Cơ cấu tổ chức khuyến nông xã Vĩnh Yên

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động khuyến nông trên địa bàn xã vĩnh yên huyện bảo yên tỉnh lào cai (Trang 46)

Khuyến nông xã Vĩnh Yên đƣợc đặt dƣới sự quản lý của UBND huyện Bảo Yên, có cơ cấu tổ chức đƣợc tách riêng hẳn với phòng nông nghiệp huyện Bảo Yên.

Mối quan hệ Mối quan hệ phối hợp

(Nguồn: Phòng NN & PTNT và Trạm khuyến nông huyện Bảo Yên)

Hình 4.1: Sơ đồ hệ thống khuyến nông huyện Bảo Yên

Qua hệ thống tổ chức trên nông dân sẽ mạnh dạn hơn khi tham gia vào các mô hình trình diễn và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới khi đƣợc thông qua câu lạc bộ khuyến nông, các nhóm cùng sở thích, tại đó tập hợp những nông dân sản xuất giỏi, có tâm huyết với nghề, có uy tín, tín nhiệm nên

Uỷ ban nhân dân Huyện

Câu lạc bộ KN Làng KN tự quản Nhóm, hội nông dân cùng sở thích Nông dân Trạm KN KN cơ sở Cơ quan ngoài ngành:

Đài truyền hình Đài truyền thanh

Cơ quan trong ngành: Phòng nông nghiệp

40

đƣợc đông đảo nông dân tham gia và nhiệt tình ủng hộ. Cùng với đó là sự phối hợp trực tiếp của cán bộ khuyến nông cơ sở tìm hiểu tình hình sản xuất, hỗ trợ nông dân, tiếp nhận và phản ánh nguyện vọng của dân. Để hoạt động khuyến nông đạt hiệu quả cao thì cần phải phát huy những thế mạnh của tổ chức cần có thêm nhiều hơn nữa các câu lạc bộ khuyến nông, nhóm cùng sở thích để ngƣời nông dân có thể học hỏi, chia sẻ các kinh nghiệm trong sản xuất.

* Vai trò của cán bộ khuyến nông xã

- Tham mƣu giúp UBND xã về lĩnh vực khuyến nông - khuyến lâm - khuyến ngƣ trên địa bàn toàn xã.

- Triển khai các mô hình trình diễn khuyến nông.

- Tham gia việc phòng trống dịch bệnh cây trồng, vật nuôi tại địa bàn xã theo hƣớng dẫn, quản lý của cơ quan quản lý chuyên ngành.

- Phối hợp với tổ chức đoàn xã để khuyến khích, hƣớng dẫn nông dân thực hiện làm theo các quy trình kỹ thuật nông lâm nghiệp tiến bộ, các mô hình trình diễn kết quả tại địa phƣơng.

- Cung cấp các thông tin về tình hình dịch bệnh ở cây trồng, vật nuôi cho ngƣời nông dân và đƣa ra các biện pháp phòng trừ hợp lý, giúp nông dân sản xuất tốt và đạt đƣợc hiệu quả cao trong quá trình sản xuất, mang lại nguồn thu nhập cao cho gia đình họ.

- Xây dựng nhóm cùng sở thích, câu lạc bộ nông dân sản xuất giỏi trên địa bàn xã, các làng khuyến nông tự quản...

- Thƣờng xuyên thống kê, cập nhật thông tin báo cáo UBND xã và trạm khuyến nông huyện về nhu cầu khuyến nông trên địa bàn xã và báo cáo kết quả công việc, nhiệm vụ đƣợc giao. Vừa qua cán bộ khuyến nông xã đã cùng với nông dân tham gia thực hiện các mô hình khuyến nông, cán bộ khuyến nông và nông dân cùng nhau xây dựng các phƣơng hƣớng hoạt động, đánh giá

41

các mô hình và rút ra những bài học kinh nghiệm chứng tỏ rằng các hoạt động khuyến nông của xã đã có sự tham gia nhiệt tình của ngƣời dân.

4.2.2. Chức năng nhiệm vụ của từng cấp

4.2.2.1. Trạm KN huyện

- Tiếp nhận những chƣơng trình khuyến nông do Trung tâm khuyến nông tỉnh đƣa xuống, tổ chức thực hiện, giám sát và báo cáo kết quả hoạt động lên trung tâm.

- Xác định những nhu cầu khuyến nông của các xã trong huyện. Viết báo cáo tình hình sản xuất, sâu bệnh, dịch bệnh để trình lên huyện và trung tâm khuyến nông tỉnh.

- Trực tiếp chỉ đạo khuyến nông xã về mặt chuyên môn.

- Tổ chức các hoạt động khuyến nông nhƣ: Tập huấn kỹ thuật, tổ chức trình diễn phƣơng pháp và kết quả, hội thảo đầu bờ... để chuyển giao kỹ thuật cho nông dân.

- Thông qua những phƣơng tiện khuyến nông, cung cấp cho nông dân những thông tin cần thiết về hạt giống, cây con, phân bón, thuốc trừ sâu, giá cả thị trƣờng... thu thập thông tin khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực khác để sẵn sàng cung cấp cho ngƣời dân khi cần.

- Phối hợp với những cơ quan chức năng khác trong huyện nhƣ Trạm BVTV, Trạm Thú y để thực hiện các chƣơng trình có liên quan tới khuyến nông.

4.2.2.2. Khuyến Nông xã

- Tiếp nhận các chƣơng trình khuyến nông do trạm khuyến nông huyện đƣa xuống, tổ chức thực hiện, giám sát và báo cáo kết quả hoạt động của xã lên trạm khuyến nông huyện.

- Xác định những nhu cầu khuyến nông của các thôn bản trong xã. Viết báo cáo tình hình sản xuất, sâu bệnh, dịch bệnh để trình lên xã và trạm khuyến nông huyện.

42

- Trực tiếp chỉ đạo khuyến nông xã về mặt chuyên môn.

- Tổ chức các hoạt động khuyến nông nhƣ: Tập huấn kỹ thuật, tổ chức trình diễn phƣơng pháp và kết quả, hội thảo đầu bờ... để chuyển giao kỹ thuật cho nông dân.

- Thông qua những phƣơng tiện khuyến nông, cung cấp cho nông dân những thông tin cần thiết về hạt giống, cây con, phân bón, thuốc trừ sâu, giá cả thị trƣờng... thu thập thông tin khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực khác để sẵn sàng cung cấp cho ngƣời dân khi cần.

- Phối hợp với những cơ quan chức năng khác trong xã nhƣ Trạm BVTV, Trạm Thú y để thực hiện các chƣơng trình có liên quan tới khuyến nông.

- Hƣớng dẫn các hộ gia đình biết lập kế hoạch sản xuất theo hƣớng sử dụng đất đai ngày một hợp lý, có hiệu quả, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp, tiếp thu giống mới có năng suất cao, phƣơng pháp canh tác tiên tiến, các biện pháp bảo vệ cây trồng, vật nuôi, bảo vệ đất đai, bảo vệ môi trƣờng sinh thái…

- Hƣớng dẫn các hộ nông dân đƣa tiến bộ kỹ thuật vào thâm canh cây trồng, vật nuôi, trƣớc hết tập chung vào những cây con chính của địa phƣơng, phát triển kinh tế - xã hội của xã.

- Trực tiếp xây dựng các mô hình để làm mẫu cho nông dân trong thôn, bản, xã, thị trấn học tập làm theo, thông qua việc vận động các hộ cùng cán bộ khuyến nông làm hoặc cán bộ khuyến nông ký kết các hợp đồng với hộ để thực hiện, xây dựng ngày càng nhiều mô hình và thâm canh nhƣ: lúa, ngô, sắn, lạc, đậu tƣơng, khoai tây, các loại cây ăn quả; chăn nuôi trâu, bò, lợn, cá; trồng rừng, bảo vệ rừng…

- Tham mƣu cho chính quyền xã, huyện tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất nông lâm nghiệp của địa phƣơng.

43

- Phối hợp với các cơ quan đoàn thể của tỉnh, huyện, thị tổ chức thực hiện các chƣơng trình dự án thuộc lĩnh vực nông lâm nghiệp theo nhiệm vụ.

- Phát hiện kịp thời dịch bệnh gia súc, sâu bệnh hại cây trồng trong sản xuất. Đề xuất với xã, huyện tổ chức thực hiện ngay các biện pháp bao vây, dập tắt, hạn chế và phải báo cáo ngay cho phòng Nông nghiệp & PTNT huyện, Trạm khuyến nông biết để có biện pháp xử lý và phải thực hiện

nghiêm túc sự chỉ đạo của huyện về việc giải quyết các vấn đề trên.

- Thực hiện các quy định của huyện về báo cáo tiến độ, báo cáo định kỳ, báo cáo giao ban, các báo cáo khác theo quy định và tham dự đầy đủ các kỳ sinh hoạt, học tập do tỉnh, huyện, xã, quy định hoặc triệu tập.

- Tham gia các hoạt động khác của xã, huyện (nếu có điều kiện và địa phƣơng yêu cầu).

- Chấp hành sự điều động và phân công của huyện, khi có yêu cầu: đột xuất hoặc thay đổi địa điểm.

- Trƣởng thôn trong thôn, bản phải phối hợp với các hội đoàn thể trong thôn, bản tuyên truyền phổ biến các chính sách của Nhà nƣớc về phát triển sản xuất nông nghiệp và nông thôn đến ngƣời dân. Cùng thôn, bản thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch hàng năm của xã về phát triển sản xuất nông nghiệp và nông thôn.

- Tuyên truyền những tiến bộ kỹ thuật về thâm canh cây trồng, vật nuôi, bảo quản và chế biến nông lâm sản. Phổ biến kinh nghiệm sản xuất giỏi, kinh nghiệm truyền thống có hiệu quả kinh tế cao cho hộ nông dân.

- Hƣớng dẫn các hộ nông dân trong thôn , xóm tổ chức áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất để đạt hiệu quả kinh tế cao.

- Trực tiếp tham gia thực hiện các mô hình khuyến nông để làm mẫu cho nông dân trong thôn bản làm theo.

- Kiểm tra phát hiện và báo cáo kịp thời tới khuyến nông xã về tình hình sản xuất và sâu bệnh hại cây trồng, dịch bệnh gia súc, gia cầm và cùng

44

tham gia phòng, chống, dập dịch dƣới sự hƣớng dẫn của khuyến nông xã và cán bộ chuyên môn huyện, tỉnh.

- Thực hiện các quy định của chính quyền xã, các cơ quan chuyên môn cấp trên về báo cáo tiến độ, báo cáo định kỳ hàng tháng và các báo cáo khác theo quy định.

- Tham gia đầy đủ các kỳ họp thôn , xóm, giao ban của khuyến nông xã và các cuộc họp bàn về các vấn đề liên quan. Dự các lớp tập huấn bồi dƣỡng về chuyên môn, nghiệp vụ do xã, huyện, tỉnh tổ chức.

4.2.2.3. Nguồn nhân lực của khuyến nông xã

Để công tác khuyến nông hoạt động mang lại hiệu quả thì nhân tố quan trọng nhất và không thể thiếu là nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực của xã phải đảm bảo về mặt số lƣợng và chất lƣợng, ngoài trình độ chuyên môn trong lĩnh vực nông nghiệp ra còn phải có kinh nghiệm thực tế và lòng nhiệt tình với công việc. Kết quả điều tra đƣợc thể hiện tại bảng 4.5.

Bảng 4.5: Thực trạng đội ngũ CBKN xã Vĩnh Yên năm 2014 STT CBKN của xã Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) I Trình độ đào tạo 1 Đại học 1 25 2 Cao đẳng 2 50 3 Trung cấp 1 25 Tổng số 4 100

II Chuyên ngành đào tạo

1 Trồng trọt 1 25 2 Chăn nuôi 3 Thủy sản 4 Khuyến nông 2 50 5 Lâm nghiệp 6 Thú y 1 25 Tổng số 4 100

45 Qua bảng 4.5 ta thấy:

- Về số lượng: Xã Vĩnh Yên có 17 thôn bản, tổng số toàn xã có 2 cán

bộ khuyến nông và 2 CBKN huyện tăng cƣờng.

Nhìn chung, số lƣợng CBKN ở khuyến nông xã Vĩnh Yên còn mỏng so với diện tích của xã. Hiện nay ở xã có 2 CBKN phải phụ trách cả 17 thôn, bản. Do vậy, dù CBKN có cố gắng song cũng khó đáp ứng nhu cầu của nông dân trên toàn xã.

- Về trình độ chuyên môn:

Cán bộ khuyến nông của xã có trình độ trung cấp là 1 ngƣời chiếm 25% và trình độ cao đẳng là 1 ngƣời chiếm 25% xã không có CBKN có trình độ đại. Do vậy, hiện nay khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển thì đòi hỏi trình độ của cán bộ khuyến nông cũng cần đƣợc nâng cao hơn nữa. vậy CBKN xã cần phải đƣợc tham gia nhiều hơn nữa về các hoạt động đào tạo và tập huấn để nâng cao trình độ của mình. Ở xã chỉ có 2 CBKN và một cán bộ khuyến nông đƣợc đào tạo đúng chuyên ngành còn một CBKN không đƣợc đào tạo đúng chuyên ngành. Đây là khó khăn rất lớn của CBKN xã Vĩnh Yên.

Những khó khăn của cán bộ khuyến nông, khuyến nông xã Vĩnh Yên đƣợc thể hiện qua bảng 4.6.

Bảng 4.6: Những khó khăn cơ bản của CBKN khuyến nông xã Vĩnh Yên

Chỉ tiêu Số lƣợng (ngƣời ) Tỷ lệ (%)

Tổng số ngƣời điều tra 4 100

Những khó khăn của CBKN

- Không đƣợc đào tạo chính quy về KN 3 75

- Kinh phí còn hạn hẹp 4 100

- Thiếu kỹ năng tổ chức nhóm 3 75

- Thiếu kỹ năng giảng dạy cho ngƣời lớn 3 75

- Thiếu phƣơng pháp tiếp cận cộng đồng 2 50

- Thiếu trình độ 1 25

46

Qua bảng 4.6 ta thấy, có 100% số cán bộ khuyến nông đƣợc hỏi cho rằng nguồn kinh phí phục vụ cho các hoạt động khuyến nông còn hạn chế và đề nghị cần tăng nguồn kinh phí trong thời gian tới. Bên cạnh đó, CBKN có trình độ về chuyên ngành thú y là 1 ngƣời, có trình độ về khuyến nông là 2 ngƣời cộng cả CBKN tăng cƣờng từ huyện vào thiếu kỹ năng tổ chức nhóm, thiếu kỹ năng giảng dạy cho ngƣời lớn, thiếu phƣơng pháp tiếp cận cộng đồng. Điều này đã làm hạn chế rất lớn đến khă năng tiếp cận với ngƣời nông dân và kết quả chuyển giao những TBKT. Mặc dù CBKN cũng cố gắng hƣớng dẫn và phổ biến nhiều kỹ thuật cho ngƣời dân, do kiến thức vẫn chƣa đƣợc đào tạo đúng chuyên ngành khuyến nông nên việc tổ chức các lớp tập huấn vẫn còn thiếu nhiều kinh nghiệm kiến thức về xã hội và khả năng vận động cộng đồng.

Trong thời gian tới cần thƣờng xuyên đào tạo, bồi dƣỡng cho đội ngũ CBKN, tạo điều kiện để họ không ngừng nâng cao năng lực bản thân, đồng thời góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến nông của xã. Nhu cầu đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực của CBKN đƣợc thể hiện qua bảng 4.7.

Bảng 4.7: Nhu cầu đào tạo của CBKN khuyến nông xã Vĩnh Yên

Chỉ tiêu Số lƣợng(ngƣời ) Tỷ lệ (% )

Tổng số ngƣời điều tra 2 100

Nhu cầu đào tạo

- Trồng trọt 2 100

- Chăn nuôi 1 50

- Lâm nghiệp 1 50

- Thuỷ sản 1 50

- Nghiệp vụ khuyến nông 2 100

- Kỹ năng tổ chức nhóm 2 100

- Kỹ năng giảng dạy cho ngƣời lớn 2 100

- Phƣơng pháp tiếp cận cộng đồng 2 100

- Tin học 2 100

47

Qua bảng 4.7 ta thấy, nhu cầu đào tạo của đội ngũ CBKN khuyến nông xã Vĩnh Yên chủ yếu về trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, nghiệp vụ khuyến nông và các phƣơng pháp, kỹ năng để nâng cao khả năng làm việc với ngƣời nông dân. Đây cũng là một điều dễ hiểu bởi vì CBKN xã Vĩnh Yên hiện nay đều chƣa đƣợc đào tạo chính quy về chuyên ngành khuyến nông nên họ chƣa có các cách tiếp cận và giảng dạy cho ngƣời dân có hiệu quả. Đặc biệt là CBKN có nhu cầu đƣợc đào tạo nâng cao trình độ tin học.

Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ nhƣ hiện nay thì việc nâng cao hiểu biết về tin học là một việc rất quan trọng đối với đội ngũ CBKN.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động khuyến nông trên địa bàn xã vĩnh yên huyện bảo yên tỉnh lào cai (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)