Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ cấy tới sinh trưởng, năng suất của một số giống lúa tại Cao Bằng (Trang 63)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.2.4.Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí

vụ Mùa 2013

Trong sản xuất lúa, việc tác động tổng hợp các biện pháp kỹ thuật như: chọn giống tốt, mật độ cấy hợp lý, tuổi mạ cấy, lượng phân bón, cách bón phân, chế độ tưới nước, phòng trừ sâu bệnh...đều nhằm mục đích trực tiếp là tăng số bông/m2

, số hạt chắc/bông và khối lượng 1.000 hạt, các yếu tố này được gọi chung là yếu tố cấu thành năng suất, để từ đó nâng cao năng suất lúa. Kết quả nghiên cứu và theo dõi về các yếu tố cấu thành năng suất của các giống lúa trong vụ mùa 2013 được trình bày qua bảng 3.5:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.5. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất các giống lúa thí nghiệm vụ Mùa 2013 Công thức Bông/m2 Chiều dài bông (cm) Hạt chắc/ bông Hạt lép/ bông Tỷ lệ hạt lép (%) P1.000 hạt (g) NSLT (tạ/ha) NSTT (tạ/ha) T1G1 186,7 17,6 107,6 52,8 32,9 26,61 53,4 40,9 T1G2 191,3 17,4 125,7 56,9 31,1 23,72 56,8 42,6 T1G3 189,0 17,5 132,0 55,7 28,9 23,34 55,5 41,5 T1G4 191,3 16,6 142,3 60,6 30,0 18,95 51,4 38,6 T1G5 154,0 17,6 79,0 48,4 37,9 32,83 39,9 31,0 T1G6 133,0 16,7 123,7 40,9 24,8 24,89 40,9 32,2 T2G1 207,7 18,6 123,8 42,5 25,5 26,85 66,9 50,9 T2G2 210,0 18,0 146,1 43,7 23,0 24,04 73,7 54,2 T2G3 210,0 18,5 136,0 40,8 23,2 23,86 67,9 49,9 T2G4 203,0 17,7 150,6 50,8 25,3 19,42 60,4 47,4 T2G5 172,7 19,0 96,3 41,0 29,9 32,45 53,8 39,2 T2G6 156,3 17,0 131,0 31,9 19,6 25,26 51,5 41,2 T3G1 221,7 19,4 130,5 29,3 18,3 27,21 79,6 58,2 T3G2 226,3 19,0 146,5 34,8 19,1 24,34 81,4 59,7 T3G3 221,7 19,3 149,2 28,5 16,1 23,98 79,3 57,1 T3G4 226,3 18,6 176,3 36,8 17,2 19,61 78,2 56,9 T3G5 177,3 20,4 106,9 26,9 20,1 33,05 64,1 46,2 T3G6 170,3 18,1 139,1 22,8 14,1 25,47 62,2 45,2 PCT ns ns ns ns ns <0,05 ns ns LSD05CT - - - 0,673 - - TB T1 174,2 17,3 118,4 52,5 31,1 24,89 49,7 37,8 TB T2 193,3 18,1 130,6 41,8 24,4 25,24 62,4 47,1 TB T3 207,3 19,1 141,4 29,9 17,5 25,98 74,1 53,9 P(T) <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 LSD05T 1,523 0,698 3,716 3,593 1,328 0,384 2,739 1,460 TB G1 205,3 18,6 120,6 41,6 25,6 26,73 66,6 49,9 TB G2 209,2 18,1 139,4 45,1 24,4 24,10 70,6 52,2 TB G3 206,9 18,4 139,1 41,7 23,0 23,39 67,6 49,5 TB G4 (đ/c) 206,9 17,7 156,4 49,4 24,2 19,46 63,3 47,6 TB G5 168,0 19,0 94,1 38,8 29,3 33,04 52,6 38,8 TB G6 153,2 17,3 131,3 31,9 19,5 25,47 51,5 39,5 P(G) <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 LSD05G 10,071 0,730 9,462 4,538 2,601 0,389 2,749 1,988 CV% 5,5 4,2 7,6 11,4 11,1 1,6 4,6 4,5

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Qua bảng 3.5, ta thấy:

3.2.4.1. Số bông/m2

Số bông/m2 là một trong những yếu tố quan trọng nhất để cấu thành năng suất lúa và phụ thuộc nhiều vào khả năng đẻ nhánh, mật độ gieo trồng. Khả năng đẻ nhánh có ảnh hưởng đến quá trình hình thành bông, những nhánh ra sau thường là những nhánh vô hiệu không cho năng suất . Do đó, số bông/m2 được quyết định trong giai đoạn ban đầu.

Kết quả thống kê cho thấy hiệu quả tương tác giữa thời vụ cấy và giống không ảnh hưởng đến số bông/m2 ở mức tin cậy 95%.

Qua kết quả thí nghiệm, số bông/m2 có sự khác biệt rất rõ giữa các thời vụ cấy ở mức tin cậy 95%. Công thức cấy ngày 30/07 có số bông/m2 cao nhất (207,3 bông/m2), cao hơn công thức cấy ngày 20/07 (193,3 bông/m2) là 14 bông, cao hơn công thức cấy ngày 10/07 (174,2 bông/m2) là 33,1 bông. Số bông/m2 thấp nhất ở công thức cấy ngày 10/07.

Các giống khác nhau ảnh hưởng đến số bông/m2 khác nhau có ý nghĩa ở mức tin cậy 95%. Các giống ĐS1, J01, HT1 có số bông/m2 sai khác không có ý nghĩa so với đối chứng ở mức tin cậy 95%. Hai giống Séng Cù và Khẩu Nậm Xít số bông/m2 thấp hơn so với đối chứng ở mức tin cậy 95%.

3.2.4.1.Chiều dài bông

Chiều dài bông thường liên quan đến số lượng hạt/bông. Hiệu quả tương tác giữa thời vụ cấy và giống khác nhau ảnh hưởng đến chiều dài bông không có ý nghĩa.

Kết quả phân tích chỉ ra rằng, thời vụ cấy ảnh hưởng đến chiều dài bông ở mức tin cậy 95%. Chiều dài bông tăng dần khi cấy muộn. Công thức cấy ngày 30/07 có chiều dài bông lớn nhất (19,1 cm), cao hơn hai công thức cấy ngày 10/07 và 20/07. Chiều dài bông thấp nhất ở công thức cấy ngày 10/07 (17,3 cm).

Các giống khác nhau cũng ảnh hưởng đến chiều dài bông khác nhau ở mức tin cậy 95%. Chiều dài bông của các giống lúa thí nghiệm dao động từ 17,3 – 19,0 cm. Hai giống lúa Séng Cù và ĐS1 có chiều dài bông cao hơn đối chứng ở mức tin cậy 95%. Séng Cù có chiều dài bông cao nhất là 19,0 cm. Giống J01, HT1 và Khẩu Nậm Xít chiều dài bông không sai khác so với đối chứng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 3.2.4.2.Số hạt chắc/bông

Số hạt chắc/bông cao đồng nghĩa với số hạt lép ít hay tỷ lệ hạt lép thấp. Trong thực tiễn sản xuất tỷ lệ hạt lép thay đổi trong phạm vi rất rộng, có thể từ 5- 10%, có khi lên tới 15-30%, thậm chí có khi cao hơn 30% hoặc cao hơn nữa. Tỷ lệ hạt lép cao hay thấp thường phụ thuộc vào thời kỳ trỗ và sau trỗ bông. Các nguyên nhân ảnh hưởng đến tỷ lệ hạt lép nhiều hay ít đó là: đặc tính của giống, yếu tố ngoại cảnh tác động vào quá trình thụ phấn thụ tinh như nhiệt độ quá thấp (dưới 200C) hay quá cao, ẩm độ không khí thấp (gió Lào), gặp mưa bão hoặc sâu, bệnh hại... đều ảnh hưởng đến số hạt chắc/bông. Để khắc phục các nguyên nhân trên, công tác chọn giống cần chú ý chọn những giống có đặc tính tỷ lệ hạt chắc cao đưa vào sản xuất, bố trí cơ cấu thời vụ hợp lý để né tránh những bất lợi về thời tiết, phòng trừ sâu, bệnh kịp thời nhằm hạn chế tới mức thấp nhất tỷ lệ hạt lép.

Kết quả bảng phân tích cho thấy, hiệu quả tương tác giữa thời vụ cấy và giống khác nhau không ảnh hưởng đến số hạt chắc/bông.

Thời vụ cấy khác nhau ảnh hưởng đến số hạt chắc/bông khác nhau có ý nghĩa ở mức tin cậy 95%. Số hạt chăc/bông thời vụ cấy ngày 30/07 (141,4 hạt) là cao nhất, cao hơn thời vụ cấy ngày 10/07 (118,4 hạt) là 23 hạt và cao hơn thời vụ cấy ngày 20/07 (130,6 hạt) là 10,8 hạt. Số hạt chắc/bông thấp nhất ở thời vụ cấy ngày 10/07.

Các giống khác nhau cũng ảnh hưởng khác nhau đến số hạt chắc/bông ở mức tin cậy 95%. Tất cả các giống thí nghiệm đều có số hạt chắc/bông thấp hơn đối chứng. Séng Cù là giống có số hạt chắc/bông thấp nhất (94,1 hạt)

3.2.4.3.Số hạt lép/bông

Hiệu quả tương tác giữa thời vụ cấy và giống khác nhau không làm thay đổi số hạt lép/bông.

Thời vụ cấy khác nhau ảnh hưởng đến số hạt lép/bông khác nhau chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Sự tác động của thời vụ cấy từ cấy sớm đến cấy muộn đã làm tăng số lượng hạt chắc/bông, đồng thời làm giảm số hạt lép/bông một cách rõ rệt. Công thức cấy ngày 30/07 có số hạt lép thấp nhất (29,9 hạt), công thức cấy ngày 10/07 có số hạt lép cao nhất (52,5 hạt).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Số hạt lép/bông khác nhau khi thay đổi các giống khác nhau ở mức tin cậy 95%. Giống J01 có số hạt lép/bông sai khác không có ý nghĩa so với đối chứng. Các giống còn lại có số hạt lép/bông thấp hơn so với đối chứng ở mức tin cậy 95%. Giống Khẩu Nậm Xít có số hạt lép/bông thấp nhất (31,9 hạt).

3.2.4.4.Tỷ lệ hạt lép

Hiệu quả tương tác giữa thời vụ cấy và giống khác nhau không làm thay đổi tỷ lệ hạt lép.

Thời vụ cấy khác nhau ảnh hưởng đến tỷ lệ hạt lép khác nhau có ý nghĩa ở mức tin cậy 95%. Tỷ lệ hạt lép ở ba thời vụ cấy dao động từ 17,5 - 31,1 %. Công thức cấy ngày 30/07 có tỷ lệ hạt lép thấp nhất (17,5%). Tỷ lệ hạt lép cao nhất là công thức cấy ngày 10/07 (31,1%).

Kết quả thí nghiệm cho thấy, các giống khác nhau ảnh hưởng đến tỷ lệ hạt lép khác nhau có ý nghĩa ở mức tin cậy 95%. Khẩu Nậm Xít có tỷ lệ hạt lép (19,5%) thấp hơn đối chứng (24,2%) và là giống có tỷ lệ hạt lép thấp nhất. Giống ĐS1, J01, HT1 có tỷ lệ hạt lép không sai khác so với đối chứng. Giống Séng Cù có tỷ lệ hạt lép cao hơn đối chứng và là giống có tỷ lệ hạt lép cao nhất (29,3%).

3.2.4.5.Khối lượng 1.000 hạt

Khối lương 1.000 hạt là do đặc tính của giống quy định. Nhưng khối lượng 1.000 hạt của giống cũng chịu ảnh hưởng của điều kiện môi trường và kỹ thuật canh tác... Do vậy, trong quá trình chăm sóc cần chú ý đến các biện pháp kỹ thuật làm tăng trọng lượng hạt như: bón phân nuôi đòng đúng lúc, bón phân nuôi hạt, giữ nước đầy đủ và bảo vệ lúa không bị sâu, bệnh phá hoại, hạn chế bị gió, bão làm đổ, ngã...

Hiệu quả tương tác giữa thời vụ cấy và giống khác nhau dẫn đến sự sai khác về khối lượng 1.000 hạt chắc chắn ở mức tin cậy 95%.

Sự sai khác rõ rệt nhất gây ra bởi ảnh hưởng của hiệu quả tương tác giữa thời vụ và giống đến khối lượng 1000 hạt là giống HT1. Giữa công thức cấy ngày 20/07 và 30/07 không có sự sai khác nhau về khối lượng 1000 hạt. Nhưng công thức cấy ngày 20/07 (23,86g) có khối lượng 1000 hạt cao hơn công thức cấy ngày 10/07 (22,34g) là 1,52g và công thức cấy ngày 30/07 (23,98g) cao hơn công thức cấy ngày 10/07 là 1,64g.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Séng Cù cũng có sự sai khác về khối lượng 1000 hạt gây ra bởi ảnh hưởng của hiệu quả tương tác giữa thời vụ cấy và giống. Sự sai khác được thể hiện rõ ở cả ba công thức ngày cấy. Công thức cấy ngày 30/07 có khối lượng 1000 hạt cao nhất là 33,85g, cao hơn công thức cấy ngày 10/07 (32,83g) là 1,02g và cao hơn công thức cấy ngày 20/07 (32,45g) là 1,4g. Khối lượng 1000 hạt không sai khác nhau giữa công thức cấy ngày 10/07 và 20/07.

Khẩu Nậm Xít có khối lượng 1000 hạt đạt cao nhất ở công thức cấy ngày 30/07 (26,27g), cao hơn công thức cấy ngày 20/07 (25,26g) là 1,01g và cao hơn công thức cấy ngày 10/07 (24,89g) là 1,38g. Giữa công thức cấy ngày 10/07 và 20/07 không có sự sai khác nhau về khối lượng 1000 hạt.

Tương tự, giống ĐS1 cũng có khối lượng 1000 hạt đạt cao nhất ở công thức cấy ngày 30/07 (27,59g), cao hơn công thức cấy ngày 10/07 (26,61g) là 0,98g và cao hơn công thức cấy ngày 20/07 (26,00g) là 1,59g. Không có sự sai khác về khối lượng 1000 hạt của giống ĐS1 ở công thức cấy ngày 10/07 và 20/07.

Mức độ sai khác do ảnh hưởng của hiệu quả tương tác giữa thời vụ cấy và giống thấp hơn ở J01 và KD18. Khối lượng 1000 hạt của giống J01 không có sự sai khác giữa công thức cấy ngày 20/07 và 30/07, công thức cấy ngày 10/07 và 20/07. Công thức cấy ngày 30/07 có khối lượng 1000 hạt cao hơn công thức cấy ngày 10/07 (23,72g) là 0,83g có ý nghĩa ở mức tin cậy 95%. Giống KD18 chỉ sai khác về khối lượng 1000 hạt giữa thời vụ cấy ngày 10/07 (18,95g) và 20/07 (19,82g), không có sự sai khác giữa công thức cấy ngày 10/07 và 30/07, cũng như 20/07 và 30/07.

Khối lượng 1.000 hạt trung bình của tất cả các giống lúa tham gia thí nghiệm tăng từ 24,89 – 25,98g khi thay đổi thời vụ cấy từ 10/07 đến 30/07. Công thức cấy ngày 30/07 có khối lượng 1.000 hạt cao nhất (25,98g). Công thức cấy ngày 10/07 có khối lượng 1.000 hạt thấp nhất (24,89g) ở mức tin cậy 95%.

Các giống khác nhau có khối lượng 1.000 hạt khác nhau, dao động từ 19,46 – 33,04g. Tất cả các giống đều có khối lượng 1.000 hạt cao hơn đối chứng ở mức tin cậy 95%. Séng Cù là giống có khối lượng 1.000 hạt cao nhất (33,04g).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 3.2.4.6.Năng suất lý thuyết

Hiệu quả tương tác giữa thời vụ cấy và giống không làm sai khác năng suất lý thuyết. Qua tính toán cho thấy, thời vụ cấy khác nhau dẫn đến năng suất lý thuyết khác biệt rất rõ ở mức tin cậy 95%. Công thức cấy ngày 30/07 có năng suất lý thuyết cao nhất (74,1 tạ/ha), sai khác có ý nghĩa so với hai công thức cấy ngày 10/07 và 20/07. Năng suất lý thuyết có giá trị thấp nhất ở ngày cấy 10/07 (49,7 tạ/ha) chắc chắn ở mức tin cậy 95%.

Các giống khác nhau ảnh hưởng khác nhau đến năng suất lý thuyết. Các giống ĐS1, J01 và HT1 có năng suất lý thuyết cao hơn đối chứng ở mức tin cậy 95%. Hai giống còn lại là Séng Cù và Khẩu Nậm Xít năng suất lý thuyết thấp hơn so với đối chứng ở mức tin cậy 95%. Năng suất lý thuyết cao nhất ở giống J01 (70,6 tạ/ha) và thấp nhất ở giống Khẩu Nậm Xít (51,5 tạ/ha).

3.2.4.7.Năng suất thực thu

Nếu nói năng suất lý thuyết là kết quả tổng hợp của các yếu tố cấu thành năng suất, thể hiện tiềm năng cho năng suất của giống thì năng suất thực thu chính là mục tiêu cuối cùng, quan trọng nhất đối với người trồng lúa, phản ánh chính xác kết quả của tất cả các biện pháp kỹ thuật tổng hợp đã được áp dụng trên quần thể lúa đó.

Hiệu quả tương tác giữa thời vụ và giống không làm sai khác năng suất thực thu ở mức tin cậy 95%.

Qua phân tích thống kê cho thấy, năng suất thực thu của các thời vụ cấy khác biệt có ý nghĩa ở mức tin cậy 95%. Năng suất thực thu cao nhất ở thời vụ cấy ngày 30/07 (53,9 tạ/ha), cao hơn thời vụ cấy ngày 20/07 (47,1 tạ/ha) là 6,8 tạ/ha và cao hơn thời vụ cấy ngày 10/07 (37,8 tạ/ha) là 16,1 tạ/ha. Năng suất thực thu thấp nhất ở ngày cấy 10/07.

Các giống khác nhau thì năng suất thực thu cũng khác nhau chắc chắn ở mức tin cậy 95%. J01 có năng suất thực thu cao hơn so với đối chứng. ĐS1, HT1 có năng suất thực thu sai khác không có ý nghĩa so với đối chứng. Séng Cù và Khẩu Nậm Xít có năng suất thực thu thấp hơn so với đối chứng ở mức tin cậy 95%. Năng suất thực thu cao nhất ở giống J01 (52,2 tạ/ha) và thấp nhất ở giống Séng Cù (38,8 tạ/ha).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ cấy tới sinh trưởng, năng suất của một số giống lúa tại Cao Bằng (Trang 63)