Khả năng chống chịu sâu, bệnh hại của các giống lúa tham gia thí

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ cấy tới sinh trưởng, năng suất của một số giống lúa tại Cao Bằng (Trang 88)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.3.5.Khả năng chống chịu sâu, bệnh hại của các giống lúa tham gia thí

vụ Xuân 2014

Kết quả ghi nhận tình hình sâu, bệnh hại trong vụ Xuân 2014 được trình bày ở bảng 3.11:

Bảng 3.11. Khả năng chống chịu sâu bệnh của các giống lúa thí nghiệm vụ Xuân 2014

Ngày cấy Giống Sâu đục thân

(điểm) Rầy nâu (điểm) Bệnh đốm nâu (điểm) 20/03 ĐS1 1 0 1 J01 1 0 1 HT1 0 3 1 Đ/c 1 1 1 Séng Cù 1 1 1 Khẩu Nậm Xít 1 1 - 30/03 ĐS1 0 1 1 J01 0 0 1 HT1 0 3 1 Đ/c 1 3 1 Séng Cù 0 3 1 Khẩu Nậm Xít 0 1 - 09/04 ĐS1 1 1 0 J01 1 0 1 HT1 1 3 1 Đ/c 1 3 1 Séng Cù 1 3 1 Khẩu Nậm Xít 0 1 -

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Qua bảng 3.11, cho thấy: Vụ Xuân 2014, các giống lúa thí nghiệm chủ yếu bị gây hại bởi sâu đục thân, rầy nâu và bệnh đốm nâu. Mức độ gây hại của sâu, bệnh không đáng kể. Hầu hết, các giống chỉ bị gây hại nhẹ, ở điểm 1 đối với sâu đục thân, điểm 1 – 3 đối với rầy nâu và nhiễm nhẹ ở điểm 1 đối với bệnh đốm nâu. Các giống ĐS1, J01 và Khẩu Nậm Xít có khả năng chống chịu tương đối tốt với sâu bệnh, mức độ nhiễm nhẹ và hầu như không nhiễm.

3.4. Một số đặc điểm nông học của các giống lúa tham gia thí nghiệm

Kết quả theo dõi một số đặc điểm nông học của các giống lúa thí nghiệm được trình bày trong bảng 3.12 như sau:

Bảng 3.12. Một số đặc điểm nông học của các giống lúa thí nghiệm

(đ/vị: điểm) Tên giống Chiều cao cây Độ thoát cổ bông Góc lá đòng Độ tàn lá Khả năng chống đổ Độ rụng hạt ĐS1 5 1 3 1 1 5 J01 5 1 3 1 1 5 HT1 5 1 1 5 1 9 Đ/c 5 1 1 5 1 9 SC 5 5 1 5 1 3 KNX 9 1 1 5 9 7

Kết quả bảng trên cho thấy:

Chiều cao cây: hầu hết các giống thí nghiệm đều có chiều cao cây trung bình. Riêng giống Khẩu Nậm Xít có chiều cao cây ở thang điểm 9, thuộc dạng cao cây. Chiều cao cây quá cao làm giảm khả năng thâm canh của giống, khó khăn trong quá trình chăm sóc và thường bị nghiêng đổ khi có gió, bão. Chính nguyên nhân này đã làm giảm đáng kể năng suất của giống.

Độ thoát cổ bông: Độ thoát cổ bông cũng là một yếu tố tác động đến năng suất của giống. Nếu cổ bông không thoát được hoặc chỉ thoát được một phần thì các nhánh gié bên dưới của bông bị nghẹn lại trong bẹ lá đòng và tỷ lệ hạt bị lép hay

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

khả năng bị nấm mốc tấn công trên các gié bị nghẹn rất lớn, ảnh hưởng đến năng suất. Ngược lại, nếu cổ bông thoát quá dài thì bông lúa dễ bị gãy do tác động của điều kiện thời tiết như gió, bão hoặc côn trùng...

Giống ĐS1, J01, HT1, KD18 và Khẩu Nậm Xít có độ thoát cổ bông tốt, đạt thang điểm 1 (thoát tốt). Giống Séng Cù có độ thoát cổ bông đạt thang điểm 5, thoát đúng cổ bông.

Góc lá đòng: Góc lá đòng có vai trò quan trọng trong khả năng tạo năng suất vì nó là nguồn cung cấp chủ yếu các chất quang hợp được cho bông lúa. Do đó, góc lá đòng đứng là một đặc tính tốt để cho lá đòng nhận được ánh sáng từ hai phía mặt lá. Góc lá đòng đứng sẽ cho ánh sáng phân tán đều đến các lá của cây lúa giúp cho quá trình quang hợp tạo chất khô tốt hơn. Góc lá đòng là đặc tính di truyền của giống. Dựa vào bảng trên ta thấy, các giống lúa thí nghiệm có góc lá đòng từ trung bình đến đứng. Từ đó cho thấy, tất cả các giống lúa đều có góc lá đòng phù hợp với xu hướng chọn giống hiện nay.

Độ tàn lá: sự tàn lá chậm sau khi trỗ là đặc tính tốt của giông lúa cho năng suất cao. Theo Matsushima (1976) được Nguyễn Đức Mẫn (1991) trích dẫn cho rằng: “2/3 lượng tinh bột do cây lúa tổng hợp tạo thành năng suất là do sự đồng hóa carbon sau khi trỗ”. Những nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, những giống lúa cao sản thì phần lớn năng suất hạt là do sự quang hợp của lá tạo thành. Hai giống lúa ĐS1 và J01 là hai giống có độ tàn lá muộn, đạt thang điểm 1, lá vẫn giữ được màu xanh tự nhiên cho đến khi thu hoạch. Các giống còn lại có độ tàn lá trung bình, đạt thang điểm 5, hầu hết các lá trên đã biến vàng khi thu hoạch.

Khả năng chống đổ: Lúa bị đổ ngã phần lớn là do đặc tính của giống, nhưng một phần cũng do các yếu tố bên ngoài như kỹ thuật canh tác, điều kiện môi trường. Hầu hết các giống lúa tham gia thí nghiệm có khả năng chống đổ tốt, đạt thang điểm 1. Riêng giống Khẩu Nậm Xít, do có chiều cao cây cao nên thân cây yếu. Do điều kiện thời tiết vụ Mùa 2013 ít có gió lớn, nên các giống lúa không bị đổ ngã, giống Khẩu Nậm Xít bị nghiêng. Vụ Xuân 2014, tất cả các ô thí nghiệm cấy giống Khẩu Nậm Xít đều bị đổ rạp trên mặt đất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Độ rụng hạt: Độ rụng hạt là đặc tính di truyền của giống. Độ rụng hạt còn là một yếu tố ảnh hưởng đến thời gian thu hoạch và phương pháp thu hoạch. Các giống lúa thí nghiệm có độ rụng hạt từ điểm 3 đến điểm 9. Giống KD18 và HT1 có độ rụng hạt là dễ rụng. Tiếp đến là giống Khẩu Nậm Xít khá dễ rụng hạt. Giống ĐS1 và J01 có độ rụng hạt trung bình. Riêng giống Séng Cù rất khó rụng hạt, gây khó khăn trong khâu thu hoạch.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

1.Kết luận

Kết quả thí nghiệm cho thấy các giống lúa ĐS1, J01, HT1 là các giống lúa có khả năng thích nghi tốt với điều kiện tự nhiên tại Cao Bằng, có thể trồng trong cả vụ xuân và vụ mùa. Thời gian gieo cấy thích hợp nhất ở vụ mùa là từ 18/07 – 31/07 và vụ xuân là từ 22/03 – 02/04 vì gieo cấy trong khoảng thời gian này tạo điều kiện cho cây đẻ nhánh tập trung, số bông/m2, số hạt chắc/bông và khối lượng 1000 hạt cũng cao hơn so với các thời vụ khác và cây ít bị nhiễm sâu, bệnh hơn.

Đối với hai giống lúa đặc sản của Lào Cai là Séng Cù và Khẩu Nậm Xít, kết quả thí nghiệm bước đầu chỉ ra rằng giống Séng Cù thích nghi và sinh trưởng tốt trong điều kiện vụ Xuân, thời gian gieo cấy thích hợp từ 20/03 – 30/03. Trong điều kiện thời tiết vụ mùa, Séng Cù thường bị rầy nâu tấn công, khả năng thụ phấn kém, tỷ lệ hạt lép cao và số bông hữu hiệu thấp. Ở vụ Xuân, giống Séng Cù sinh trưởng, phát triển nhanh, ít sâu bệnh hại, về năng suất khi so sánh với năng suất bình quân của giống lúa này trồng tại Lào Cai ( 55 tạ/ha) thì sai khác cũng không đáng kể khi trồng tại Cao Bằng. Ngược lại, giống Khẩu Nậm Xít sinh trưởng tốt trong điều kiện thời tiết vụ mùa tại Cao bằng. Thời gian gieo cấy thích hợp từ 22/07 – 31/07.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ cấy tới sinh trưởng, năng suất của một số giống lúa tại Cao Bằng (Trang 88)