4.1.1.1. Vị trí địa lý
Vĩnh Yên là xã miền núi nằm ở phía Bắc của huyện Bảo Yên, cách trung tâm huyện lỵ 25 km dọc theo đƣờng Quốc lộ 279.
Vĩnh Yên nằm gần trung tâm kinh tế của huyện nên có vị trí địa lý thuận lợi trong việc trao đổi hàng hóa và giao lƣu văn hóa với các vùng khác và có ranh giới nhƣ sau:
- Phía Bắc giáp với xã Nghĩa Đô.
- Phía Đông giáp với xã Yên Thành (Huyện Quang Bình, Tỉnh Hà Giang). - Phía Nam giáp với xã Xuân Hòa.
- Phía Tây Bắc giáp với xã Bản Cái (Huyện Bắc Hà).
4.1.1.2. Địa hình, diện tích
* Địa hình
Vĩnh Yên là xã có địa hình phức tạp, không bằng phẳng, là xã miền núi của huyện Bảo Yên có địa hình phân cắt mạnh bởi các dãy núi và khe suối, dốc từ Bắc xuống Nam từ Đông sang Tây.
* Diện tích
Theo báo cáo tổng kết năm 2014 của xã thì Tổng diện tích toàn xã Vĩnh Yên là 6247,0 ha. Gồm 17 thôn bản.
* Đất
Theo báo cáo quy hoạch sử dụng đất năm 2014 của xã Vĩnh Yên thì diện tích đất tự nhiên của xã Vĩnh Yên là 6247,0 ha . Đất đai và khí hậu ở đây cho phép phát triển đa dạng hóa các loài cây trồng đa dạng hóa các sản phẩm nông lâm nghiệp.
29
Bảng 4.1.Tình hình sử dụng đất của xã Vĩnh Yên
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh(%)
Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 2013/ 2012 2014/ 2013 BQC Tổng diện tích đất tự nhiên 6247,0 100,00 6247,0 100,00 6247,0 100,00 100,00 100,00 100,00 1. Đất nông nghiệp 4063,89 650,53 4063,81 650,52 4063,94 650,54 100,0019 100,0012 100,0015 1.1. Đất sản xuất nông nghiệp 882,55 21,716 882,47 21,715 882,60 21,717 99,99 100,014 100,002 1.2. Đất lâm nghiệp 3148,29 77,46 3148,29 77,46 3148,29 77,46 100 100 100 2. Đất phi nông nghiệp 127,61 20,42 127,53 20,41 127,48 20,40 99,93 99,96 99,94 2.1. Đất chuyên dùng 51,50 40,357 51,58 40,445 51,45 40,359 100,155 99,747 99,951 2.2. Đất ở 30,00 23,50 30,00 23,52 30,00 23,53 100,062 100,039 100,050 3. Đất chƣa sử dụng 2055,58 329,05 2055,58 329,05 2055,58 329,05 100 100 100 3.1. Đất đồi núi chƣa sử
dụng
2014,21 97,98 2014,21 97,98 2014,21 97,98 100 100 100 (Nguồn số liệu xã Vĩnh Yên)[24].
30
Nhìn vào bảng số liệu trên cho thấy diện tích đất sử dụng của xã trong 3 năm qua vẫn không tăng lên nhiều.
* Thuận lợi và khó khăn của xã về điều kiện tự nhiên + Thuận lợi
Có vị trí địa lý thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội. Đất đai sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp có diện tích khá rộng, có nhiều tiềm năng về sử dụng đất và các loại đất nằm sát khu dân cƣ và các trục đƣờng chính. Khí hậu thời tiết thuận lợi phù hợp với nhiều loại cây trồng vật nuôi. Nguồn lao động và nhân lực khá dồi dào đủ khả năng đáp ứng nguồn lao động cho việc phát triển kinh tế xã hội.
+ Khó khăn
Với địa hình đồi núi phức tạp, bị chia cắt mạnh nên các ngành nhƣ: Giao thông, hệ thống thuỷ lợi phức tạp hơn, diện tích đất nông nghiệp, khu dân cƣ và chuyên dùng bị hạn chế cho việc phát triển diện tích. Địa hình phức tạp, độ dốc lớn diện tích canh tác cây hàng năm thấp, diện tích đất đồi núi có độ dốc lớn nhiều chỉ có thể phát triển cây lâm nghiệp.
4.1.1.3. Khí hậu, thủy văn
* Khí hậu
- Vĩnh Yên nằm trong vùng nhiệt đới nóng ẩm, Mƣa nhiều. Một năm có 4 mùa, tuy nhiên chỉ có 2 mùa rõ rệt .
+ Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 10, nóng ẩm từ tháng 6 đến tháng 7. + Mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lạnh nhất vào tháng 1. Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất xấp xỉ 29o
c, tháng thấp nhất xấp xỉ 10oc. - Tổng lƣợng mƣa trong năm dao động từ 1500 đến 2200mm.
+ Mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 10, mƣa nhiều nhất vào tháng 7-8, lƣợng mƣa trung bình là 300 - 400mm, cao nhất là 700mm.
31
có thời kỳ cả tháng không mƣa thƣờng xảy ra vào tháng 12, tháng 1. - Độ ẩm không khí:
+ Độ ẩm không khí toàn vùng 84 - 86%, tháng có độ ẩm cao nhất vào tháng 2, tháng 3. Tháng có độ ẩm thấp nhất vào tháng 11, tháng 12 chỉ đạt 80%.
- Gió bão: gió mùa ảnh hƣởng yếu, thƣờng xảy ra chậm hơn so với vùng đồng bằng Bắc Bộ. Hƣớng gió chủ yếu trong mùa đông và mùa hè là gió đông và gió tây, tốc độ gió thƣờng yếu, sức gió mạnh nhất chỉ đạt cấp 6 tuy nhiên hiện tƣợng lốc cục bộ vẫn thƣờng hay xảy ra gây ảnh hƣởng đến đời sống và sản xuất của nhân dân trong xã.
* Thủy văn
Trong địa giới hành chính của xã có nhiều con sông, con suối từ nhiều nhánh đổ vào với hệ thống 3 con suối lớn chảy qua bản Pác Mạc.
Trong đó:
+ Một suối chảy từ Khuổi Phƣờng, Khuổi Vèng về Pác Mạc. + Một suối chảy từ Nặm Pạu về Pác Mạc.
+ Một suối chảy từ Nặm Khạo, Nặm Mƣợc về Pác Mạc.