Khả năng chống chịu sâu bệnh của các giống lúa thí nghiệm vụ Mùa 2013

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ cấy tới sinh trưởng, năng suất của một số giống lúa tại Cao Bằng (Trang 70)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.2.5.Khả năng chống chịu sâu bệnh của các giống lúa thí nghiệm vụ Mùa 2013

Trong vụ Mùa 2013, trên ruộng thí nghiệm xuất hiện chủ yếu là rầy nâu, sâu cuốn lá và sâu đục thân. Ngoài ra, sự phá hoại của ốc bươu vàng thời kỳ sau cấy, đẻ nhánh, bọ xít ở thời kỳ trỗ và chim, chuột ở thời kỳ chín sữa, vào chắc cũng là nguyên nhân dẫn đến năng suất ở công thức cấy ngày 10/07 và 20/07 bị sụt giảm. Kết quả theo dõi khả năng chống chịu sâu, bệnh của các giống lúa tham gia thí nghiệm vụ Mùa 2013 được trình bày trong bảng 3.6:

Bảng 3.6. Khả năng chống chịu sâu bệnh của các giống lúa thí nghiệm vụ mùa 2013

Ngày cấy Giống Sâu cuốn lá

(điểm) Rầy nâu (điểm) Sâu đụcthân (điểm) 10/07 ĐS1 1 0 0 J01 0 0 0 HT1 3 3 1 Đ/c 3 3 1 Séng Cù 3 5 0 Khẩu Nậm Xít 0 1 1 20/07 ĐS1 1 0 - J01 0 0 - HT1 1 3 - Đ/c 1 3 - Séng Cù 1 5 - Khẩu Nậm Xít 0 0 - 30/07 ĐS1 0 0 - J01 1 0 - HT1 0 0 - Đ/c 1 0 - Séng Cù 1 3 - Khẩu Nậm Xít 0 0 -

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Phân tích kết quả bảng trên, ta thấy:

- Sâu cuốn lá: Sâu cuốn lá gây hại là một trong những nguyên nhân làm giảm năng suất của các giống lúa. Khi lá bị sâu tấn công làm cho diện tích lá quang hợp giảm đi, từ đó các hợp chất do lá hấp thu được cũng giảm một phần, cuối cùng năng suất đạt được cũng bị giảm sút.

Trong thời gian thí nghiệm, hầu hết các giống đều có khả năng chống chịu tốt với sâu cuốn lá, mức độ gây hại của sâu cuốn lá từ mức 0 đến mức 3. Giống HT1 và Séng Cù có khả năng chống chịu sâu cuốn lá tương đương đối chứng. Các giống còn lại có khả năng chống chịu sâu cuốn lá cao hơn đối chứng. Mặt khác, công thức ngày cấy cũng ảnh hưởng đến sự xuất hiện và mức độ gây hại của sâu cuốn lá trên các giống. Công thức cấy ngày 10/07, mức độ gây hại của sâu cuốn lá là trên 4 giống (ĐS1, HT1, Đ/c, Séng Cù) và có thang điểm từ 0 – 3, thì ở công thức cấy ngày 30/07, sâu cuốn lá chỉ xuất hiện trên 3 giống (HT1, Đ/c, Séng Cù) với mức độ hại ở thang điểm 1.

- Rầy nâu: Rầy nâu là dịch hại quan trọng nhất trên cây lúa hiện nay. Rầy nâu gây hại trực tiếp bằng cách chích hút dịch cây lúa, làm cản trở quá trình sinh trưởng, phát triển của cây lúa. Bên cạnh đó, chúng còn là tác nhân môi giới lây truyền các loại virus rất nguy hiểm trên cây lúa, trong đó hiện nay là virus vàng lùn và lùn xoắn lá.

Quá trình theo dõi sinh trưởng của các giống lúa thí nghiệm cho thấy, giống ĐS1, J01 chống chịu tốt với rầy nâu, giống Khẩu Nậm Xít có khả năng chống chịu khá và đều cao hơn đối chứng. Giống HT1 khả năng chống chịu rầy tương đương với đối chứng. Giống Séng Cù chống khả năng chống chịu rầy thấp hơn đối chứng.

Các thời vụ cấy khác nhau cũng ảnh hưởng đến mức độ gây hại của rầy nâu khác nhau. Nhìn chung, công thức cấy ngày 10/07 và 20/07 xuất hiện rầy trên nhiều giống hơn và mức độ gây hại cao hơn so với công thức cấy ngày 30/07.

- Sâu đục thân: Sâu đục thân tấn công là một trong những nguyên nhân làm giảm số bông hữu hiệu. Qua ghi nhận, hầu hết các giống lúa không bị sâu đục thân tấn công và mức độ gây hại của sâu đục thân cũng rất ít. Sâu đục thân cũng chỉ xuất hiện ở công thức cấy ngày 10/07, hai công thức cấy 20/07 và 30/07 không xuất hiện sâu đục thân.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.3. Kết quả thí nghiệm nghiên cứu ảnh hƣởng của thời vụ cấy đến sinh trƣởng, năng suất của một số giống lúa tại tỉnh Cao Bằng vụ Xuân 2014

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ cấy tới sinh trưởng, năng suất của một số giống lúa tại Cao Bằng (Trang 70)