Hiệu quả cho vay kháchhàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Sở giao dịch VPBank.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả cho vay khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Sở Giao dịch Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (Trang 45)

VPBank.

- Chỉ tiêu thu nhập từ lãi cho vay DNVVN theo chi phí dành cho hoạt động cho vay DNVVN. Do không tách được chi phí hoạt động của bộ phận cho vay DNVVN nên chỉ xét đến chi phí đầu vào chính là lượng vốn ngân hàng bỏ ra để cho vay DNVVN (thể hiện bằng giá trị dư nợ cho vay DNVVN), chi phí trích lập dự phòng rủi ro và chi phí trả lãi cho nguồn huy động được sử dụng để cho vay DNVVN (tính dựa trên lãi suất huy động bình quân và dư nợ cho vay DNVVN).

Bảng 8: Thu nhập từ lãi cho vay DNVVN và chi phí của hoạt động cho vay DNVVN năm 2012 đến 2014.

Đơn vị: Triệu đồng. Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 13/12 Năm 2014 14/13 Thu nhập từ lãi cho vay DNVVN 8.929 13.144 1,47 13.970 1,06

Mức chi dự phòng của cho vay

DNVVN 782 2.299 2,94 2.065 0,90

Chi trả lãi nguồn huy động sử dụng

để cho vay DNVVN 8.390 10.055 1,20 10.305 1,02

Dư nợ cho vay DNVVN 76.276 134.070 1,76 171.753 1,28 Chỉ tiêu thu nhập từ lãi cho vay

DNVVN/ dư nợ cho vay DNVVN 0,117 0,098 0,84 0,081 0,83

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh Sở giao dịch VPBank năm 2012, 2013, 2014).

Chỉ tiêu thu nhập từ lãi cho vay DNVVN/ dư nợ cho vay DNVVN cho ta biết ngân hàng bỏ ra một đồng để cho vay thì thu về bao nhiêu đồng lãi của hoạt động

cho vay DNVVN. Ở đây, ta thấy, chỉ tiêu này giảm qua các năm, năm sau chỉ bằng khoảng 80% năm trước, chứng tỏ ngân hàng sử dụng nguồn vốn chưa hiệu quả, ngân hàng dùng vốn để cho vay song lãi thu được lại giảm tương đối so với đồng vốn đã bỏ ra. Xét về chi phí trích lập dự phòng rủi ro, chỉ tiêu này năm 2013 tăng gấp 2,94 lần so với năm 2012, nhưng đã giảm xuống vào năm 2014 phần lớn là do sự ban hành thông tư 09/2014/TT-NHNN đã sửa đổi bổ sung cho thông tư 02/2013/TT-NHNN trước đó. Chi phí trả lãi đối với các khoản huy động được sử dụng để cho vay DNVVN tăng nhẹ qua các năm chủ yếu do tăng dư nợ cho vay, năm 2014 tăng không đáng kể so với năm 2013.

- Chỉ tiêu thu nhập từ lãi cho vay DNVVN theo thu nhập từ lãi của hoạt động cho vay khách hàng của ngân hàng.

Bảng 9: Thu nhập hoạt động thuần và thu nhập từ lãi cho vay DNVVN năm 2012 đến 2014.

Đơn vị: Triệu đồng.

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 13/12 Năm 2014 14/13

Thu nhập lãi cho vay

khách hàng 27.782 35.420 1,27 40.189 1,13

Thu nhập từ lãi cho vay

DNVVN 8.929 13.144 1,47 13.970 1,06

Tỉ lệ thu nhập từ lãi cho vay DNVVN/ Thu nhập

lãi cho vay khách hàng 32,14% 37,11% 34,76%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh Sở giao dịch VPBank năm 2012, 2013, 2014).

Chỉ tiêu này phản ánh cơ cấu hay mức đóng góp của thu lãi từ cho vay DNVVN vào tổng thu nhập từ lãi cho vay khách hàng. Tỉ lệ này mới chỉ đạt hơn 30% cho thấy mức đóng góp còn khá nhỏ so với tiềm năng ngân hàng có thể khai thác.

cho vay DNVVN vẫn tăng khá phải nói đến tác động của lãi suất cho vay. Năm 2012, lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp vào khoảng 11%-15%/năm, năm 2013 trong khoảng 9-13%/năm song nhiều NH vẫn cho vay lãi suất cao. Sang đến năm 2014, lãi suất cho vay đã giảm mạnh xuống 7-12%/năm.

- Chỉ tiêu hệ số thu nợ (ở đây chưa tính đến thời hạn và kì hạn trả nợ của các khoản vay, chỉ mới xét đến tổng giá trị thu nợ của bộ phận cho vay DNVVN trong năm nghiên cứu).

Bảng 10: Doanh số thu nợ và dư nợ cho vay DNVVN giai đoạn 2012-2014.

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 13/12 Năm 2014 14/13

Dư nợ cho vay DNVVN 76.276 134.070 1,76 171.753 1,28 Doanh số thu nợ cho vay

DNVVN 65.948 119.349 1,81 150.181 1,26

Hệ số thu nợ 0,86 0,89 1,03 0,87 0,98

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh Sở giao dịch VPBank năm 2012, 2013, 2014).

Hệ số thu nợ của bộ phận cho vay DNVVN trong 3 năm gần đây tương đối cao, gần 90% doanh số cho vay của bộ phận chứng tỏ khả năng thu nợ của cho vay DNVVN là tương đối tốt và nhanh chóng. Trong đó, hệ số thu nợ của năm 2013 cao nhất là 89% dư nợ. Điều này chứng tỏ ngân hàng tăng khả năng thu hồi nợ và giảm chi phí đối với việc quản lí, tính toán, lưu kho tài sản đảm bảo hay một số chi phí liên quan đến đòi nếu như nợ quá hạn… góp phần cải thiện hiệu quả cho vay. Đồng thời có thể do tình hình kinh tế năm 2013, 2014 đã được cải thiện hơn so với giai đoạn trước nên ngân hàng tăng doanh số thu nợ. Tuy nhiên, năm 2014 lại giảm nhẹ nên cần phải giữ không để chỉ tiêu này tiếp tục giảm xuống.

Phải kể đến những nỗ lực để cải thiện tình hình nợ xấu, nợ quá hạn của cả hệ thống ngân hàng: ban hành Thông tư 02, Thông tư 09 của NHNN, hoạt động thu nợ, xử lí nợ của các công ty quản lí nợ và hoạt động của VAMC (Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam) …đã giúp cho hoạt động cho vay của các

ngân hàng giảm bớt gánh nặng. Doanh số thu nợ của VPBank cũng tăng lên rõ rệt trong giai đoạn này.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả cho vay khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Sở Giao dịch Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(66 trang)
w