Tình hình nghiên cứu giống lúa trong nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ cấy tới sinh trưởng, năng suất của một số giống lúa tại Cao Bằng (Trang 29)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.3.2.Tình hình nghiên cứu giống lúa trong nước

1.3.2.1. Vai trò của công tác giống đối với sản xuất

Nhiệm vụ của công tác giống cây trồng là phải làm thế nào trong thời gian ngắn nhất tạo ra được những giống cây trồng mới cho năng suất cao, phẩm chất tốt ổn định, khả năng chống chịu tốt với với điều kiện bất thuận đáp ứng được yêu cầu sản xuất nông nghiệp và của nền kinh tế quốc dân .

Trong sản xuất nông nghiệp, giống là tư liệu sản xuất vô cùng quan trọng cũng như đất đai, phân bón và công cụ sản xuất. Nếu không có giống thì không thể sản xuất ra một loại nông sản nào cả. Giống cây trồng chính là yếu tố quan trọng trong việc thâm canh tăng năng suất và chất lượng nông sản phẩm. Do giống là tư liệu sản xuất đặc biệt, là tư liệu sống mang đủ tính trạng, đặc tính về sinh thái, sinh học, di truyền và kinh tế nhất định, do vậy giống gắn bó mật thiết với môi trường. Muốn tăng năng suất cần chú ý tác động đến các điều kiện trồng trọt thích hợp với yêu cầu của giống.

Theo Thanh Tri, thì giống lúa là một trong những biện pháp quan trọng trong việc tăng năng suất, sản lượng lương thực. Trong thực tiễn sản xuất ở nhiều địa phương cho thấy nếu có cơ cấu giống phù hợp với điều kiện tự nhiên và sử dụng loại giống có độ thuần cao, phẩm chất giống tốt thì có khả năng làm tăng năng suất từ 15 - 20% hoặc cao hơn.

Qua đó ta mới thấy giống lúa có vai trò quan trọng trong việc sản xuất lương thực, là một nhân tố cốt lõi làm tăng năng suất và sản lượng lúa gạo, góp phần ổn định an ninh lương thực. Công tác giống được chú trọng phát triển cùng với các biện pháp kỹ thuật sẽ làm cho nền nông nghiệp Việt Nam phát triển nhanh chóng cả về số lượng cũng như chất lượng nông sản phẩm.

Với điều kiện thời tiết, khí hậu địa lý thuận lợi cho việc trồng lúa, Việt Nam được coi như là cái nôi của nền văn minh lúa nước. Và cây lúa có vai trò vô cùng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

quan trọng đối với đời sống của người dân Việt Nam mà không có cây trồng nào thay thế được. Hay nói cách khác, ngành sản xuất lúa là xương sống của nền Nông nghiệp Việt Nam, nó không những đáp ứng nhu cầu ăn của một nước đông dân như nước ta mà còn góp phần quan trọng vào thị trường gạo trên thế giới.

Chính vì tầm quan trọng của cây lúa như vậy nên Đảng và Nhà nước ta một mặt đầu tư vào sản xuất, mặt khác còn đầu tư vào công tác nghiên cứu toàn diện về cây lúa, trong đó có công tác giống. Muốn tạo ra bước nhảy vọt về năng suất và sản lượng lương thực, đảm bảo an ninh lương thực, góp phần vào việc thực hiện thành công các mục tiêu kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước thì việc đưa các giống lúa mới vào sản xuất có khả năng cho năng suất cao thích hợp với điều kiện khí hậu, đất đai và kỹ thuật canh tác của từng địa phương là vấn đề không thể thiếu. Điều kiện sinh thái của nước ta rất đa dạng nên đòi hỏi phải có bộ giống lúa phong phú có thể đáp ứng được các tiểu vùng sinh thái.

Như vậy có thể nói rằng trong lĩnh vực sản xuất lúa ở nước ta hiện nay, việc nghiên cứu và ứng dụng các giống lúa chất lượng cao trong sản xuất (nhất là các giống lúa thơm) đang là xu hướng chủ yếu. Bước đầu ở một số nơi có sự tham gia của 4 "nhà": Nhà nông, nhà khoa học, nhà quản lý, nhà doanh nghiệp (bao gồm cả doanh nghiệp nhà nước, tư nhân, tư thương). Trong thời gian tới sự hợp tác chặt chẽ và hỗ trợ nhau giữa các "nhà" là cần thiết để có thể phát triển bền vững sản xuất lúa chất lượng cao, góp phần tăng hiệu quả sản xuất lúa và tăng thu nhập cho hộ gia định nông dân.

1.3.2.2. Tình hình nghiên cứu giống lúa chất lượng cao ở Việt Nam

Theo định nghĩa của Ceng Y.M; Chen Y (1998) thì lúa đặc sản là những loại lúa đặc biệt, không giống như các loại lúa phổ biến thông thường. Chúng được xác định bởi sự khác biệt về một vài đặc điểm theo những chỉ tiêu quan trọng quy định chung cho phần lớn các nước châu Á và Châu Phi: hình dáng, kích cỡ, hàm lượng

Amylose, màu nội nhũ và mùi thơm...

Cả nước ta hiện có trên 30 đơn vị nghiên cứu chọn tạo giống cây trồng mới, trong đó 15 đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 7 đơn vị thuộc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bộ Giáo dục và đào tạo, 1 đơn vị thuộc Viện Khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia và 2 đơn vị thuộc Bộ Công thương. Bên cạnh đó, còn có hàng chục công ty nước ngoài, công ty trong nước đang thực hiện các hoạt động nghiên cứu chọn tạo hoặc nhập nội giống phục vụ sản xuất.

Sự phát triển của nền kinh tế thị trường, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao và cải thiện, nhu cầu được ăn ngon, mặc đẹp cũng vì thế tăng cao. Trong đó, lúa gạo - nguồn ngũ cốc thiết yếu hàng ngày ở Việt Nam và nhiều nước khác trên Thế giới cũng đòi hỏi chất lượng phải không ngừng nâng lên. Để đáp ứng nhu cầu đó, công tác nghiên cứu, chọn tạo các giống lúa có chất lượng cao rất được chú trọng và quan tâm. Sự ra đời của các giống lúa mới - kết quả của quá trình chọn tạo, đã làm thay đổi bộ mặt nền nông nghiệp của nhiều nước. Thời kỳ đầu, yêu cầu năng suất cao của các giống lúa chọn tạo là mục tiêu trọng. Nhờ đó, năng suất lúa đã được tăng lên gấp nhiều lần, đưa nhiều nước thoát khỏi tình trạng thiếu đói. Ngày nay, mục tiêu chọn tạo giống lúa, bên cạnh yêu cầu về năng suất thì tiêu chí về chất lượng được đưa lên vị trí trung tâm. Các nhà chọn tạo giống nước ta đã khai thác nguồn bố mẹ trong ngân hàng gen của Việt Nam thông qua nội dung: chọn dòng thuần, đột biến gen, lai đơn, nuôi cấy mô khai thác đột biến tế bào sôma... Các giống lúa có chất lượng cũng lần lượt ra đời, bước đầu được các nhà khoa học, các trung tâm nghiên cứu trong nước đưa ra trồng thử nghiệm và đạt được những kết quả khả quan.

Bộ giống lúa MTL590, MTL603, MTL614, MTL631, MTL634, MTL637, MTL642, MTL645, MTL649, MTL653, MTL661, MTL662, MTL665, MTL706, MTL708 do Viện nghiên cứu phát triển Đồng Bằng Sông Cửu Long và Trường Đại học Cần Thơ lai tạo, có khả năng chống chịu rầy, vàng lùn, năng suất cao và ổn định, kháng bệnh cháy lá, chịu phèn mặn, thích nghi đất phù sa và thâm canh cao, mùi thơm nhẹ, chất lượng gạo cao, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, được khuyến cáo gieo trồng rộng rãi ở các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long [13].

Ngoài ra, Viện nghiên cứu lúa đồng bằng sông Cửu Long với phương pháp ứng dụng công nghệ sinh học (marker phân tử, nuôi cấy túi phấn) kết hợp với khảo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nghiệm đồng ruộng đã chọn tạo được một số giống lúa ngắn ngày, năng suất cao, chất lượng gạo tốt như: OM1490, OM2517, OM3536, OM4495, OM4498, OM2514, OM2718, OM3405, OM2717 [24], góp phần đa dạng thêm bộ giống lúa chất lượng cao, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu cho ĐBSCL.

Cùng với các Viện nghiên cứu lúa, các trường đại học, cá nhân, công ty tham gia trong lĩnh vực nghiên cứu cũng đã chọn tạo thành công nhiều giống lúa mới, thích nghi điều kiện nhiều địa phương, như: Giống lúa TH7-2 là giống lúa lai hai dòng do Nguyễn Thị Trâm và các cộng sự là nghiên cứu viên của Viện Nghiên cứu và Phát triển cây trồng (Học viện nông lâm) chọn tạo. TH7-2 có chất lượng gạo tốt, tỷ lệ gạo xát 68-70%, gạo nguyên 60-70%, hạt gạo thon dài (> 7 mm), hàm lượng amylose 18,4%, protein 7,8%, cơm trắng, ngon, mềm, vị đậm, thơm nhẹ. TH7-2 chịu rét khá, chống đổ tốt, kháng đạo ôn tốt, nhiễm nhẹ khô vằn, bạc lá, chịu thâm canh [11].

Một thành tựu nổi bật trong chọn tạo giống lúa của nông dân Việt Nam không thể không kể đến giống lúa Vĩnh Hòa 1 (VH1) của nông dân Phan Văn Hòa, hiện là giám đốc công ty TNHH Vĩnh Hòa, Nghệ An. Đây là giống lúa có chất lượng gạo cao, màu sắc đẹp (hạt lúa màu tím Huế đặc trưng), đặc biệt gạo VH1 rất giàu vi chất dinh dưỡng, vi lượng và các vitamin A, B (B1,B2,B6), lipit, chất xơ, chất omega chống ung thư, chống loãng xương. Giống có khả năng thích nghi rộng, chịu thâm canh và chống chịu được một số sâu bệnh hại như bệnh bạc lá, đạo ôn, sâu cuốn lá, đốm nâu, khô vằn ở mức trung bình [12]. Do có những đặc điểm của một loại thảo dược nên gạo VH1 có giá thành cao hơn các loại gạo khác trên thị trường và rất được người tiêu dùng trong nước ưa chuộng. Nhiều nông dân đam mê công tác lai, chọn giống đã thực hiện nghiên cứu ra nhiều giống lúa mới có triển vọng như: Hòn Đất 1 (HĐ1), Núi Voi 1 (NV1), Hồng Ngọc Óc Eo (HNOE1), TM 1,...

Bên cạnh những giống lúa được chọn tạo từ nguồn gen trong nước, các nhà khoa học trong nước đã tiến hành khảo nghiệm các giống lúa nhập nội, đánh giá khả năng sinh trưởng, thích nghi với điều kiện khí hậu nước ta, nhằm chọn ra bộ giống lúa phù hợp với điều kiện sinh thái từng vùng. Trong quá

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trình khảo nghiệm, các nhà khoa học tiến hành tuyển chọn trong quần thể phân ly, tiếp tục khảo nghiệm và tạo ra được giống mới, phù hợp với đặc điểm khí hậu và tập quán canh tác của nước ta.

Ở thập kỷ 80 thế kỷ trước, Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) cùng với chuyên gia Ấn Ðộ đã lấy Basmati và Khaw Dawk Mali về trồng thử ở huyện Mỹ Xuyên và Nông trường 30-4 ven biển. Ðưa ra xa ven biển về phía nội địa, cơm vẫn dẻo, nhưng giảm mất mùi thơm. Do nhiều nhược điểm của hai giống trên, nên diện tích trồng Khaw Dawk Mali bị hạn chế và Basmati bị loại.

Viện Lúa ÐBSCL hợp tác với JIRCAS của Nhật Bản ở thập kỷ 90 nghiên cứu khảo nghiệm các giống lúa Japonica do các nhà khoa học Nhật Bản mang sang. Ðồng thời, công ty Nhật Bản cũng hợp tác với tỉnh An Giang sản xuất thử các giống lúa hạt tròn Japonica. Viện Quy hoạch và Thiết kế NN hợp tác với Nhật Bản trồng lúa Japonica ở Thái Bình và cũng có gạo xuất.

Giống Japonica có xuất xứ từ các nước ôn đới, cận nhiệt đới: Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc…được nhập nội và do các nhà khoa học của Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam tuyển chọn trong quần thể phân ly từ năm 1999, khảo nghiệm, nhân giống và được công nhận là giống quốc gia, đưa vào sản xuất từ năm 2006. Các giống được công nhận như: ĐS1, J01, J02. Năm 2009, phối hợp với Viện Di truyền Nông nghiệp, Trung tâm Chuyển giao Công nghệ và Khuyến nông đã tuyển chọn và đưa các giống: J01, J02, ĐS1 vào sản xuất thử ở các xã vùng cao ở huyện Văn Chấn, Trạm Tấu (Yên Bái) trong vụ Xuân. Qua đánh giá mô hình thí điểm lúa Japonica cho thấy, đây là giống cho năng suất, hiệu quả cao, thể hiện những đặc tính tốt và khả năng thích ứng với điều kiện khí hậu, đất đai cũng như tập quán canh tác của bà con nông dân, đồng thời, giúp người dân nâng cao giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích đất canh tác, tạo bước đột phá trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế cây trồng và có thể đưa vào sản xuất hàng hóa đối với người dân vùng cao. Lê Quốc Thanh – Giám đốc Trung tâm chuyển giao công nghệ khẳng định: Trung du, miền núi phía Bắc là vùng đất cho lúa Japonica sinh trưởng và phát triển [22].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Giống lúa jasmine 85 hiện đang trồng phổ biến ở Đồng bằng sông Cửu Long được tạo ra từ tổ hợp lai Pata/TN1//Khaw dawk Mali của Viện nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI), nhập nội vào Việt Nam, do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền nam chọn lọc làm thuần giống, đưa ra khảo nghiệm và sản xuất thử từ năm 1993. Hiệp Hội lương thực Việt Nam (VFA) đã thống nhất lựa chọn jasmine 85 để xây dựng thương hiệu lúa gạo Việt Nam. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mặc dù, Đảng và Nhà nước ta rất chú trọng đầu tư cho nghiên cứu, sản xuất giống lúa và nhập nội nhiều giống lúa chất lượng, năng suất cao cung ứng cho nông dân. Nhưng cho đến nay, nguồn lúa giống vẫn chưa đáp ứng đủ cho sản xuất. Bên cạnh đó, giá thành các giống lúa mới có chất lượng tốt vẫn ở mức khá cao so với thu nhập người nông dân. Để giải quyết vấn đề này, nông dân ở nhiều địa phương vẫn tự để giống gieo cấy từ năm này sang năm khác, trong đó có nhiều giống được trồng lâu đời ở địa phương, năng suất thấp nhưng thích nghi tốt với điều kiện tự nhiên của vùng, có chất lượng cao và mùi thơm đặc trưng. Trải qua một thời gian dài gieo trồng trên đồng ruộng, đa số các giống lúa địa phương đã bị thoái hóa, lẫn tạp, tích lũy nhiều nguồn sâu bệnh, giảm sút đáng kể cả về năng suất và chất lượng. Từ những nguyên nhân trên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cùng các Sở ban nghành trực thuộc, sở Khoa học và Công nghệ, các trung tâm nghiên cứu…đã tiến hành phục tráng, khảo nghiệm nhiều giống lúa bản địa có chất lượng tốt, tiến hành sản xuất giống phục vụ cho nông dân.

Theo Nguyễn Hữu Nghĩa, Bùi Chí Bửu, Lưu Ngọc Trinh, Lê Vĩnh Thảo (2001); Trần Văn Đạt (2002): lúa nếp, lúa thơm và lúa nương là các giống lúa đặc sản khá phổ biến ở Việt Nam.

Năm 2007, Viện lúa Đồng bằng Sông Cửu Long phục tráng thành công giống lúa Nàng Nhen thơm và đã chuyển giao cho đồng bào dân tộc Khmer huyện Tri Tôn và Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Nàng Nhen là một trong những giống lúa thơm cổ truyền của người dân tộc Khmer. Giống lúa này có đặc tính đặc trưng là chống chịu sâu bệnh tốt, khả năng chịu hạn cao, phù hợp với thổ nhưỡng vùng đất ruộng trên ven chân núi, canh tác dựa vào nguồn nước mưa. Gạo Nàng Nhen có đặc tính thơm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

với thân hạt gạo thon dài, bóng, trắng đều, ít bị rạn gãy trong quá trình xay xát. Đầu năm 2011, giống lúa Nàng Nhen thơm Bảy Núi được Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam công nhận chỉ dẫn địa lý theo Quyết định số 53/QĐ-SHTT. Khu vực chỉ dẫn địa lý bao gồm: xã Văn Giáo, An Phú, Thới Sơn, An Cư, Vĩnh Trung, Tân Lợi, An Hảo… của huyện Tịnh Biên; xã Núi Tô, Ô Lâm, Lê Trì, Lương Phi, Châu Lăng, An Tức, Cô Tô… của huyện Tri Tôn. Tỉnh An Giang hiện đang có kế hoạch tiếp tục phục tráng giống lúa Nàng Nhen thơm gắn với quy trình canh tác hữu cơ với tiềm năng xuất khẩu [23].

Giống lúa đặc sản Séng Cù ở vùng cao biên giới Lào Cai, Mường Khương, Bát Xát, Si Ma Cai, Bắc Hà... Lúa được cấy trên ruộng bậc thang cao trên 700 m so với mặt biển, chịu lạnh, chịu hạn, ngày nắng, sương mù, bông và hạt dài, thu hoạch cuối tháng 10, năng suất bình quân 4 tấn/ha, hạt gạo trắng, dài, thơm ngậy, cơm nguội vẫn thơm, dẻo.Từ năm 2010, Viện Khoa học kỹ thuật – Nông lâm nghiệp phía Bắc được sự tài trợ của FAO triển khai thực hiện mô hình phục tráng và cung cấp giống lúa Séng Cù tại huyện Mường Vi, Lào Cai. Năm 2011, giống lúa Séng Cù tiếp tục được trồng khảo nghiệm ở một số vùng thấp của Lào Cai. Trung tâm khuyến nông phối hợp với Uỷ ban nhân dân huyện Bảo Yên khảo nghiệm giống lúa chất lượng cao Séng Cù tại xã Lương Sơn.Kết quả tính toán cho thấy, giống lúa này

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ cấy tới sinh trưởng, năng suất của một số giống lúa tại Cao Bằng (Trang 29)