Tài sản của Ngân hàng

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện phong điền, thành phố cần thơ (Trang 40)

Khi đánh giá chất lượng tài sản có của Ngân hàng ta chủ yếu tập trung vào đánh giá kết quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng bởi đây là sản phẩm mang lại lợi nhuận chủ yếu cho Ngân hàng. Thông qua một số chỉ tiêu như doanh số (DS) cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ xấu, nợ có khả năng mất vốn (NCKNMV)… ta có thể đánh giá một cách khái quát hiệu quả hoạt độngtín dụng của Chi nhánh trong giai đoạn 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014.

Bảng 4.5: Tình hình hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT huyện Phong Điền giai đoạn 2011-2013

Chỉ tiêu Đơn vị tính 2011 2012 2013 6T_2013 6T_2014 Dư nợ Triệu đồng 299.549 346.692 386.393 370.064 383.709 Doanh số CV Triệu đồng 369.385 421.902 463.068 254.578 227.406 Doanh số thu nợ Triệu đồng 342.571 374.759 423.367 231.206 230.090

Nợ xấu Triệu đồng 8.080 7.167 6.453 8.168 7.449

Vốn huy động Triệu đồng 129.240 159.835 198.211 175.401 226.388

NCKNMV Triệu đồng 3.746 3.480 3.879 3.897 5.467

Dự phòng rủi ro Triệu đồng 119 1.621 1.503 280 138

Tổng dư nợ/VHĐ Lần 2,32 2,17 1,95 2,11 1,69

Hệ số thu nợ % 92,74 88,83 91,43 90,82 101,18

Tỷ lệ nợ xấu % 2,70 2,07 1,67 2,21 1,94

Nguồn: phòng Kế hoạch – Kinh doanh củaNHNo&PTNT huyện Phong Điền, 2011-2013 Chú thích: CV là cho vay, NCKNMV là nợ có khả năng mất vốn, VHĐ là vốn huy động

Doanh số cho vay

Doanh số cho vay trong giai đoạn 2011 đến 6 tháng 2014 tăng liên tục chứng tỏ hoạt động cho vay của Chi nhánh ngày càng mở rộng, tổng doanh số cho vay 2011 đến 2013 tăng 93.683 triệu đồng. Trong đó cho vay ngắn hạn luôn luôn chiếm tỷ trọng cao nguyên nhân là do Ngân hàng cần thu hồi vốn nhanh để đảm bảo doanh thu, thăm dò KH nhằm hạn chế việc cho vay nhầm khách hàng,

phần lớn hộ vay là nông dân sản xuất lúa, trồng vườn cây ăn trái, chăn nuôi,… Hầu hết các ngành nghề này đều có chu kỳ ngắn, quy mô nhỏ nên nhu cầu vay vốn ngắn lại. Mặt khác, do nguồn vốn huy động của NH chủ yếu tập trung vào tiền gửi ngắn hạn dưới 12 tháng như đã phân tích ở phần huy động vốn, cho nên việc NH tập trung vào giải ngân khoản vay ngắn hạn nhằm bổ sung vốn lưu động và cho vay tiêu dùng với tài sản đảm bảo là sổ tiết kiệm sẽ giúp NH chủ động hơn trong vấn đề thanh khoản, hạn chế được rủi ro tính dụng và nợ xấu cho NH.

Tổng dư nợ trên vốn huy động

Tổng dư nợ trên vốn huy động xác định hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động được. Chỉ tiêu này giúp ta phân tích, so sánh khả năng cho vay của Ngân hàng với nguồn vốn huy động, đồng thời phản ánhphần nào khả năng thanh khoản. Chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt. Bởi vì nếu chỉ tiêu này lớn thì khả năng huy động của Ngân hàng thấp, còn ngược lại nếu chỉ tiêu này nhỏ thì sử dụng nguồn vốn huy động không hiệu quả. Nhìn chung trong 3 năm 2011 – 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 Chi nhánh thực hiện khá tốt trong việc sử dụng vốn. Bởi vì Ngân hàng chỉ huy động 1 đồng vốn nhưng đã cho vay nhiều hơn 1 đồng trung bình là 2,15 lần cho 3 năm 2011-2013. Do đó, Ngân hàng cần sử dụng thêm nguồn vốn điều chuyển từ cấp trên. Đó cũng là lý do tại sao vốn điều chuyển qua từng năm lại tăng liên tục. Hiệu quả sử dụng vốn của NH đang có xu hướng chuyển biến khá tốt (VHĐ ngày càng tăng khả năng thanh khoản dồi dào giúp NH tránh được rủi ro kỳ hạn khi cho vay dài hạn, sử dụng vốn điều chuyển ít lại giảm được chi phí trả lãi tiền vay, góp phần tăng LN). Năm 2011, NH sử dụng 1đồng vốn huy động để cho vay được 2,32 đồng dư nợ thì đến năm 2012 giảm xuống2,17đồng dư nợ. Bước sang 2013 chỉ còn 1,95 đồng dư nợ. Xu hướng giảm qua từng năm không phải vì dư nợ giảm mà do tốc độ tăng của VHĐ nhanh hơn tốc độ tăng của dư nợ. Dự đoán sẽ giảm thêm trong thời gian tới.

Hệ sốthu n

Hệsố thu nợ phản ánh khả năng thu hồi nợ của Chi nhánh hay khả năng trả nợ của khách hàng, cho biết số tiền mà Ngân hàng thu hồi được trên 100 đồng doanh số cho vay. Chỉ số này càng lớn chứng tỏ khả năng thu hồi nợ càng tốt. Qua bảng 4.5 ta thấy hệ số thu nợ của Chi nhánh giai đoạn 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 có sự tăng trưởng mạnh và luôn đạt ở mức cao. Cụ thể năm 2011 chỉ số này đạt 92,74%, sang năm 2012 giảm xuống88,83%. Năm 2012 có một số khách hàng làm ăn thua lỗ làm cho NH không thu được nợ. Đến năm 2013 lại tăng lên

tài sản, động viên bản thân người vay cùng với gia đình và người thân trả nợ. Nhìn chung, hệ số thu nợ có giảm nhưng sau đó đã tăng điều này làm cho công tác quản lý các khoản nợ của Chi nhánh trở nên dễ dàng và chặt chẽ hơn. Chi nhánh có những chỉ đạo nghiêm ngặt hơn trong việc cấp tín dụng, các cán bộ tín dụng luôn có kế hoạch đánh giá khả năng thu hồi nợ trước cho vay,khảo sát trong cho vay, đôn đốc các khoản vay quá hạn, nhắc nhở hạn trả nợ cho khách hàng. Giai đoạn 6 thángđầu năm2014 hệ số thu nợ đạt 101,18% nguyên nhân là do các khoản nợ của năm 2013 đã được trả nên số nợ thu về cao hơn số đã cho vay.

Tóm lại, khả năng thu hồi nợ của Chi nhánh là khá tốt, trong 100 đồng doanh số cho vay Chi nhánh thu được trên 90 đồng. Tuy nhiên để hoạt động tín dụng luôn được duy trì và phát triển đòi hỏi Chi nhánh phải nổ lực hơn nữa, kết hợp chặt chẽ giữa gia tăng doanh số cho vay đi đôi với tăng cường công tác thu hồi nợ nhằm giúp cho đồng vốn của Chi nhánh đảm bảo an toàn và hiệu quả hơn.

Dự phòng rủi ro

Theo quyết định 493/2005/QĐ – NHNN ngày 22/04/2005 của NH NNVN quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro, yêu cầu trích lập 2 loại dự phòng: dự phòng chung và dự phòng cụ thể với tỷ lệ trích lập như sau: nợ nhóm 1 là 0%, nợ nhóm 2 là 5%, nợ nhóm 3 là 20%, nợ nhóm 4 là 50%, nợ nhóm 5 là 100%, đối với dự phòng chung là 0,75% cho các nhóm nợ từ 1 đến4. Mục đích của việc sử dụng dự phòng rủi ro (DPRR) là để bù đắp tổn thất đối với các khoản nợ. DPRR chỉ trích theo dư nợ gốc của KH và được hạch toán vào chi phí hoạt động của NH. DPRR được sử dụng trong trường hợp KH bị giải thể, phá sản hoặc chết hoặc mất tích, xử lý rủi ro khi các khoản nợ được xếp vào nhóm 5.

Nhìn vào bảng 4.5 ta thấy năm 2012 DPRR tăng 1.502 triệu đồng so với năm 2011 nguyên nhân do trong năm2012 doanh số cho vay tăng mạnh cộng với các khoản vay này phải cần có tài sản đảm bảo nên trích lập dự phòng cao hơn. Trong khi năm 2011 các khoản vay chủ yếu là dùng sổ tiết kiệm để vay nên không cần trích lập dự phòng đối với món vay này. Bước sang năm 2013, tình hình dự phòng rủi ro của Chi nhánh có xu hướng giảm. Điều này cho thấy chất lượngcác khoản cho vay của Chi nhánh ngày càng cao. Bởi vì cơ sở tính toán của việc trích lập dự phòng là từ việc phân loại nhóm nợ. Vì vậy khi các khoản trích lập dự phòng giảm đồng nghĩa với việc chất lượng của các khoản TD cũng tăng lên.

Tỷ lệ nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ được dùng để đánh giá mức độ rủi ro của hoạt động cho vay. Đồng thời phản ánh hiệu quả hoạt động hay chất lượng tín dụng. Chỉ tiêu này thấp thì phản ánh chất lượng tín dụng tốt, mức ngưỡng an toàn cho hoạt động tín dụng là dưới 3%. Theo quy định, nếu tỷ lệ nợ xấu của TCTD trên 3% thì phải bán nợ cho Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC) và đồng thời phải trích lập dự phòng rủi ro 20%/ năm cho số đã bán. Do đó, việc kiểm soát nợ xấu luôn là mối quan tâm của các Ngân hàng.

Qua bảng số liệu cho thấy, chất lượng tín dụng của Ngân hàng theo chiều hướng khá tốt, với tỷ lệ nợ xấu ngày càng giảm. Năm 2011 tỷlệ nợ xấu của NH là 2,7% đến năm 2013 giảm xuống 1,67%. Tỷ lệ nợ xấu giảm do nợ nhóm 3 đến nhóm 5 giảm từ 8.080 triệu đồng xuống 6.453 triệu đồng. Giai đoạn 6/2014 tình hình nợ xấu giảm so với 6/2013, dư nợ gia tăng trong khi nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5 không phát sinh thêm mà còn giảm xuống 7.449 triệu đồng trong khi 6/2013 là 8.168 triệu đồng. Theo như phân tích vẫn còn nợ xấu là do khách hàng vay tiền kinh doanh thua lỗ, nông dân bị mất mùa, dịch bệnh, một số khách hàng khác thì bỏ địa phương đi nơi khác làm ăn, hoặc đã chết nên Ngân hàng không thu được tiền. Nhưng Ngân hàng đã thực hiện nhiều biện pháp khác nhau để thu hồi lần lượt các khoản nợ. Tùy từng trường hợp mà NH áp dụng chẳng hạn như biện pháp thu nợ tái đầu tư đối với các KH vì nguyên nhân khách quan không trả được nhưng có thiện ý trả nợ, đây là hình thức đảm bảo sẽ cho KH vay lại sau khi đã trả hết nợ có nghĩa là khách hàng cố gắng vay mượn tiền để trả cho NH sau đó NH sẽ làm hồ sơ cho KH vay lại. Đối với các KH không có thiện ý trả nợ trong khi có thể trả được nợ thì NH sẽ tiến hành khởi kiện, phát mãi tài sản, vận động người vay tiền, người thân của người vaytrảhộ. Trong các biện pháp, NH thường áp dụng thu nợ tái đầu tư để giải quyết nợ xấu vì đây là biện pháp tốt để NH thu được nợ và giúp người vay tiền trả được nợ và có vốn để tiếp tục đầu tư. Nhưng không phải KH nào NH cũng áp dụng biện pháp này.

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện phong điền, thành phố cần thơ (Trang 40)