Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phong Điền.

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện phong điền, thành phố cần thơ (Trang 70)

Chi nhánh và phòng giao dịch. Bên cạnh đó Hội sở cũng cần xem xét, điều chỉnh về mặt quy chế hoạt động để tạo tính chủ động cho các chi nhánh nắm bắt cơ hội kinh doanh.

Hội sở chính cần có các chính sách khuyến khích các chi nhánh NH tạo ra nhiều sản phẩm dịch vụ mới phục vụ cho công tác HĐV cũng như công tác tín dụng và khen thưởng cho chi nhánh có sản phẩm dịch vụ mang lại hiệu quả.

Hội sở cần tạo điều kiện để chi nhánh chủ động, linh hoạt hơn trong các phán quyết cấp tín dụng cho các đối tượng KH; tiếp nhận các ý kiến, đề xuất của các chi nhánh NH qua đó tạo điều kiện cho chi nhánh hoạt động tốt hơn.

6.2.3 Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phong Điền. Phong Điền.

Củng cố và phát huy những kết quả đạt được trong thời gian qua như: lợi nhuận, doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ, và huy động vốn ngày càng nâng cao.

Con người là yếu tố quan trọng nhất, do đó cần chú trọng và quan tâm nhiều đến công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ,… cho cán bộ Ngân hàng đồng thời chú trọng đến vấn đề đạo đức nghề nghiệp. Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng nên có chính sách đãi ngộ đối với những cán bộ có thành tích xuất sắc thì phải biểu dương khen thưởng kể cả là nâng lương trước hạn hoặc đề xuất tăng lên

vị trí cao hơn, còn đối với những cán bộ có sai phạm thì cần phải xử lý nghiêm khắc để tránh làm tổn thất cho ngân hàng cũng như làm mất đi niềm tin của khách hàng với ngân hàng.

Tiếp tục và nhanh chóng giải quyết khoản nợ xấu còn lại, gia tăng các khoản tín dụng mà tài sản đảm bảo là: sổ tiết kiệm, bất động sản,… hạn chế cho vay tín chấp, vì đây mang lại rủi ro cao cho Ngân hàng. Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng có thể liên kết với các Ngân hàng khác trên địa bàn để có thể trao đổi thông tin và kinh nghiệm lẫn nhau trong công tác phòng ngừa rủi ro hoặc hợp tác thông qua hình thức đồng tài trợ, đồng bảo lãnh,… để hạn chế rủi ro tín dụng có thể xãy ra.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hồ Duy Linh, 2013. Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam, chi nhánh Hậu Giang.

Luận văn tốt nghiệp. Đại Học Cần Thơ.

2. Lê Văn Tư và cộng sự, 2000. Ngân hàng thương mại. Hà Nội: nhà xuất bản Thốngkê.

3. Nguyễn Minh Kiều, 2009. Tài chính doanh nghiệp căn bản, NXB Thống Kê.

4. Thái Văn Đại và Nguyễn Thanh Nguyệt, 2010. Giáo trình quản trị ngân hàng thương mại. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ

5. Trần Minh Luân, 2013. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh huyện Tháp Mười – Tỉnh Đồng Tháp. Luận văn tốt nghiệp. Đại Học Cần Thơ.

6. Trần Thị Hồng Lý, 2012. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phong Điền. Luận văn tốt nghiệp. Đại Học Cần Thơ.

7. Trang web của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam: www.agribank.com.vn.

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện phong điền, thành phố cần thơ (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)