4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.2.1. Thời gian sinh trưởng của các giống lúa thí nghiệm vụ Mùa 2013
Thời gian sinh trưởng của lúa được tính từ khi hạt nảy mầm đến lúc chín, hoặc kể từ lúc gieo đến lúc thu hoạch. Đó cũng chính là thời gian để hoàn thành một chu kỳ phát dục của cây lúa. Thời gian sinh trưởng của một giống lúa phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như thời vụ, thời tiết và chế độ chăm sóc... Việc phân loại các giống lúa thành các nhóm có thời gian sinh trưởng khác nhau có ý nghĩa rất quan trọng vì mỗi giống có thời gian sinh trưởng khác nhau đòi hỏi bố trí thời vụ gieo trồng khác nhau. Kết quả theo dõi thời gian sinh trưởng của các công thức thí nghiệm được thể hiện ở bảng 3.2:
Bảng 3.2. Thời gian sinh trƣởng của các giống lúa thí nghiệm vụ mùa 2013 Ngày
cấy Giống
Thời gian từ gieo đến....
Cấy Đẻ nhánh đòng Làm Trỗ Chín 10/07 ĐS1 13 21 46 76 110 J01 13 21 44 75 110 HT1 13 20 42 74 103 KD18 (đ/c) 13 20 41 73 103 SC 13 21 45 76 106 KNX 13 19 52 83 115 20/07 ĐS1 13 22 46 76 111 J01 13 21 45 76 110 HT1 13 22 42 74 101 KD18(đ/c) 13 22 42 74 101 SC 13 20 44 76 106 KNX 13 20 53 83 115 30/07 ĐS1 13 26 44 75 111 J01 13 24 43 75 110 HT1 13 22 42 73 102 KD18(đ/c) 13 23 40 71 102 SC 13 21 42 75 106 KNX 13 20 53 83 116
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Qua bảng 3.2 cho thấy:
Thời vụ cấy ảnh hưởng đến thời gian sinh trưởng của các giống lúa thí nghiệm không giống nhau. Thời gian sinh trưởng của các công thức tham gia thí nghiệm vụ Mùa 2013 dao động từ 102 – 116 ngày.
Giống ĐS1 thời gian sinh trưởng từ gieo đến chín nhìn chung không sai khác nhiều giữa các thời vụ cấy, chênh lệch chỉ là 1 ngày (110 – 111 ngày). Tuy nhiên, thời gian từ gieo đến khi đẻ nhánh giữa các thời vụ cấy không giống nhau. Công thức cấy ngày 20/07 đẻ nhánh muộn hơn công thức ngày 10/07 là 1 ngày, nhưng ở công thức ngày 30/07 thì giống ĐS1 đã đẻ nhánh muộn hơn 5 ngày so với công thức ngày 10/07. Mặt khác, thời gian làm đòng của ĐS1 cũng đã rút ngắn 2 ngày khi thay đổi thời vụ cấy từ 10/07 đến 30/07.
Thời gian từ gieo đến trỗ và chín hầu như không thay đổi bởi thời vụ cấy. Như vậy, cấy muộn vào 30/07 đã làm ĐS1 đẻ nhánh muộn hơn, nhưng thời gian đẻ nhánh tập trung hơn nên thu được số nhánh hữu hiệu cao hơn. Tương tự, thời gian đẻ nhánh giống J01 công thức cây ngày 30/07 cũng muộn hơn hai công thức ngày 10/07 và 20/07 là 3 ngày; thời gian làm đòng cũng đã rút ngắn 1 ngày so với cấy ngày 10/07 và 2 ngày so với cấy ngày 20/07, thời gian từ gieo đến trỗ và chín không có sự thay đổi. Ảnh hưởng của thời vụ cấy đến thời gian sinh trưởng của KD18 cũng thay đổi theo xu hướng giống ĐS1 và J01. Cụ thể, thời gian từ gieo đến đẻ nhánh của KD18 ở công thức ngày 30/07 cũng muộn hơn 2 ngày so với công thức ngày 10/07 và 1 ngày so với công thức ngày 20/07. Thời gian từ gieo đến làm đòng của KD18 cấy ngày 30/07 cũng rút ngắn 1 ngày so với cấy ngày 10/07 và 2 ngày so với cấy ngày 20/07. Các giống còn lại là HT1, Séng Cù và Khẩu Nậm Xít thời gian sinh trưởng không thay đổi khi thay đổi thời vụ cấy.
Xu hướng chung của các nhà chọn tạo giống là chọn các giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn, đồng thời tác động các biện pháp kỹ thuật hợp lý để rút ngắn thời gian sinh trưởng, tạo điều kiện cho việc quay vòng thời vụ, nâng cao hệ số sử dụng đất, đặc biệt trong vụ mùa, sau khi thu hoạch xong vụ lúa có thể bố trí trồng rau màu vụ đông. Nhưng do tập quán canh tác của bà con nông dân tại địa phương là sử dụng chủ yếu các giống lúa dài ngày cho vụ mùa mà các giống lúa thí nghiệm (chủ yếu là các giống có thời gian sinh trưởng ngắn), khi cấy sớm vào 10/07 và 20/07,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
các giống lúa thí nghiệm có quá trình sinh trưởng và phát dục sớm hơn rất nhiều so với các giống lúa đang được sử dụng ở địa phương. Điều này dẫn đến, khả năng bị sâu bệnh hại, chim chuột phá hoại cao, gây ảnh hưởng lớn đến năng suất.