SƠ LƯỢC VỀ NGUỒN VỐN VÀ TÀI SẢN CỦA NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện phong điền, thành phố cần thơ (Trang 34)

4.1.1.1 Quy mô nguồn vốn

Quy mô của nguồn vốn cũng có ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Quy mô vốn lớn sẽ giúp cho Ngân hàng nâng cao năng lực tài chính, giúp Ngân hàng đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn, quy định của Ngân hàng Nhà nước như các tỷ lệ và hệ số an toàn, các quy định về khả năng chi trả, đáp ứng nhu cầu sử dụng vốncủa khách hàng, tạo tiền đề tốt về nội lực cho Ngân hàng phát triển trong những năm tiếp theo.

Bảng 4.1: Quy mô nguồn vốn NHNo&PTNT huyện Phong Điền 2011-2013 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012-2011 2013-2012 Số tiền (%) Sốtiền (%) Vốn huy động 129.240 159.835 198.211 30.595 23,67 38.376 24,01 Vốn điều chuyển 174.599 192.651 196.846 18.052 10,34 4.195 2,18 Tổng nguồn vốn 303.839 352.486 395.057 48.647 16,01 42.571 12,08

Nguồn: phòng Kế toán – Ngân quỹ củaNHNo&PTNT huyện Phong Điền2011-2013

Nguồn vốn của Ngân hàng có sự tăng trưởng liên tục trong giai đoạn 2011- 2013. Năm 2011, tổng nguồn vốn của Ngân hàng chỉ đạt 303.839triệu đồng. Đến năm 2013, tổng nguồn vốn của Ngân hàng đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ, đạt mức 395.057 triệu đồng, tăng 91.218 triệu đồng (tăng 30,02%). Nguồn vốn của Ngân hàng có sự tăng trưởng mạnh mẽ và liên tục này là do sự tăng trưởng đồng thời của nguồn vốn huy động (VHĐ) tại chỗ và nguồn vốn điều chuyển từ NH cấp trên. Nguồn vốn huy động đã có sự tăng trưởng vượt bậc từ 129.240 triệu đồng lên 198.211 triệu đồng, tương ứng với tăng 68.971 triệu đồng tăng 53,37%. Đạt được kết quả này là do trong thời gian qua Ngân hàng luôn có sự quan tâm và có định hướng đúng đắn trong công tác huy động vốn, Ngân hàng không những duy trì các khách hàng cũ mà còn mở rộng quan hệ với các khách hàng mới bằng nhiều hình thức khác nhau như: tặng quà cho khách hàng khi gởi tiền tại Ngân

hàng, tặng quà cho các khách hàng thân thiết trong các dịp lễ tết, bên cạnh đó Ngân hàng còn gởi tiền lãi đến tận nhà cho khách hàng và đặc biệt là NH có áp dụng chương trình kỳ phiếu dự thưởng do NH Nhà Nước ban hành (cuối năm 2013), trong giai đoạn này huyện Phong Điền đang thực hiện những dự án như xây dựng công viên, xây bờ kè (cầu Trà Niền), xây Thiền viện Trúc lâm phương nam,… nên lượng tiền người dân được bồi thường là rất lớn. Nguồn vốn điều chuyển từ NH cấp trên xuống chi nhánh cũng có sự tăng trưởng từ 174.599 triệu đồng vào năm 2011 lên 196.846 triệu đồng vào năm 2013, tương ứng tăng 22.247 triệu đồng. Nhưng với tốc độ ngày càng giảm xuống vì so với vốn điều chuyển từ Ngân hàng cấp trên thì nguồn vốn huy động tại chỗ của Ngân hàng có chi phí thấp hơn. Đây là một dấu hiệu tốt cho NH, trong 2 nguồn vốn thì nguồn VHĐ là chủ yếugóp phần nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh cho Ngân hàng.

Bảng 4.2: Quy mô nguồn vốn của NHNo&PTNT huyện Phong Điền 6 tháng đầu năm 2014 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 6T_2013 6T_2014 6T_2013-6T_2014 Số tiền (%) Vốn huy động 175.401 226.388 50.987 29,07 Vốn điều chuyển 205.789 173.092 (32.697) (15,89) Tổng nguồn vốn 381.190 399.480 18.290 4,80

Nguồn: phòng Kế toán – Ngân quỹ củaNHNo&PTNT huyện Phong Điền6 thángđầu năm2014

Giai đoạn 6 tháng đầu 2014 tổng nguồn vốn của Ngân hàng là 399.480 triệu đồng tăng 4,8% so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể Chi nhánh đã huy động được nguồn vốn tại chổ cao hơn 50.987 triệu đồng (tăng 29,07%) so với 6 tháng 2013. Nguyên nhân do cuối năm 2013 NH đã áp dụng chương trình kỳ phiếu dự thưởng nên đã thu hút được nhiều khách hàng đến gửi tiền để có cơ hội trúng thưởng, cuối năm 2013 và những tháng đầu năm 2014 đã tăng nguồn VHĐ lên. VHĐ tăng lên đáp ứng thêm phần nào cho nhu cầu cho vay nên nguồn vốn điều chuyển cũng giảm xuống.Đây là một dấu hiệu đáng mừng cho Chi nhánh không còn phụ thuộc quá nhiều vào vốn điều chuyển vì tiết kiệm được chi phí cho nguồn vốn này (huy động tại chổ rẻ hơn).

Nguồn: phòng Kế toán-Ngân quỹ của NHNo&PTNT huyện Phong Điền 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014

Hình 4.1: Cơ cấu nguồn vốn của Chi nhánh

Qua hình vẽ cho ta thấy tại NHNo&PTNT huyện Phong Điền, nguồn vốn điều chuyển ngày càng giảm tỷ trọng trong tổng nguồn vốn nhưng vẫn còn phụ thuộc khá nhiều vào nguồn vốn điều chuyển Ngân hàng cần chú trọng hơn đến sự tăng trưởng bền vững của nguồn vốn huy động, bởi vì mọi Ngân hàng muốn hoạt động bền vững thì phải dựa vào nguồn vốn huy động của Ngân hàng là chủ yếu. Ít tốn kém chi phí huy động vốn cho Chi nhánh nhưng với tốc độ như vậy Ngân hàng cần phát huy hơn nữa để nguồn vốn điều chuyển giảm xuốngnhiều hơn nữa và tăng được nguồn VHĐlên.

Tóm lại, sự tăng trưởng của tổng nguồn vốn tại Ngân hàng trong giai đoạn 2011 đến 6 tháng đầu 2014 là khá tốt đặc biệt là sự tăng trưởng của nguồn vốn huy động tại chỗ. Với sự tăng trưởng nhanh của tổng nguồn vốn sẽ giúp cho Ngân hàng nâng cao năng lực tài chính, tăng cường sức cạnh tranh với các NHTM khác, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu sử dụng vốn ngày càng tăng của các hộ nông dân cũng nhưcủa các cơ sở sản xuất kinh doanh trong địa bàn huyện. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, việc tăng trưởng quy mô nguồn vốn là khá khó khăn nhưng Ngân hàng đã làm được điều này và duy trì ở mức khá cao, điều đó khẳng định quyết tâm của Ngân hàng trong việc thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ được

2011 57% 43% 2013 50% 50% 2012 45% 55% 6 tháng 2013 46% 54% 6 tháng 2014 57% 43% Vốn huy động Vốn điều chuyển

giao, góp phần đưa hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam trở thành một trong những ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam.

4.1.1.2 Cơ cấu nguồn vốn

Nguồn vốn huy động là nguồn vốn quan trọng của Ngân hàng. Mọi quyết định cho vay điều dựa trên nguồn vốn huy động này. Việc chăm lo công tác huy động vốn làm cho nguồn vốn tăng trưởng ổn định sẽ góp phần tích cực vào việc mở rộng và đầu tư tín dụng. Nhằm đa dạng hóa khách hàng với những định hướng phát triển của ngành.

Không khác gì các NHTM khác, Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Phong Điền hoạt động với phương thức “đi vay để cho vay”. Từ khi thành lập đến nay, hiểu rõ vai trò của mình trong cuộc sống hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, cũng như để hoàn thành phương châm hoạt động là “Agribank mang phồn thịnh đến với khách hàng” cho nên để chủ động được nguồn vốn cũng như sẳn sàng đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng, Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Phong Điền luôn cố gắng tạo uy tín, thiết lập các mối quan hệ kinh tế - Xã hội trên địa bàn để có thể thu hút được các nguồn tiền gửi trên địa bàn huyện Phong Điền và các khu vực lân cận khác. Cơ cấu nguồn vốn huy động bao gồm: tiền gửi (TG) không kỳ hạn (KKH), tiền gửi có kỳ hạn, trong đó tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng trên 90% tổng VHĐ.

Bảng 4.3: Cơ cấu nguồn vốn NHNo&PTNT huyện Phong Điền 2011-2013

Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012-2011 2013-2012 Số tiền (%) Số tiền (%) TG không KH 8.251 10.389 12.134 2.138 25,91 1.745 16,80 TG có KH 120.989 149.446 186.077 28.457 23,52 36.631 24,51 -Dưới 12 tháng 117.609 134.531 78.569 16.922 14,39 (55.962) (41,60) - Từ 12 tháng trở lên 3.380 14.915 107.508 11.535 341,27 92.593 620,80 Tổng VHĐ 129.240 159.835 198.211 30.595 23,67 38.376 24,01

Nguồn: phòng Kế toán – Ngân quỹ củaNHNo&PTNT huyện Phong Điền, 2011-2013 Chú thích: TG là tiền gửi, KH là khách hàng, VHĐ là vốn huy động

Tiền gửi không kỳ hạn

47,06% so với năm 2011 Nguyên nhân là do các doanh nghiệp ngày càng tiếp cận với công nghệ hiện đại nên đã chuyển từhình thức tiền mặt truyền thống sang sử dụng tài khoản thanh toán trong NHđể thanh toán giao dịch. Ngoài ra khách hàng đến mở thẻ ATM ngày càng nhiều nênlàm cho lượng tiền gửi không kỳ hạn ngày càng tăng lên. Do một số khách hàng nhận kiều hối từ nước ngoài do con cái, người thân gửi về để sửa chửa nhà cửa, mua sắm dụng cụ gia đình, tiêu dùng hàng ngày nhưng chưa dùng hết ngay nên gửi tiền vào tài khoản để rút từ từ. Một số KH là cán bộ nhân viên cũng được chuyển lương qua thẻ, còn KH nào nhận lương bổng bằng tiền mặt thì đem lại gửi vào tài khoản của mình. Vì khi gửi tiền vào tài khoản thẻ có 2 lợi thế là an toànvà thu thêm được một khoảntiền lời.

Tiền gửi có kỳ hạn

Tiền gửi có kỳ hạnhay còn gọi là TG tiết kiệm của Chi nhánh có nhiều loại thời hạn. Loại TG này vẫn luôn là nguồn huy động cao nhất của Chi nhánh bình quân chiếm khoảng hơn 90% trong tổng vốn huy động chiếm một tỷ lệ rất cao. Điều này chứng tỏ Ngân hàng trong thời gian qua rất chú trọng huy động nguồn vốn TG CKH. Đây là kiểu huy động truyền thống của NH và luôn giữ vai trò chủ đạo trong việc tạo lập nguồn vốn. Tiền gửi tiết kiệm là khoản tiền huy động nguồn vốn nhàn rỗi từ cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp gửi vào NH nhằm hưởng lãi suất. Do đó, đây là nguồn vốn khá ổn định đem lại nguồn vốn kinh doanh lớn cho NH.

Qua số liệu cho thấy lượng TG CKH qua 3 năm tăng liên tục, cụ thể năm 2012 là 149.446 triệu đồng tăng 28.457 triệu đồng, năm 2013 là 186.077 triệu đồng tăng 24,51% so với năm trước đó. Để hiểu rõ hơn ta đi vào phân tích loại TG dưới 12 tháng (364 ngày) và từ 12 tháng trở lên.

TG dưới 12 tháng: tăng mạnh vào 2012 tăng 14,39% so với 2011. Trong năm 2012 có nhiều khách hàng là nông dân, doanh nghiệp đến gửi tiền vào Ngân hàng để sinh lời nhưng đối với TG KKH có mức lãi suất rất thấp trong khi đó TG CKH có mức lãi suất cao hơn và có kỳ hạn linh hoạt đa dạng 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng… với mức lãi suất khác nhau. Trong đó thời hạn 1 tháng là thấp nhất đối với loại TG có kỳ hạn. Mặt khác cũng nhờ vào các chương trình dự thưởng, khuyến mãi đã thu hút ngày càng nhiều khách hàng đến gửi tiền. Năm 2013 lượng TG dưới 12 tháng đã giảm rất mạnh giảm 55.962 triệu đồng (giảm 41,6%). Mặc dù gần cuối năm 2013 NH có phát hành kỳ phiếu dự thưởng cho các loại thời hạn dưới 1 năm với các phần thưởng hấp dẫn như: 2kg vàng (giá trị gần 2 tỷ đồng), xe SH 150cc (tương đương 80 triệu đồng), vàng miếng SJC cùng với sổ tiết kiệm có mệnh giá khác nhau (điều kiện tham gia: KH

gửi kỳ hạn 3 tháng từ 15 triệu đồng trở lên, kỳ hạn 6 tháng từ 10 triệu đồng trở lên, kỳ hạn 9 tháng từ 8 triệu đồng trở lên, kỳ hạn 364 ngày là 6 triệu đồng trở lên) nhưng lượng TG vẫn giảm nguyên nhân do các khách hàng đã chuyển sang kỳ hạn dài hơn 12 tháng để có được mức lãi suất cao hơn, thu được nhiều lãi hơn.

TG từ 12 tháng trở lên: tăng liên tục qua các năm đặc biệt tăng rất mạnh vào năm 2013 (tăng 104.128 triệu đồng) so với năm 2011 do đây là loại TG có mức lãi suất cao nên thu hút được nhiều KH có lượng tiền nhàn rỗi. Mặt khác do một số khách hàng lúc trước đã gửi tiền loại kỳ hạn dưới 12 tháng sau khi đáo hạn đã chuyển sang kỳ hạn trên 12 tháng để hưởng với mức lãi suất cao hơn. Trong giai đoạn này tại địa bàn có thực hiện các dự án như: xây công viên, xây bờ kè, bồi thường kho bom, bồi thường khu đất xây Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam,…nên người dân có nhiều tiền và đem gửi tại NH để hưởng lãi.

Bảng 4.4: Cơ cấu nguồn vốn của NHNo&PTNT huyện Phong Điền 6 tháng đầu năm 2014

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu 6T_2013 6T_2014 6T_2013-6T_2014

Số tiền (%) Tiền gửi không kỳ hạn 11.454 19.561 8.107 70,78 Tiền gửi có kỳ hạn 163.947 206.827 42.880 26,15

-Dưới 12 tháng 63.550 95.778 32.228 50,71

- Trên 12 tháng 100.397 111.049 10.652 10,61

Tổng vốn huy động 175.401 226.388 50.987 70,78

Nguồn: phòng Kế toán – Ngân quỹ củaNHNo&PTNT huyện Phong Điền6 tháng 2014

Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2014 cũng giống như giai đoạn 2011 – 2013, TG KKH và TG CKH cũng tăng lên, nhưng với tộc độ tăng mạnh so với cùng kỳ 2013. Cụ thể đối với TG KKH tăng 8.107 triệu đồng nguyên nhân là do dư âm của chương trình kỳ phiếu dự thưởng áp dụng vào cuối năm 2013 vẫn còn làm cho lượng TG này tăng lên so với cùng kỳ. Đối với TG CKH cũng tăng đáng kể, trong đó loại TG dưới 12 tháng và từ 12 tháng trở lên đều tăng do lãi suất biến động theo chiều hướng giảm nên đa phần KH muốn gửi tiền với thời gian ngắn để chờ đợi lãi suất tăng lên. Một nguyên nhân khác là do những tháng đầu năm 2014 có một khách hàng thuộc xã Mỹ Khánh đã bán được một lượng đất canh tác với số lượng lớn(số tiền tương đương trên 10 tỷ đồng) đem lại NH gửi.

Nhìn chung giai đoạn 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 tổng vốn huy động của NH tăng đều qua các năm, điều đó cho thấy công tác HĐV của Chi nhánh mang lại hiệu quả cao. Ngân hàng cần duy trì và cố gắng hơn nữa để phát huy tốt công tác HĐV để thu hut nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư vì đây là nguồn vốn ổn định.

4.1.2 Tài sản của Ngân hàng

Khi đánh giá chất lượng tài sản có của Ngân hàng ta chủ yếu tập trung vào đánh giá kết quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng bởi đây là sản phẩm mang lại lợi nhuận chủ yếu cho Ngân hàng. Thông qua một số chỉ tiêu như doanh số (DS) cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ xấu, nợ có khả năng mất vốn (NCKNMV)… ta có thể đánh giá một cách khái quát hiệu quả hoạt độngtín dụng của Chi nhánh trong giai đoạn 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014.

Bảng 4.5: Tình hình hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT huyện Phong Điền giai đoạn 2011-2013

Chỉ tiêu Đơn vị tính 2011 2012 2013 6T_2013 6T_2014 Dư nợ Triệu đồng 299.549 346.692 386.393 370.064 383.709 Doanh số CV Triệu đồng 369.385 421.902 463.068 254.578 227.406 Doanh số thu nợ Triệu đồng 342.571 374.759 423.367 231.206 230.090

Nợ xấu Triệu đồng 8.080 7.167 6.453 8.168 7.449

Vốn huy động Triệu đồng 129.240 159.835 198.211 175.401 226.388

NCKNMV Triệu đồng 3.746 3.480 3.879 3.897 5.467

Dự phòng rủi ro Triệu đồng 119 1.621 1.503 280 138

Tổng dư nợ/VHĐ Lần 2,32 2,17 1,95 2,11 1,69

Hệ số thu nợ % 92,74 88,83 91,43 90,82 101,18

Tỷ lệ nợ xấu % 2,70 2,07 1,67 2,21 1,94

Nguồn: phòng Kế hoạch – Kinh doanh củaNHNo&PTNT huyện Phong Điền, 2011-2013 Chú thích: CV là cho vay, NCKNMV là nợ có khả năng mất vốn, VHĐ là vốn huy động

Doanh số cho vay

Doanh số cho vay trong giai đoạn 2011 đến 6 tháng 2014 tăng liên tục chứng tỏ hoạt động cho vay của Chi nhánh ngày càng mở rộng, tổng doanh số cho vay 2011 đến 2013 tăng 93.683 triệu đồng. Trong đó cho vay ngắn hạn luôn luôn chiếm tỷ trọng cao nguyên nhân là do Ngân hàng cần thu hồi vốn nhanh để đảm bảo doanh thu, thăm dò KH nhằm hạn chế việc cho vay nhầm khách hàng,

phần lớn hộ vay là nông dân sản xuất lúa, trồng vườn cây ăn trái, chăn nuôi,… Hầu hết các ngành nghề này đều có chu kỳ ngắn, quy mô nhỏ nên nhu cầu vay vốn ngắn lại. Mặt khác, do nguồn vốn huy động của NH chủ yếu tập trung vào tiền gửi ngắn hạn dưới 12 tháng như đã phân tích ở phần huy động vốn, cho nên việc NH tập trung vào giải ngân khoản vay ngắn hạn nhằm bổ sung vốn lưu động và cho vay tiêu dùng với tài sản đảm bảo là sổ tiết kiệm sẽ giúp NH chủ động hơn

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện phong điền, thành phố cần thơ (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)