Biện pháp chăm sóc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ cấy tới sinh trưởng, năng suất của một số giống lúa tại Cao Bằng (Trang 47)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2.3.3. Biện pháp chăm sóc

* Lượng phân bón: Bón 10 tấn phân chuồng + 100 kg N + 80 kg P2O5 + 100 kg K2O (theo quy trình hiện hành cho giống Khang Dân 18).

* Cách bón phân.

- Bón lót : trước khi cấy bón lót toàn bộ lượng phân chuồng + 100% P2O5 + 40% N + 30% K2O.

- Bón thúc lần 1 (thúc đẻ nhánh) kết hợp làm cỏ sục bùn : 30% N + 40% K2O. - Bón thúc lần 2 (nuôi đòng trước trỗ 15 - 20 ngày) : 30% N + 30% K2O. * Làm cỏ.

- Lần 1: Sau khi cấy lúa được 15 - 20 ngày. - Lần 2: Sau lần 1 khoảng 25-30 ngày

- Thời gian làm cỏ: Tập trung vào thời kỳ đẻ hữu hiệu kết hợp bón thúc trước khi lúa làm đòng. Làm cỏ bằng tay, lần đầu làm nhẹ tránh ảnh hưởng đến gốc lúa. Lần sau làm mạnh để sục bùn. Khi làm cỏ để mức nước nông 3 - 5cm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ * Tưới nước:

- Khi lúa mới cấy tưới 5 - 10 cm, để lúa nhanh bén hồi rễ xanh. - Lúc lúa đẻ hữu hiệu: Tưới nông 3 - 5 cm để lúa đẻ nhanh.

- Lúa đẻ nhánh vô hiệu: lúa bình thường tưới ngập 10 - 15 cm, lúa tốt rút nước phơi hạn để hạn chế đẻ vô hiệu.

- Giai đoạn làm đòng vào chắc: Lúa cần nhiều nước để tạo năng suất nên tưới ngập 5 - 10 cm.

2.4. Các chỉ tiêu và phƣơng pháp theo dõi

Phương pháp theo dõi áp dụng theo hệ thống tiêu chuẩn đánh giá nguồn gien lúa của IRRI và quy chuẩn khảo nghiệm giống lúa quốc gia QCVN 01- 55:2011/BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Phương pháp lấy mẫu theo dõi: Mỗi ô lấy 5 khóm theo đường chéo của từng ô thí nghiệm (khóm giao điểm của đường chéo và 4 khóm còn lại là điểm giữa từ giao điểm đường chéo đến 4 góc của ô thí nghiệm).

Thời gian theo dõi: 10 ngày/lần từ khi cấy đến khi lúa chín, riêng giai đoạn lúa hồi xanh và trỗ theo dõi liên tục 2 ngày/lần.

2.4.1. Chỉ tiêu chất lượng mạ

- Sức sống của mạ: Quan sát quần thể mạ trước khi nhổ cấy.

+ Điểm 1: Mạnh - cây sinh trưởng tốt, lá xanh, nhiều cây có hơn 1 dảnh. + Điểm 5: Trung bình - cây sinh trưởng trung bình, hầu hết có 1 dảnh. + Điểm 9: Yếu - cây mảnh yếu hoặc còi cọc, lá vàng.

- Số lá mạ: Đếm số lá mạ ở mỗi giống rồi tính trung bình.

- Chiều cao cây mạ (cm): Ghi chép số đo của 10 cây mạ ở giai đoạn 2, biểu thị bằng cm từ gốc đến đỉnh lá cao nhất.

- Khả năng chịu lạnh (vụ Xuân 2014): Quan sát sự thay đổi màu sắc lá và sự sinh trưởng khi nhiệt độ xuống thấp dưới 150C ở giai đoạn mạ. Đánh giá theo thang điểm:

Điểm 1: Mạ màu xanh đậm Điểm 3: Mạ màu xanh nhạt Điểm 5: Mạ màu vàng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Điểm 7: Mạ màu nâu Điểm 9: Mạ chết

2.4.2. Chỉ tiêu về thời gian sinh trưởng, phát triển

- Ngày cấy.

- Thời gian đẻ nhánh: Tính từ khi có 50% số cây/ô thí nghiệm xuất hiện nhánh đầu tiên đến khi cây lúa đạt dảnh tối đa (ngày).

- Thời gian

.

- Thời gian trỗ bông: Là ngày có 10% số cây có bông thoát khỏi bẹ lá đòng khoảng 5 cm.

-Thời gian chín: khi có 85% số hạt chín trên các khóm. - Thời gian sinh trưởng: Được tính từ khi gieo đến ngày chín.

2.4.3. Khả năng đẻ nhánh

Theo dõi 5 cây đã định sẵn theo phương pháp lấy mẫu của từng ô thí nghiệm. Các chỉ tiêu theo dõi gồm:

- Dảnh tối đa (dảnh/khóm): Đếm toàn bộ số dảnh/khóm của cây theo dõi. - Dảnh hữu hiệu (dảnh/khóm): Đếm số bông có ít nhất 10 hạt chắc của các khóm theo dõi.

- Tỷ lệ nhánh hữu hiệu (%) =

số dảnh hữu hiệu

x 100 số dảnh tối đa

- Chiều dài bông (cm): Đo thực tế chiều dài từ cổ bông đến đỉnh bông trên cây theo dõi ở giai đoạn sinh trưởng 8.

2.4.4. Một số đặc điểm nông học của các giống lúa tham gia thí nghiệm

*Chiều cao cây

Tiến hành đo chiều cao của các cây theo dõi trên mỗi ô thí nghiệm: Đo từ mặt đất đến chóp lá cao nhất trong giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng (trước trỗ) và đo từ mặt đất lên chóp bông đối với giai đoạn sinh trưởng sinh thực (đo 5 cây mẫu).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Điểm 1: Thấp cây (<90 cm)

+ Điểm 5: Trung bình (90 – 125 cm) + Điểm 9: Cao cây (> 125 cm)

*Góc lá đòng: Đo góc giữa trục bông chính với gốc lá đòng trên cây theo dõi ở giai đoạn sinh trưởng 4 – 5. Đánh giá theo thang điểm 4 cấp của IRRI:

+ Điểm 1: Đứng + Điểm 3: Trung bình + Điểm 5: Ngang + Điểm 7: Gập xuống

*Độ thoát cổ bông: Là khoảng cách từ cổ bông đến cổ lá đòng, quan sát khả năng trỗ thoát cổ bông của quần thể ở giai đoạn sinh trưởng 7 – 9. Đánh giá theo thang điểm 5 cấp:

Điểm 1: Thoát tốt

Điểm 3: Thoát trung bình Điểm 5: Vừa đúng cổ bông Điểm 7: Thoát một phần Điểm 9: Không thoát được

*Khả năng chống đổ: Theo dõi ở giai đoạn từ trỗ đến chín, tính theo thang điểm: Điểm 1: Chống đổ tốt, không đổ.

Điểm 3: Chống đổ khá, hầu hết các cây đều nghiêng nhẹ.

Điểm 5: Chống đổ trung bình, hầu hết các cây nghiêng 300 (góc tạo bởi thân cây và mặt ruộng).

Điểm 7: Chống đổ yếu, hầu hết các cây bị nghiêng 450

.

Điểm 9: Chống đổ rất yếu, tất cả các cây đều bị nằm rạp trên mặt đất. *Độ tàn lá: Quan sát sự chuyển màu của lá, đánh giá ở giai đoạn sinh trưởng 9, theo thang điểm 3 cấp:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Điểm 1: Muộn và chậm (lá giữ màu xanh tự nhiên) Điểm 5: Trung bình (lá trên biến vàng)

Điểm 9: Sớm và nhanh (tất cả các lá vàng hoặc chết) *Độ rụng hạt

Theo dõi ở giai đoạn sinh trưởng 9 (giai đoạn lúa chín). Một tay giữ chặt cổ bong và tay kia vuốt dọc bông lúa, sau đó ước tính số phần trăm hạt rụng, đánh giá theo thang điểm:

Điểm 1: Khó rụng (Số hạt rụng < 10%) Điểm 3: Khó vừa (Số hạt rụng 11 – 15%) Điểm 5: Trung bình (Số hạt rụng 16- 25%) Điểm 7: Khá dễ rụng (Số hạt rụng 26 – 50%) Điểm 9: Dễ rụng (Số hạt rụng > 50%)

2.4.5. Các chỉ tiêu năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất

Gặt 5 khóm/ô thí nghiệm, sau đó đo đếm các chỉ tiêu:

- Số bông hữu hiệu/khóm: Đếm số bông có ít nhất 10 hạt chắc của 1 khóm. - Số bông/m2= trung bình số bông hữu hiệu/khóm x 35 khóm/m2

- Số hạt chắc/bông: Đếm số hạt chắc/bông của 5 khóm theo dõi ở 3 lần nhắc lại. - Số hạt lép/bông: Đếm số hạt lép/bông của 5 khóm ở 3 lần nhắc lại.

- Tổng số hạt/bông (hạt): Đếm toàn bộ số hạt/bông, cả hạt lép. - Tỷ lệ lép (%): Tính % tỷ lệ hạt lép/bông.

- Khối lượng 1.000 hạt (gram): Phơi khô hạt đến độ ẩm 14% rồi cân 8 mẫu, mỗi mẫu 100 hạt, chia trung bình, làm ở cả 3 lần nhắc lại.

- Năng suất lý thuyết (tạ/ha): Tính theo công thức:

Số bông/ m2 x số hạt chắc / bông x P1.000 hạt

NSLT = (tạ/ha) 10.000

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Năng suất thực thu: Gặt toàn bộ ô thí nghiệm, tuốt, phơi khô tới ẩm độ 13 - 14%, quạt sạch, cân khối lượng rồi cộng với những khóm theo dõi, sau đó quy ra tạ/ha.

2.4.6. Chỉ tiêu về sâu, bệnh hại

* Rầy nâu (Nilaparvata lugens): Theo dõi từ giai đoạn đẻ nhánh đến chín và quan sát lá, cây bị hại gây héo và chết. Đánh giá theo thang điểm:

- Điểm 0: Không bị hại.

- Điểm 1: Hơi biến vàng trên một số cây.

- Điểm 3: Lá biến vàng bộ phận chưa bị cháy rầy.

- Điểm 5: Lá bị vàng rõ, cây lùn và héo, ít hơn một nửa số cây bị cháy rầy, cây còn lại lùn nặng.

- Điểm 7: Hơn nửa số cây bị héo hoặc cháy rầy, cây còn lại lùn nặng. - Điểm 9: Tất cả cây bị chết.

* Sâu cuốn lá nhỏ (Cnaphalocrosis medinalis G): Theo dõi từ giai đẻ nhánh đến chín. Quan sát lá, cây bị hại và tính tỷ lệ cây bị sâu ăn phần xanh của lá hoặc lá bị cuốn thành ống. Đánh giá theo thang điểm:

- Điểm 0: Không có cây bị hại. - Điểm 1: Từ 1- 10% cây bị hại. - Điểm 3: Từ 11 - 20 % cây bị hại. - Điểm 5: Từ 21-35% cây bị hại. - Điểm 7: Từ 36 - 51% cây bị hại. - Điểm 9: > 51% cây bị hại.

* Sâu đục thân (Scirpophaga incertulas Walker): theo dõi ở giai đoạn đẻ nhánh - làm đòng và giai đoạn vào chắc đến chín. Quan sát số dảnh chết hoặc bông bị bạc và đánh giá theo thang điểm:

- Điểm 0: Không bị hại.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Điểm 3: Từ 11 - 20% dảnh chết hoặc bông bạc. - Điểm 5: Từ 21 - 30% dảnh chết hoặc bông bạc. - Điểm 7: Từ 31 - 50% dảnh chết hoặc bông bạc. - Điểm 9: > 51% dảnh chết hoặc bông bạc.

* Bệnh đốm nâu (Curvularia s): Theo dõi ở gia đoạn mạ và giai đoạn từ làm đòng đến chín. Quan sát diện tích vết bệnh trên lá và đánh giá theo thang điểm:

- Điểm 0: không có vết bệnh

- Điểm 1: <4% diện tích vết bênh trên lá

- Điểm 3: 4 – 10% diện tích vết bệnh trên lá

- Điểm 5: 11 – 25% diện tích vết bệnh trên lá

- Điểm 7: 26 – 75% diện tích vết bệnh trên lá

- Điểm 9: >76% diện tích vết bệnh trên lá

2.5. Phƣơng pháp xử lý số liệu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Điều kiện khí hậu, thời tiết năm 2013 – 2014 tại Cao Bằng

Cao Bằng là một tỉnh miền núi phía Bắc nằm khá sâu trong lục địa, có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Tuy nhiên do ảnh hưởng của vị trí địa lý, địa hình nên khí hậu của tỉnh Cao Bằng có những nét riêng biệt, điều kiện thời tiết khí hậu chia ra làm hai mùa rõ rệt, một mùa nóng ẩm mưa nhiều từ tháng 4 đến tháng 9. Mùa Đông kéo dài từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau, thời tiết khá rét, ít mưa, có sương giá và chịu nhiều tác động của gió mùa Đông Bắc. Diễn biến nhiệt độ, ẩm độ, lượng mưa từ 07/ 2013 – 07/2014 được thể hiện qua bảng 3.1:

Bảng 3.1: Điều kiện thời tiết khí hậu tại tỉnh Cao Bằng từ 07/ 2013 – 07/2014 Tháng Nhiệt độ TB (0C) Ẩm độ TB (%) Lƣợng mƣa (mm) Số giờ nắng (giờ) 07/2013 27,2 86 2107 153,9 08/2013 27,0 85 2544 173,4 09/2013 25,1 85 751 148,1 10/2013 21,8 82 581 154,4 11/2013 19,6 82 460 46,0 12/2013 12,3 82 834 128,9 01/2014 13,4 81 25 123,8 02/2014 14,9 81 11,5 63,6 03/2014 18,5 87 741 43,3 04/2014 24,1 86 945 68,0 05/2014 27,3 80 1283 204,8 06/2014 27,8 85 4608 137,7 07/2014 27,8 86 2550 186,3

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Qua bảng 3.1 chúng tôi nhận thấy : - Về nhiệt độ:

Nhiệt độ trung bình các tháng biến động từ 12,3 – 27,80C. Nhiệt độ biến động qua các tháng theo quy luật: nhiệt độ giảm dần từ tháng 7 đến tháng 12, sau đó tăng dần từ tháng 1 đến tháng 7 năm sau. Nhiệt độ trung bình thấp nhất là tháng 12, cao nhất là tháng 7.

- Về ẩm độ: Ẩm độ quá cao hay quá thấp đều ảnh hưởng đến cây lúa. Ẩm độ quá cao khí khổng bị thu hẹp gây khó khăn trong việc bốc hơi nước của cây, lượng CO2 xâm nhập vào cây giảm, tích lũy chất khô trong cây giảm. Ẩm độ quá thấp cây lúa sinh trưởng, phát triển kém. Độ ẩm không khí các tháng biến động từ 80 – 87% và phụ thuộc vào chế độ mưa. Từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau thường có độ ẩm không khí trung bình thấp hơn các tháng khác trong năm. Tuy nhiên, tháng 5/2014, ẩm độ không khí trung bình xuống dưới mức thấp nhất là 80%, nguyên nhân là do lượng mưa ít, số giờ nắng lớn. Ẩm độ cao thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa nhưng cũng thuận lợi cho sâu, bệnh hại phát sinh phá hại nhất là bệnh khô vằn, bệnh đạo ôn, sâu cuốn lá nhỏ...

- Về lượng mưa: L ượng mưa trung bình các tháng phân bố không đồng đều, dao động từ 11,5 – 4.608mm. Vụ mùa 2013 là khoảng thời gian có lượng mưa lớn, kéo dài, mưa tập trung cao nhất vào tháng 7, tháng 8, lên đến hơn 2000mm, cùng với nhiệt độ, độ ẩm cao đã tạo điều kiện cho sâu, bệnh phát sinh, phát triển và gây hại lớn nhất ở vụ này chính là rầy nâu. Nguyên nhân thời tiết mưa thường xuyên, kéo dài nhiều ngày khiến cho việc diệt trừ rầy gặp khó khăn. Sang vụ xuân 2014, hai tháng đầu năm hầu như không có mưa, từ tháng 3 mưa bắt đầu tăng dần, tạo điều kiện thuận lợi cho cây lúa sinh trưởng.

- Về số giờ nắng: Vụ mùa 2013, từ tháng 7 đến tháng 10, số giờ nắng giữa các tháng chênh lệch không nhiều, dao động trong khoảng 148,1 – 188,8 giờ. Riêng tháng 11, là thời giai đoạn lúa vào chắc đến chín, số giờ nắng giảm xuống rất nhanh, chỉ có 46,0 giờ có nắng, số giờ nắng ít làm kéo dài thời gian chín của lúa. Vụ xuân 2014, bắt đầu xuống mạ từ tháng 2. Khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 4, số giờ có nắng rất ít, biến động từ 43,3 – 68,0 giờ, thời gian có nắng ít ảnh hưởng đến sinh trưởng của mạ và cây lúa giai đoạn đầu. Từ tháng 5 trở đi, số giờ nắng tăng lên và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

cao nhất vào tháng 5 với 204,8 giờ có nắng, đã tạo điều kiện cho cây lúa sinh trưởng nhanh và mạnh.

3.2. Kết quả thí nghiệm nghiên cứu ảnh hƣởng của thời vụ cấy đến sinh trƣởng, năng suất của một số giống lúa tại tỉnh Cao Bằng vụ Mùa 2013

3.2.1. Thời gian sinh trưởng của các giống lúa thí nghiệm vụ Mùa 2013

Thời gian sinh trưởng của lúa được tính từ khi hạt nảy mầm đến lúc chín, hoặc kể từ lúc gieo đến lúc thu hoạch. Đó cũng chính là thời gian để hoàn thành một chu kỳ phát dục của cây lúa. Thời gian sinh trưởng của một giống lúa phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như thời vụ, thời tiết và chế độ chăm sóc... Việc phân loại các giống lúa thành các nhóm có thời gian sinh trưởng khác nhau có ý nghĩa rất quan trọng vì mỗi giống có thời gian sinh trưởng khác nhau đòi hỏi bố trí thời vụ gieo trồng khác nhau. Kết quả theo dõi thời gian sinh trưởng của các công thức thí nghiệm được thể hiện ở bảng 3.2:

Bảng 3.2. Thời gian sinh trƣởng của các giống lúa thí nghiệm vụ mùa 2013 Ngày

cấy Giống

Thời gian từ gieo đến....

Cấy Đẻ nhánh đòng Làm Trỗ Chín 10/07 ĐS1 13 21 46 76 110 J01 13 21 44 75 110 HT1 13 20 42 74 103 KD18 (đ/c) 13 20 41 73 103 SC 13 21 45 76 106 KNX 13 19 52 83 115 20/07 ĐS1 13 22 46 76 111 J01 13 21 45 76 110 HT1 13 22 42 74 101 KD18(đ/c) 13 22 42 74 101 SC 13 20 44 76 106 KNX 13 20 53 83 115 30/07 ĐS1 13 26 44 75 111 J01 13 24 43 75 110 HT1 13 22 42 73 102 KD18(đ/c) 13 23 40 71 102

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ cấy tới sinh trưởng, năng suất của một số giống lúa tại Cao Bằng (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)