Sự phát triển về tổ chức khuyến nông Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động khuyến nông trên địa bàn xã vĩnh yên huyện bảo yên tỉnh lào cai (Trang 25)

Hoạt động khuyến nông từ xa xƣa ông cha ta đã quan tâm để khuyến khích phát triển việc canh nông nhƣ: truyền thuyết về Vua Hùng dạy dân cấy lúa trồng dâu, Lễ hội "Tịch điền" (Vua xuống ruộng đi cày vào mùa xuân để động viên dân chúng bắt đầu năm sản xuất mới) từ thời tiền Lê, việc thành lập "Khuyến nông Sứ" thời Trần, việc Vua Quang Trung ban hành "Chiếu Khuyến nông"... Sau Cách mạng Tháng 8/1945, Đảng, Chính phủ và Bác Hồ cũng thƣờng xuyên quan tâm chỉ đạo và ban hành nhiều chính sách khuyến nông nhằm khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, cải thiện đời sống nông dân.

Ngày 01/3/1993, Chính phủ ban hành Nghị định số 13/NĐ- CP về Khuyến nông, hệ thống khuyến nông chính thức đƣợc hình thành và phát triển. Trải qua 20 năm hoạt động đồng hành với tiến trình Đổi mới của Ngành nông nghiệp, tổ chức khuyến nông không ngừng phát triển, lớn mạnh và trở thành một hệ thống khá đồng bộ từ Trung ƣơng đến cơ sở thôn bản, gắn bó mật thiết với nông nghiệp, nông dân và nông thôn.

Ở Trung ƣơng, giai đoạn 1993- 2004, Cục Khuyến nông - Khuyến lâm thuộc Bộ Nông nghiệp thực hiện cả 2 chức năng quản lý nhà nƣớc về sản xuất nông nghiệp và hoạt động sự nghiệp khuyến nông. Năm 2005, Chính phủ ban hành Nghị định số 56/2005/NĐ - CP về Khuyến nông, Khuyến ngƣ, ở trung ƣơng. Đến năm 2008, khi hợp nhất Bộ Nông nghiệp và PTNT và Bộ Thủy sản, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và Trung tâm Khuyến ngƣ Quốc gia cũng hợp nhất thành Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngƣ Quốc gia.

Ngày 28/6/2010, Chính phủ ban hành Nghị định số 02/2010/NĐ-CP về Khuyến nông thay Nghị định số 56/2005/NĐ-CP, cơ quan Khuyến nông trung ƣơng chính thức là Trung tâm Khuyến nông Quốc gia thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT.

19

Mặc dù có sự thay đổi về tổ chức và tên gọi khác nhau theo từng giai đoạn, nhƣng tổ chức khuyến nông ở trung ƣơng vẫn liên tục phát triển và là đầu mối thống nhất chỉ đạo, hƣớng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ khuyến nông đối với hệ thống khuyến nông cả nƣớc. Hiện nay, tất cả 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng đều có Trung tâm Khuyến nông (hoặc Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngƣ) thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Có 596 huyện, thị xã có sản xuất nông nghiệp (chiếm 955 số huyện, thị xã trong toàn quốc) đã có Trạm khuyến nông (hoặc Trạm khuyến nông - khuyến ngƣ). Ở cấp xã: hiện có 51 tỉnh, thành phố có mạng lƣới khuyến nông viên cơ sở, trong đó: khuyến nông viên cơ sở (KNV CS) chuyên trách từ 1-2 ngƣời/xã, mỗi thôn, bản có 01 cộng tác viên khuyến nông (bán chuyên trách); hiện có gần 700 Câu lạc bộ khuyến nông (CLB KN) cấp xã với gần 20.000 ngƣời tham gia.

Hiện nay, hệ thống khuyến nông chuyên trách có gần 17.200 ngƣời, trong đó: Trung tâm Khuyến nông Quốc gia có 90 ngƣời. Cấp tỉnh: khoảng 1.900 ngƣời. Cấp huyện: xấp xỉ 4.000 ngƣời. Cấp xã, lực lƣợng KNV CS xấp xỉ: 11.200 ngƣời. Cộng tác viên khuyến nông cấp thôn, bản: xấp xỉ 18.000 ngƣời. Phần lớn lực lƣợng cán bộ khuyến nông các cấp đã đƣợc đào tạo về chuyên môn, đƣợc bồi dƣỡng về kỹ năng hoạt động khuyến nông, có kinh nghiệm thực tiễn và rất tâm huyết với nghề, thƣờng xuyên gắn bó với sản xuất, với nông dân[15].

2.5.2. Công tác thông tin tuyên truyền khuyến nông tiếp tục được đẩy mạnh với nhiều nội dung và hình thức phong phú, hiệu quả

Hoạt động thông tin tuyên truyền khuyến nông ngày càng đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung và chú trọng nâng cao chất lƣợng.

- Tổ chức đƣợc gần 60 hội thi nhằm bình tuyển và tôn vinh những gƣơng nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, cán bộ khuyến nông năng động, sáng tạo

20

và các sản phẩm cây trồng, vật nuôi, tiến bộ để khuyến khích nông dân phát triển sản xuất.

- Tổ chức thành công gần 50 Hội chợ với gần 7.000 gian hàng nông nghiệp trƣng bày, giới thiệu thành tựu ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp; thu hút gần 1 triệu lƣợt ngƣời tham quan, trao đổi kinh nghiệm sản xuất.

- Tổ chức trên 120 diễn đàn Khuyến nông nông nghiệp với nhiều chuyên đề theo các lĩnh vực và nhu cầu thực tế sản xuất. Thu hút trên 30.000 ngƣời tham dự, trung bình khoảng 260 đại biểu/diễn đàn, trong đó trên 70% là ngƣời sản xuất. Phối hợp với hàng chục cơ quan báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình trung ƣơng và khu vực để thông tin tuyên truyền tiến bộ kỹ thuật: có gần 29.000 tin, bài.

- Trang Khuyến nông Việt Nam đƣợc đánh giá là trang báo điện tử có số ngƣời truy cập nhiều nhất trong các trang web của Bộ Nông nghiệp và PTNT, đến nay đã có trên 24 triệu lƣợt truy cập. (trên 11.000 lƣợt ngƣời truy cập/ngày). In và phát hành trên 100 số Bản tin Thông tin Khuyến nông Việt Nam với số lƣợng hàng triệu bản; in và phát hành gần 7.000 đĩa hình, gần 60 đầu sách kỹ thuật nông nghiệp, hàng nghìn tờ gấp các loại với số lƣợng hàng triệu bản.

- Đồng thời hệ thống khuyến nông địa phƣơng cũng đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền với các nội dung và hình thức phong phú đa dạng, tạo điều kiện cung cấp thông tin tiến bộ kỹ thuật, cơ chế chính sách, giá cả thị trƣờng kịp thời cho nông dân. Điển hình nhƣ các Trung tâm Khuyến nông: Thanh Hóa, Quảng Trị, Hà Tĩnh, Bắc Giang[15].

2.5.3. Công tác đào tạo, huấn luyện khuyến nông có nhiều đổi mới

Công tác đào tạo, huấn luyện là một trong những nội dung quan trọng hàng đầu trong hoạt động khuyến nông, góp phần nâng cao năng lực, trình độ cho cán

21

bộ khuyến nông các cấp và nông dân. Nội dung đào tạo, tập huấn phong phú, sát nhu cầu của đối tƣợng; Phƣơng pháp đào tạo thƣờng xuyên đƣợc đổi mới, Đa dạng hóa các hình thức đào tạo, tập huấn khuyến nông nhƣ đào tạo trực tiếp tại lớp học và hiện trƣờng.

Trong hai thập kỷ qua, cơ quan khuyến nông Trung ƣơng đã biên soạn 40 bộ tài liệu và 30 bộ công cụ tập huấn khuyến nông; tổ chức đƣợc khoảng 6.000 lớp tập huấn với hơn 210.000 lƣợt ngƣời tham gia. Đồng thời tổ chức hàng chục đoàn tham quan học tập trong nƣớc và quốc tế với gần 900 lƣợt ngƣời tham gia, tạo điều kiện nâng cao năng lực về nghiệp vụ, trình độ chuyên môn theo từng chuyên ngành cho đội ngũ cán bộ; nông dân.

Cùng với khuyến nông trung ƣơng, hệ thống khuyến nông địa phƣơng cũng đã tổ chức hàng chục ngàn lớp tập huấn cho hàng triệu lƣợt nông dân với nhiều các chuyên đề gắn với sản xuất của địa phƣơng. Với lực lƣợng cán bộ khuyến nông các cấp đƣợc đào tạo cấp chứng chỉ sƣ phạm dạy nghề, đến nay cả nƣớc đã có gần 2.500 cán bộ khuyến nông các cấp đƣợc đào tạo. Tổ chức hàng trăm lớp bồi dƣỡng cấp chứng chỉ “Kỹ năng sƣ phạm dạy nghề”[15].

2.5.4. Triển khai các dự án xây dựng mô hình trình diễn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, thúc đẩy sản xuất phát triển cho nông dân kỹ thuật, thúc đẩy sản xuất phát triển cho nông dân

Năm 2014 Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã phê duyệt hơn 100 dự án khuyến nông Trung ƣơng giai đoạn 2012- 2014, trong đó Trung tâm khuyến nông quốc gia chủ trì các dự án. Các dự án khuyến nông Trung ƣơng đƣợc triển khai với quy mô vùng, miền, quốc gia, đầu tƣ trọng tâm, trọng điểm để thực hiện các chủ trƣơng, chiến lƣợc phát triển của ngành nhƣ:

- Hỗ trợ phát triển các sản phẩm chủ lực của ngành: lúa gạo, cây ăn quả, cà phê, hồ tiêu, điều, cao su, chăn nuôi gia súc, thuỷ sản, trồng rừng nguyên liệu, khai thác hải sản, nuôi các đối tƣợng cá truyền thống, thuỷ sản mặn lợ…

22

- Phát triển sản xuất nông nghiệp theo GAP: rau, cây ăn quả, chè, chăn nuôi bò sữa, lợn, gia cầm, nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá rô phi đơn tính, cá tra. - Ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất nhƣ: sản xuất hạt giống lúa lai, ngô lai; áp dụng cơ giới hoá trong sản xuất và thu hoạch (lúa, mía, chè); áp dụng kỹ thuật 3 giảm 3 tăng; xây dựng cánh đồng mẫu lớn...

- Các mô hình sản xuất nông nghiệp bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu (chuyển đổi cơ cấu, luân canh cây trồng, ứng dụng chế phẩm sinh học, chăn nuôi thuỷ cầm an toàn sinh học, sản xuất lâm nông kết hợp…) Mặc dù năm đầu triển khai theo cơ chế quản lý mới, còn nhiều khó khăn lúng túng, tuy nhiên, hầu hết các dự án khuyến nông trung ƣơng đều đƣợc triển khai đảm bảo tiến độ. Riêng các dự án do trung tâm khuyến nông Quốc gia chủ trì thực hiện đạt 97% so với kế hoạch, nhiều dự án đạt kết quả khá nổi bật nhƣ: Dự án sản xuất hạt giống lúa lai F1; dự án phát triển sản xuất lúa gieo thẳng ở các tỉnh phía Bắc; dự án cơ giới hoá trong sản xuất lúa, mía; các dự án chăn nuôi cải tạo đàn trâu, đàn bò; chăn nuôi lợn, gia cầm, thủy cầm an toàn sinh học; dự án nuôi trồng thủy sản theo VietGAP bƣớc đầu phát huy hiệu quả, thu hút sự quan tâm của nông dân. Các dự án xây dựng mô hình trình diễn đều đƣợc tổ chức hội thảo, thăm quan đầu bờ để giúp các nông dân trong vùng có thể trực tiếp tìm hiểu và nhân rộng mô hình[15].

2.5.5. Tư vấn và dịch vụ khuyến nông

Nhìn chung công tác tƣ vấn, dịch vụ khuyến nông chƣa phát triển nhiều, nhất là ở các tỉnh phía Bắc. Hình thức và chất lƣợng của các hoạt động tƣ vấn và dịch vụ khuyến nông còn hạn chế. Tuy nhiên do nhà nƣớc chƣa có chính sách cụ thể về hoạt động tƣ vấn, dịch vụ, do vậy các địa phƣơng còn nhiều lúng túng trong quá trình hoạt động, còn chƣa khai thác đƣợc nguồn lực về kiến thức và nhân lực của đội ngũ cán bộ khuyến nông các cấp ở nƣớc ta[15].

23

2.5.6. Hợp tác quốc tế về khuyến nông

Hoạt động hợp tác quốc tế về khuyến nông đã đạt hiệu quả cao, góp phần nâng cao năng lực và vị thế của hệ thống khuyến nông Việt Nam trong khu vực và quốc tế. Hiện tại, Trung tâm Khuyến nông quốc gia là đầu mối của Bộ Nông nghiệp và PTNT trong chƣơng trình hợp tác giữa các nƣớc thành viên ASEAN về đào tạo nông dân và tổ chức tuần lễ nông dân ASEAN (AWGATE). Trung tâm Khuyến nông quốc gia và một số tổ chức khuyến nông địa phƣơng cũng tham gia nhiều dự án hoặc nội dung hợp tác quốc tế về khuyến nông do các quốc gia và các tổ chức quốc tế tài trợ; cử hàng tram lƣợt cán bộ khuyến nông các cấp tham dự nhiều khóa học, hội thảo, tập huấn về khuyến nông tại Hàn Quốc, Thụy Sỹ Israel, Nhật, Mỹ, Australia, Đài Loan, Thái Lan, Trung Quốc…

Thông qua các dự án/chƣơng trình hợp tác quốc tế, năng lực của hệ thống khuyến nông trung ƣơng và nhiều địa phƣơng đƣợc tăng cƣờng rõ rệt. Khoảng 500.000 lƣợt cán bộ khuyến nông và nông dân đƣợc tham gia tập huấn tăng cƣờng năng lực tại các dự án, hợp phần, tiểu dự án, tiểu hợp phần mà Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với các dự án quốc tế thực hiện.

Những cố gắng phấn đấu không mệt mỏi và những đóng góp quan trọng trên đây của hệ thông khuyến nông nói chung và Trung tâm Khuyến nông Quốc gia nói riêng đã đƣợc hàng triệu hộ nông dân trong cả nƣớc khẳng định, đƣợc Đảng, Nhà nƣớc ghi nhận và tặng Huân chƣơng và nhiều bằng khen, cờ thi đua của Thủ tƣớng Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và PTNT, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố, đầu năm 2013, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia vinh dự đƣợc Chủ tịch nƣớc tặng thƣởng Huân chƣơng Lao động hạng Nhất[2].

24

2.6. Một số hạn chế, tồn tại trong hoạt động khuyến nông hiện nay

- Hệ thống tổ chức khuyến nông còn chƣa ổn định, thống nhất. Ở trung ƣơng, hoạt động khuyến nông còn phân tán, chƣa có đầu mối thống nhất đủ mạnh để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc trên phạm vi cả nƣớc.

- Cơ chế chính sách hỗ trợ khuyến nông còn mang tính bình quân, dàn trải, chƣa phân biệt rõ chính sách hỗ trợ cho các đối tƣợng khác nhau nhƣ: khuyến nông cho ngƣời nghèo, khuyến nông phục vụ sản xuất hàng hoá và khuyến nông công nghệ cao…

- Kinh phí đầu tƣ cho hoạt động khuyến nông nhìn chung còn thấp so với nhu cầu thực tế, việc khai thác các nguồn kinh phí ngoài ngân sách Nhà nƣớc cho khuyến nông còn rất hạn chế. Hiệu quả sử dụng kinh phí khuyến nông ở một số nơi, một số nội dung còn thấp [3].

- Chƣa có chính sách tạo nguồn quỹ khuyến nông để tạo điều kiện chủ động trong hoạt động khuyến nông.

- Phƣơng pháp tiếp cận khuyến nông chậm đổi mới, còn mang nặng tính áp đặt, chƣa đồng bộ giữa các khâu trong quá trình sản xuất, phƣơng pháp tổ chức khuyến nông theo nhóm, khuyến nông cộng đồng, khuyến nông theo chuỗi giá trị sản phẩm còn rất hạn chế. Chất lƣợng và hiệu quả công tác thông tin tuyên truyền, đào tạo huấn luyện khuyến nông chƣa cao, việc rèn luyện kỹ năng thực hành trong tập huấn khuyến nông còn hạn chế.

- Các dự án khuyến nông trung ƣơng còn phân tán, dàn trải, chƣa tập trung cao cho các mục tiêu, chƣơng trình trọng tâm của ngành để tạo sự bật phá rõ rệt trên phạm vi nhân rộng [3].

25

Phần 3

ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1.1. Đối tượng nghiên cứu

- Các hoạt động khuyến nông chính của xã Vĩnh Yên.

- Hiệu quả của hoạt động khuyến nông trong phát triển nông nghiệp nông thôn.

3.1.2. Phạm vi nghiên cứu

* Phạm vi về không gian: Đề tài đƣợc nghiên cứu trên địa bàn xã Vĩnh Yên - Huyện Bảo Yên - Tỉnh Lào Cai.

* Phạm vi về thời gian: Số liệu nghiên cứu năm 2012 – 2014 và số liệu điều tra năm 2014.

* Thời gian thực tập: Từ ngày 25/02/2015 đến ngày 06/04/2015.

3.2. Nội dung nghiên cứu

- Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội.

- Nghiên cứu thực trạng công tác khuyến nông xã Vĩnh Yên.

- Tìm hiểu các yếu tố ảnh hƣởng tới hoạt động khuyến nông tại xã. - Giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động khuyến nông tại địa phƣơng. - Công tác khuyến nông trong phát triển nông nghiệp nông thôn.

3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu

* Số liệu thứ cấp

Thu thập số liệu từ các tài liệu đã đƣợc công bố của khuyến nông, báo cáo tổng kết cuối năm của xã Vĩnh Yên.

* Số liệu sơ cấp

Sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn trực tiếp, gián tiếp và đồng thời quan sát trên đối tƣợng cụ thể.

26

+ Trực tiếp: lấy ý kiến của cán bộ khuyến nông, ngƣời dân để tìm hiểu thực trạng các hoạt động khuyến nông của xã.

+ Gián tiếp: thông qua phiếu điều tra, bảng hỏi để phỏng vẫn một số hộ nông dân trên địa bàn xã.

- Phƣơng pháp quan sát.

Là phƣơng pháp mà ngƣời theo dõi, quan sát trực tiếp, tiếp xúc với đối tƣợng đƣợc điều tra, gián sát để quan sát, xem xét một cách cụ thể diễn biến các hoạt động và kết quả hoạt động khuyến nông để thu thập thông tin số liệu, quan sát thu thập thông tin đã đƣợc sử dụng gồm cách thức tiếp cận và thu thập thông tin từ thực tế.

Quan sát trực tiếp là một cách tốt để kiểm tra chéo các thông tin, những câu trả lời của những ngƣời phụ trách công tác khuyến nông xã và các câu trả

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động khuyến nông trên địa bàn xã vĩnh yên huyện bảo yên tỉnh lào cai (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)