Lợi nhuận

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện phong điền, thành phố cần thơ (Trang 57)

Giai đoạn 2011 – 2013

Giai đoạn 2011-2013, là một giai đoạn khó khăn của nền kinh tế nói chung và hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nói riêng. Tuy nhiên, kết quả mà Ngân hàng đạt được có nhiều biến động. Lợi nhuận của Ngân hàng có sự biến động liên tục trong giai đoạn này.

50.620 43.150 57.487 54.147 46.900 48.208 7.470 9.279 7.247 0 20.000 40.000 60.000 2011 2012 2013 Triệu đồng Tổng thu nhập Tổng chi phí Lợi nhuận

Năm 2011, lợi nhuận của Ngân hàng đạt mức 7.247 triệu đồng. Năm 2012, lợi nhuận của Ngân hàng tăng lên mức 9.279 triệu đồng, tăng 2.032 triệu đồng, tăng 28,04%. Lợi nhuận của Ngân hàng có sự tăng trưởng là do TN của NH có sự tăng trưởng mạnh trong giai đoạn này. Nhu cầu vay vốn của các hộ nông dân phục vụ sản xuất vẫn không giảm, các doanh nghiệp tiếp tục thực hiện các công trình dở dang. Trong khi tốc độ tăng của thu nhập khá cao thì tốc độ tăng theo của các chi phí lại khá hợp lý nên làm cho lợi nhuận của Ngân hàng tăng mạnh.

Năm 2013, lợi nhuận đã giảm xuốngcòn 7.470 triệu đồng (giảm 1.809 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước). Nguyên nhân do 2013 năm tổng chi phí giảm nhưng thu nhập của Chi nhánh giảm mạnh hơn rất nhiều nên làm cho lợi nhuận giảm theo. Trong năm 2013, tổng thu nhập giảm mạnh mà chủ yếu là do thu lãi cho vay giảm, lãi suất 2013 giảm xuống thu hút được nhiều KH đến vay tiền nhưng lượng tiền lãi thu về ít hơn so với cùng kỳ năm trước. Tốc độ giảm của thu nhập mạnh hơn chi phí kéo theo lợi nhuận của NH giảm.

Tóm lại, kết quả hoạt động kinh doanh của NH giai đoạn từ năm 2011đến hết năm 2013 là khá tốt. Nó được thể hiện qua việc tổng TN của Chi nhánh luôn ở mức cao tuy năm 2013 có giảm xuống làm cho lợi nhuận của chi nhánh trong năm 2013 giảm nhưng nhìn chung hoạt động kinh doanh đem lại hiệu quả tốt (lợi nhuận luôn dương) NH cần phát huy hơn nữa để đem lại lợi nhuận cao hơn.

6 tháng đầu 2014

Giai đoạn này cũng giống như năm 2012 chuyển sang 2013 lợi nhuận của Chi nhánh giảm mạnh từ 5.234 triệu đồng giảm còn 2.879 triệu đồng nguyên nhân cũng là do thu nhập giảm mạnh hơn chi phí.

17.764 2.879 25.328 20.643 20.094 5.234 0 10.000 20.000 6 tháng 2013 6 tháng 2014 Triệu đồng Tổng thu nhập Tổng chi phí Lợi nhuận

Nguồn: phòng Kế toán – Ngân quỹ củaNHNo&PTNT huyện Phong Điền6 tháng 2014

4.2.4 Các chỉ số đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh

4.2.4.1 Các chỉ số vềthu nhập

Qua chỉ số này cho ta biết tất cả tài sản của NH có thể tạo ra bao nhiêu tiền lãi cho NH. Trong tổng tài sản của NH thì chủ yếu là hai khoản mục: cho vay và đầu tư. Hai khoản mục này đã đem lại lợi nhuận chính cho NH. Theo tỷ suất thu nhập lãi cận biên, khả năng sinh lời của hai loại tài sản này có biến đổi qua 3 năm nhưng vẫn ở mức tương đối tốt. Với 100 đồng tài sản đưa vào kinh doanh đem về con số bình quân mỗi năm là 4,15 đồng.

Bảng4.10: Thu nhập lãi cận biên của NHNo&PTNT huyện Phong Điền giai đoạn 2011-2013

Chỉ tiêu Đơn vị tính 2011 2012 2013

Thu nhập từ lãi Triệu đồng 53.504 56.358 49.028

Chi phí lãi Triệu đồng 41.508 39.296 34.594

Chênh lệch thu nhập lãi Triệu đồng 11.996 17.062 14.434 Tổng tài sản Triệu đồng 303.839 352.486 395.057

Thu nhập lãi cận biên % 3,95 4,84 3,65

Nguồn: phòng Kế toán - Ngân quỹ củaNHNo&PTNT huyện Phong Điền, 2011-2013

Thu nhập lãi cận biên của Ngân hàng trong giai đoạn 2011-2013 có sự biến động nhẹ. Năm 2011, thu nhập lãi cận biên của Ngân hàng đạt mức 3,95%. Năm 2012, hệ số chênh lệch lãi của Ngân hàng có sự tăng trưởng nhẹ, lên mức 4,48%, tăng 0,89%. Trong năm 2012 thu nhập từ lãi và các khoản thu nhập tương tự của của Ngân hàng tăng (tăng 5,33%) lên nhưng tốc độ tăng của chi phí lãi và các khoản chi phí tương tự lại giảm xuống (giảm 5,33%), cùng với nhu cầu vay vốn của các nông hộ cũng như của các tổ chức kinh tế trong địa phương lại không giảm, kết quả làm cho chênh lệch thu nhập lãi của Ngân hàng có sự tăng trưởng mạnh về quy mô từ 11.996 triệu đồng lên 17.062 triệu đồng, tăng 5.066 triệu đồng (tăng 42,24%). Trong khi chênh lệch thu nhập lãi của Ngân hàng tăng mạnh thì tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản của Ngân hàng chậm hơn, chỉ tăng 16,01%. Sự tăng nhanh hơn của chênh lệch thu nhập lãi đã làm cho hệ số chênh lệch lãi có sự tăng nhẹ.

Năm 2013, thu nhập lãi cận biên của Ngân hàng có sự giảm nhẹ trở lại, đạt 3,65%, giảm 1,19%. Nguyên nhân do trong năm 2013 thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự và chi phí lãi và các khoản chi phí tương tự của Ngân hàng

triệu đồng xuống 14.434 triệu đồng, giảm 2.628 triệu đồng (giảm 15,4%). Trong khi chênh lệch lãi của Ngân hàng giảm thì tốc độ tăng trưởng tài sản của lại tăng lên, tăng 12,08%. Kết quả làm cho hệ số chênh lệch lãi của Ngân hàng có sự sụt giảm trở xuống.

Nhìn chung, trong giai đoạn 2011 – 2013 thu nhập lãi cận biên của NH có biến đổi (tăng lên vào năm 2011 và giảm xuống năm 2013) nhưng tất cả thu nhập lãi đều cao hơn chi phí trả lãi. Điều này cho thấy khả năng đem lại thu nhập trong việc đầu tư các loại tài sản của NH đem lại hiệu quả cao. Bình quân 100 đồng tài sản mang lại 4,15đồng lãi ròng cho NH. Việc này chứng tỏ việc đầu tư tài sản đã đem lại một phần thu nhập lãi ròng đáng kể cho NH. Mặt khác cũng chứng tỏ hoạt động kinh doanh của NH qua 3 năm luôn đạt hiệu quả.

Bảng 4.11: Chỉ số thu nhập ngoài lãi cận biên của NHNo&PTNT huyện Phong Điền giai đoạn 2011-2013

Chỉ tiêu Đơn vị tính 2011 2012 2013

Thu ngoài lãi Triệu đồng 643 1.129 1.592

Chi ngoài lãi Triệu đồng 5.392 8.912 8.556

Hệ số chênh lệch Triệu đồng (4.749) (7.783) (6.964) Tổng tài sản Triệu đồng 303.839 352.486 395.057 Thu nhập ngoài lãi cận biên % (1,56) (2,21) (1,76)

Nguồn: phòng Kế toán - Ngân quỹ củaNHNo&PTNT huyện Phong Điền, 2011-2013

Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên đo lường mức chênh lệch giữa nguồn thu ngoài lãi, chủ yếu là nguồn thu phí từ các dịch vụ với các chi phí ngoài lãi mà ngân hàng phải chịu (gồm tiền lương, chi phí sửa chữa, bảo hành thiết bị, và chi phí tổn thất tín dụng). Đối với hầu hết các NH chứ không riêng NHNo&PTNT huyện Phong Điền chênh lệch ngoài lãi thường là âm. Chi phí ngoài lãi nhìn chung vượt quá thu từ phí, mặc dù tỷ lệ thu từ phí trong tổng các nguồn thu của NHđã tăng rất mạnh trong giai đoạn này. Các khoản thu ngoài lãi ngày càng tăng đây là một dấu hiệu tốt nhưng chi phí ngoài lãi cũng tăng đáng kể (do DPRR tăng mạnh), NH cần kiểm soát lại chi phí này ở mức hợp lý để có thể giảm thiểu được chi phí góp phần nâng cao lợi nhuận cho NH. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tóm lại, các tỷ số thu nhậpcủa Ngân hàng có xu hướng tăng giảm không ổn định trong giai đoạn 2011-2013, nhưng vẫn cao hơn mức ban đầu đây là dấu hiệu khả quan, cho thấy Ngân hàng hoạt động có hiệu quả hơn trong việc tạo ra thu nhập từ một đồng tài sản, đều này sẽ giúp nâng cao lợi nhuận cho Ngân hàng.

4.2.4.2 Các chỉ số về chi phí

Đây là chỉ số cho biết chi phí chiếm bao nhiêu phần trăm trong trong tổng tài sản hay chi phí bỏ ra cho việc đạt được một đồng thu nhập là bao nhiêu.

Bảng 4.12: Các chỉ số đo lường chi phí của NHNo&PTNT huyện Phong Điền giai đoạn 2011-2013 Chỉ tiêu Đơn vị tính 2011 2012 2013 Tổng chi phí Triệu đồng 46.900 48.208 43.150 Tổng tài sản Triệu đồng 303.839 352.486 395.057 Tổng thu nhập Triệu đồng 54.147 57.487 50.620 Tổng chi phí/ Tổng tài sản % 15,44 13,68 10,92 Tổng chi phí/ Tổng thu nhập % 86,62 83,86 85,24

Nguồn: phòng Kế toán - Ngân quỹ củaNHNo&PTNT huyện Phong Điền, 2011-2013

Tổng chi phí trên tổng tài sản

Nhìn vào bảng số liệu cho thấy hệ số tổng chi phí trên tổng tài sản của Ngân hàng qua 3 năm có chiều hướng giảm xuống đáng kể. Năm 2012, tỷ số này có sự giảm nhẹ xuống còn 13,68% (giảm 1,76%). Năm 2013, giảm mạnh hơn chỉ còn 10,92%. Ngoài những nguyên nhân đã phân tích trên cũng phải kể đến nhiều nỗ lực của cán bộ, nhân viên của Ngân hàng trong công tác xử lý nợ xấu đã làm cho tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu của Ngân hàng giảm xuống nên các khoản trích lập dự phòng bắt đầu giảm góp phần làm cho chi phí của Ngân hàng giảm. Trong khi đó, tốc độ tăng của tài sản ngày càng mạnh và tăng liên tục qua từng năm mặc dù tổng chi phí có tăng ở năm 2012 (tăng 2,79%) và giảm lại vào năm 2013 nên đã làm cho hệ số tổng chi phí trên tổng thu nhập giảm nhẹ.

Sau khi phân tích hệ số tổng chi phí trên tổng tài sản của Chi nhánh giúp ta kết luận được Ngân hàng hoạt động ngày càng có hiệu quả, và chứng tỏ Ngân hàng đã tổ chức được công tác quản lý tốt chi phí trong việc sử dụng tài sản. Đây là điều đáng mừng cho Chi nhánh, Chi nhánh cần duy trì và phát huy hơn nữa.

Tổng chi phí trên tổng thu nhập

Để Ngân hàng hoạt động được lâu dài đòi hỏi hệ số tổng chi phí trên tổng thu nhập càng nhỏ càng tốt và không được lớn hơn 1. Nguyên nhân là do để có được một đồng thu nhập mà chi phí bỏ ra lại lớn hơn một đồng thu về thi Ngân hàng sẽ gặp thua lỗ và dẫn đến chấm dứt hoạt động.

Hệ số này được áp dụng tốt cho năm 2012, cụ thể hệ số này đã giảm 2,76% so với năm 2011 vì trong năm này thu nhập tăng 6,17% cao hơn lượng tăng của chi phí nên hệ số này giảm. Tốc độ tăng của chi phí thấp hơn tốc độ độ tăng của thu nhập là do Ngân hàng đã chủ động hơn trong việc huy động nguồn vốn tại chỗ, đây là nguồn vốn có chi phí thấpso với vốn điều chuyển. Điều này nhận thấy rõ nhất trong năm 2012, khi tỷ trọng vốn huy động tại chỗ trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng tăng mạnh lên từ 42,54% lên 45,35% (tăng 2,81%), thì hệ số tổng chi phí trên tổng thu nhập của Ngân hàng có sự giảm xuống từ 86,62% xuống 83,86% (giảm 2,76%). Sự tăng nhanh hơn của thu nhập đã làm cho hệ số tổng chi phí trên tổng thu nhập của Ngân hàng có sự sụt giảm liên tục. Ngược lại với năm 2012, năm 2013 hệ số đã có sự tăng trở lại với con số 85,24% nguyên nhân vì chi phí và thu nhập của Ngân hàng đều giảm nhưng tốc độ giảm của thu nhập mạnh hơn nên làm cho hệ số này tăng trở lại.

Tuy năm 2013 hệ số chi phí trên thu nhập có sự tăng nhẹ nhưng hệ số này vẫn ở mức có thể chấp nhận được vẫn chưa vượt qua một Ngân hàng vẫn có được lợi nhuận.

4.2.4.3 Các chỉ số về lợi nhuận

Có nhiều chỉ tiêu kinh tế khác nhau để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng. Bên cạnh việc phân tích các chỉ tiêu kinh tế như thu nhập, chi phí, lợi nhuận, ta cần phân tích thêm một số tỷ số tài chính khác. Các tỷ số đo lường khả năng sinh lợi cũng là các tỷ số kinh tế quan trọng trong việc phân tích kết quả hoạt động của Ngân hàng. Trong các tỷ số đo lường khả năng sinh lợi của Ngân hàng thì tỷ số hoa lợi (ROS) và suất sinh lời của tổng tài sản (ROA) là hai tỷ số được sử dụng trong bài luận văn này.

Bảng 4.13: Các chỉ số đo lường khả năng sinh lợi của NHNo&PTNT huyện Phong Điền giai đoạn 2011-2013

Chỉ tiêu Đơn vị tính 2011 2012 2013

Lợi nhuận Triệu đồng 7.247 9.279 7.470

Tổng thu nhập Triệu đồng 54.147 57.487 50.620

Tổng tài sản Triệu đồng 303.839 352.486 395.057

Tỷ số hoa lợi (ROS) % 13,38 16,14 14,76

Suất sinh lời (ROA) % 2,39 2,63 1,89

Tỷ số hoa lợi (ROS)

Giai đoạn 2011 – 2013 tỷ số hoa lợi của Chi nhánh tăng trưởng không liên tục. Năm 2011 tỷ số này là 13,38%. Năm 2012 tỷ số hoa lợi tăng nhẹ lên mức 16,14% (tăng 2,76%). Nguyên nhân là do từ năm 2011 sang năm 2012 lợi nhuận Ngân hàng tăng 28,04%, nhưng tổng thu nhập chỉ tăng 6,17% tăng chậm hơn lợi nhuận 4 lần. Qua kết quả này cho thấy 2012 Ngân hàng hoạt động có hiệu quả hơn. Bước sang 2013 có chuyển biến ngược lại, tỷ số hoa lợi đã giảm xuống trở lại (giảm 1,38% so với cùng kỳ năm trước). Nguyên nhân do lợi nhuận giảm 19,5% trong khi thu nhập giảm thấp hơn lợi nhuận 11,95% làm cho tỷ số này giảm xuống.

Suất sinh lời (ROA)

So với các NHTM khác thì suất sinh lời của tổng tài sản của NHNo&PTNT Việt Nam thấp hơn. Là một bộ phận của NHNo&PTNT nên suất sinh lời của tổng tài sản của NHNo&PTNT huyện Phong Điền đạt ở mức thấp so với mặt bằng chung trong hệ thống các Ngân hàng. Giai đoạn 2011 - 2013, suất sinh lời của tổng tài sản của Ngân hàng có sự biến động khá mạnh.

Năm 2011, suất sinh lời của tổng tài sản của Ngân hàng đạt tương đối thấp, (chỉ đạt 2,39%). Hệ số này thấp là do trong năm 2011, hoạt động tín dụng của Ngân hàng bị thắt chặt, làm cho tăng trưởng tín dụng củaNgân hàng chậm lại. Sự tăng trưởng chậm của tín dụng ảnh hưởng khá nhiều đến nguồn thu của Ngân hàng, làm cho lợi nhuận của Ngân hàng tăng chậm. Bên cạnh đó tài sản của Ngân hàng lại không ngừng tăng trưởng.

Năm 2012, suất sinh lời của tài sản của Ngân hàng có dấu hiệu tăng trưởng, đạt mức 2,63% (tăng 0,24%). Trong năm 2012, lợi nhuận của Ngân hàng có sự tăng trưởng mạnh (tăng 28,04%) do sự tăng trưởng mạnh của hoạt động tín dụng, trong khi đó tổng tài sản của Ngân hàng tăng trưởng chậm lại (chỉ tăng 16,01%) và thấp hơn nhiều so với sự tăng trưởng của lợi nhuận. Chính sự tăng nhanh hơn của lợi nhuận đã làm cho suất sinh lợi của tổng tài sản tăng cao.

Năm 2013, suất sinh lời của tổng tài sản có sự giảm nhẹ và đạt 1,89% (giảm 0,74% so với năm liền trước đó). Sự sụt giảm này là do trong năm 2013, hoạt động kinh kinh tế gặp nhiều khó khăn, làm cho tín dụng tăng chậm, bên cạnh đó lãi suất lại có sự điều chỉnh giảm, đã làm giảm thu nhập của Ngân hàng, trong khi tài sản lại tăng trưởng (tăng 12,08%). Ngân hàng cũng tăng cường các khoản chi cho dự phòng rủi ro và xử lý các khoản nợ xấu (nợ xấu giảm), nợ quá hạn hệ quả là kéo chỉ số ROA giảm ngược trở xuống.

CHƯƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHO NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

NÔNG THÔN HUYỆN PHONG ĐIỀN 5.1 GIẢI PHÁP NÂNG CAO THU NHẬP

Nâng cao thu nhập có vai trò quan trọng đối với Ngân hàng, thể hiện một phần hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Việc nâng cao thu nhập có thể giúp Ngân hàng nâng cao sức cạnh tranh và đem lại nhiều lợi nhuận cho Ngân hàng. Từ kết quả phân tích ở mục 4.2.1 (Phân tích thu nhập) Ngân hàng có thể thực hiện các biện pháp: cơ cấu lại nguồn thu nhập, tiếp tục nâng cao năng lực quản trị điều hành và chất lượng nguồn nhân lực,…để nâng cao thu nhập cho Ngân hàng.

Ngân hàng cần thực hiện cơ cấu lại các nguồn TN của mình. Cần tăng cường nguồn thu từ các mảng dịch vụ, giảm tỷ trọng nguồn thu từ lãi và các khoản tương tự để giảm thiểu rủi ro và nâng cao thêm thu nhập cho NH. Với điều kiện thị trường ngày càng phức tạp, hoạt động TD có quá nhiều rủi ro nên nếu chỉ

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện phong điền, thành phố cần thơ (Trang 57)