; đồng thời, đang có xu hƣớng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng khối lƣợng các loại nông sản có giá trị kinh tế cao.

18 Bảng 3.1: Tình hình đất đai Diện tích Tỷ lệ (%) Đất nông nghiệp 6.895,2 75,25 Đất lâm nghiệp - - Đất nuôi thủy sản 30 0,33

Đất phi nông nghiêp 1.153,4 12,60

Sông, gạch 1.084,8 11,82

Đất chƣa sử dụng - -

Tổng 9.163,4 100%

(Nguồn: Chi cục thống kê Thị Xã Bình Minh tháng 6 năm 2013)

3.1.3 Dân số và lao động

3.1.3.1 Dân số

Hiện nay, Thị xã Bình Minh có tổng dân số trung bình năm 2012 là 88.386 ngƣời, mật độ dân số là 965 ngƣời/km2 với 23.325 hộ.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của nông hộ trồng lúa ở thị xã bình minh tỉnh vĩnh long (Trang 25)