Thủ pháp tạo hình ảnh và mô típ trần thuật mang ý nghĩa biếu tượng

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp nghệ thuật trần thuật trong tác phẩm người đi vắng của nguyễn bình phương (Trang 50)

tượng

3.3.3. ì Hình ảnh mang ý nghĩa biếu tượng

Theo Freud, “Riêu tượng diên đạt một cách gián tiếp, bóng gió và ừ nhiều khó nhận ra, niềm ham muốn hay các xung đột. Biếu tượng là mỏi liên kết thống nhất rõ rệt của một hành vỉ, một tư tưởng, một lời nói với ỷ nghĩa tiềm ấn của chúng..

Tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương chứa đựng rất nhiều hình ảnh biểu tượng như: trăng, máu, sông Linh Nham, cú mèo, hồn, đêm... Đó là những hình ảnh thuộc về miền vô thức, gây ám ảnh về bạo lực, diệt vong và chết chóc cho nhân vật. Hệ thống những hình ảnh biếu tượng tạo nên cấu trúc siêu thực cho tác phẩm ngoài việc tạo ra bầu không khí tiểu thuyết, nó còn có giá trị thể hiện quan niệm nhân sinh của tác giả.

Người đi vắng chứa đựng nhiều hình ảnh biểu tượng giàu ý nghĩa:

Đầu tiên, đó là hình ảnh con rồng. Theo quan niệm dân gian, Rồng được coi là biểu tượng của quỷ dữ, của cái xấu, cái ác, bên cạnh đó nó còn là biểu tượng của thần thánh, là sức mạnh của sự sống và sự hiển lộ. Theo quan niệm của người Việt, rồng được xem là sự hiện diện của quyền lực và sự bất tử.

Hình ảnh rồng được hiện diện trong Người đi vắng của Nguyễn Bình Phương bốn lần trong bốn điểm nhìn của các đối tượng khác nhau: trong cái nhìn của ông Khánh,

rồng hiện ra trong hình dáng của cây tùng; Bà Khánh “nhìn cây tùng cựa quậy hệt một con vật đang vùng vây cố mang ông Khánh đi”. Còn với Thăng, “Anh vừa nhìn thây một cơ thế chuyến động trong những đám mây, nó cuồn cuộn rập rờn và dài, rất dài Lão Bính nhìn thấy “một vệt vàng lướt qua bâu trời trước mặt khiên lão rùng mình..

Con rồng được đặc tả chi tiết từng bộ phận, dáng hình, hơi thở và cả trạng thái lặp đi lặp lại là hình ảnh con rồng rập rờn bay lượn trong vũ trụ. Hình ảnh con rồng hiện lên qua những điểm nhìn khác nhau là một biếu tượng đa nghĩa. Nhưng tất cả đều hướng đến thế hiện ước vọng của con người được tự do. Con người muốn tìm đến một không gian rộng lớn, trong sạch đế tự do tung hoành và hỏ lại sau lưng tất cả dư vị đắng cay của cuộc đời.

Một hình ảnh gây ám ảnh suốt từ đầu đến cuối tác phẩm đó chính là hình ảnh

“ông thiến lợn” với những tiếng rao khàn ủ ê “A/ thiến

Đây là một hình ảnh có sức ám ảnh lớn đối với không chỉ nhân vật Chung - người luôn mang trong mình nỗi sợ “bị thiến”, mà hình ảnh ấy đã trở thành một điệp khúc lặp đi lặp lại ủ ê, dai dẳng và ám ảnh suốt toàn bộ tác phẩm.

Hình ảnh ông thiến lợn và tiếng rao cứ vang lên bất chợt không báo trước khiến cho người đọc cảm thấy cũng bị ám ảnh theo nhân vật. Chính nó đã tạo ra một không khí ngột ngạt, ủ ê và gợi ra một cuộc sống tù túng chật hẹp, con người luôn bị ám ảnh bởi những thứ kì dị, quái gở, đôi khi nó làm cho con người trở nên điên dại.

Sông Linh Nham cũng trở thành một biểu tượng lặp đi lặp lại trong hầu hết các

tác phấm của Nguyễn Bình Phương. Đó là con sông gắn liền với những kí ức tuổi thơ, gắn với những điều bí ẩn nằm sâu trong tâm hồn nhà văn.

Sông Linh Nham xuất hiện trong tác phẩm dưới nhiều điếm nhìn khác nhau, nhiều thời điếm khác nhau. Nó luôn gắn với những bãi tha ma u ám, những con đom đóm lập lòe rờn rợn, những bãi cỏ mang linh hồn vất vưởng... Tất cả đã tạo ra một cái nền vừa thực vừa ảo, vừa âm vừa dương, vừa thơ mộng vừa sợ hãi... Sông Linh

Nham đã trở thành một biểu tượng phổ biến trong sáng tác của Nguyễn Bình Phương.

3.3.3.2 Mô típ trần thuật

Mô típ là “thành to bền vững, vừa mang tính hình thức, vừa mang tính nội dung của văn bản văn học; mô típ có thế được phân xuất ra từ trong một hoặc một số tác phấm văn học, của một nhà văn, hoặc trong một khuynh hướng văn học, một thời đại văn học nào đó” (Theo Từ điên thuật ngữ văn học) [3; 148].

Nguyễn Bình Phương trong Người đi vắng đã sử dụng khá nhiều mô tip văn học. Đó là mô tip giấc mơ, mô tip linh cảm để góp phần tạo nên gam màu kì ảo cho

Người đi vắng.

Đầu tiên, về mô tip giấc mơ, thì giấc mơ là “biếu tượng của cuộc phiêu lưu cá thế, được cất sâu trong tâm khảm... chiêm mộng hiện ra với chúng ta như một điều bí

ấn của chính mình ”. Trình độ nghệ thuật văn chương càng cao thì thủ pháp “giấc

mơ” càng biến ảo linh hoạt. Nhiều nhà văn thành công ở mảng này như Kafka, Ionesco, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Huy Thiệp...và Nguyễn Bình Phương cũng là người thành công khi sử dụng mô tip này.

Trong sáng tác của Nguyễn Bình Phương thì giấc mơ với những điềm báo, dự báo, thần giao cách cảm xuất hiện thường xuyên. Nhân vật của Nguyễn Bình Phương luôn sống trong những giấc mơ biến ảo chập chờn.

Trong Người đi vắng, ông Điều nằm mơ đi vào khu rừng có cây Đắng Cay, thấy một con đường mờ ảo thấp thoáng đi thẳng xuống lòng đất và rút cục ông đã đi đi mãi

mà không ai biết ông đã đi đâu. Rồi, Sơn trước hôm chết đã nằm mơ “hắn đi vào một

vườn mía bầu... Ớ môi đốt mía có một chiếc mầm, một con mắt méo mó dị dạng ấn chứa sự nguy hiếm...đột nhiên toàn thân hắn sáng rực ỉên như tiếng thét trong đêm toi và một chân hắn bông rời ra” [8; 245].

Sơn chết rồi, Kỷ nằm ngủ và mơ thấy Sơn về trong bộ dạng mặt mũi sưng vêu, bầm dập, Son về đứng khóc ngoài sân:

Em đi đây - Giọng Sơn rầu rĩ, hơi méo - Họ đang chờ ngoài kia. Thế mình tao ở lại à ?

Kỷ thở hắt ra.

Chả thấy cái dàn Com - рас đâu cả. Họ giấu kĩ quá. Em lạy anh, em đi đây.

Sơn quỳ sập xuống vái Kỷ ba vái rồi phất ảo đi vùn vụt ra ngõ” [8; 366].

Hồn Sơn đã về báo mộng cho anh mình biết mình đã chết mà vẫn tức tưởi, ấm ức vì cái chết oan ức của mình.

Hẳn những người viết ý thức được rằng nghệ thuật sẽ đi vào lòng người giàu sức ám ảnh hơn nếu chỉ cái mơ hồ của nghệ thuật mới có thể diễn tả cái mơ hồ của đời sống một cách độc đáo nhất.

3.3.3.3 Mô típ linh cảm

Theo Từ đỉến Tiếng Việt (Nxb Ngôn ngữ học Việt Nam): “Lỉnh cảm là cảm thấy bằng linh tính. Con người có một khả năng kì lại mà khó lý giải đó là lình cảm - khả

năng nhận biết bằng trực giác, cảm giác, bằng sự mân cảm, một giác quan thứ sáu ” [7;

176]. Các nhà văn là những người rất nhạy cảm nên họ thường truyền dẫn cho nhân vật của mình những khả năng đặc biệt ấy để tạo nên sức hấp dẫn cho hình tượng. Linh cảm là một dạng biểu hiện của đời sống tâm linh, là năng lực kì lạ giúp con người có khả năng nhận biết, thấu hiểu, tiên tri, dự cảm trước những sự kiện hay thần giao cách cảm với người âm... Đó là những khả năng siêu phàm kì lạ mà khoa học ngày nay chưa giải thích được triệt để.

Hòa vào dòng chảy của đời sống đương đại, văn xuôi sau 1975 cũng đề cập nhiều đến vấn đề này ở những phương diện khác nhau. Mỗi nhà văn đi vào khai thác những khía cạnh riêng bí ẩn của “tâm linh”, không vì mục đích đáp ứng sự hiếu kì của người đọc mà họ muốn hướng tới sự khám phá ngày càng sâu sắc về con người.

“người trôi dạt trong thời đại”,Nguyễn Bình Phương có cảm nhận sâu sắc về

là một đặc điểm không thể thiếu trong đời sống tinh thần nhân vật của tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, chi phối và quyết định hành động và số phận của nhiều nhân vật.

Trong Người đi vắng hầu hết các nhân vật đều luôn sống trong linh cảm: khi cụ Điển vừa bước ra cửa thì thấy một con chim sẽ sa thắng xuống trước mặt, con chim giãy giụa mấy cái rồi nằm im. Linh tính không sai về một thảm kịch sẽ xảy ra với cháu dâu - Hoàn, vợ Thắng, bởi cụ là người từng trải đầy kinh nghiệm.

Thắng cũng linh cảm thấy được chuyện chang lành đối với Hoàn ngay khi Hoàn đang ngon giấc: “Đợ/ nhiên Thắng nghĩ có thế Hoàn sẽ không bao giờ dậy nữa

và anh vội vã đạt tay lên vá vợ” [8; 59]. Trong khoảnh khắc, Thắng đã linh cảm thấy

một điều gì không hay sẽ xảy ra với vợ.

Hay việc Kỷ tự nhiên “linh cảm rằng sau lần giỗ mẹ có cái gì đó đang đến với gia đình mình, một sự chuyến dịch, một sự vận động kín đáo nhưng lại chứa uy lực

không cưỡng lại nổr [8; 86]. Linh cảm của Kỷ đã đúng khi ngôi nhà chưa được hoàn

thiện thì cụ Điến đã bỏ nhà đi đâu mất, Sơn - em trai anh - chết trong tư thế đau đớn và nhục nhã, em dâu của anh là Hoàn thì hôn mê bất tỉnh...

Đặc biệt, các nhân vật còn có sự “thần giao cách cảm”. Khi nhà Thắng ở quê đào móng xây nhà, thấy có một hiện tượng lạ xảy ra: hố móng đã đào sâu gần 2 mét lại trở về y nguyên hình dáng ban đầu cùng với hàng loạt các sự kiện kì lạ khác: cả bốn anh em đều thất thần hoảng loạn, những người trong gia đình Thắng ở bốn khung cảnh không gian khác nhau nhưng trong một khoảnh khắc, họ đều cảm nhận được có một điều gì thật đặc biệt, linh tính báo điều xấu sẽ xảy ra.

Tất cả các nhân vật trong tác phẩm của ông đều có linh cảm. Linh cảm xảy ra khi họ rơi vào trạng tháy bị ám ảnh, trạng thái bất an. Linh cảm thường đến trong những giấc mơ, trong trạng thái nửa say nửa tỉnh, nửa hư nửa thực, khi ranh giới giữa hiện thực và ảo giác bị xóa nhòa.

Những linh cảm đó chưa đủ lớn và đủ sức để biến mỗi người trở thành ngoại cảm, tiên tri nhưng đó thực sự là năng lực kì diệu của con người. Nguyễn Bình Phương đã nhận thấy đằng sau vẻ ngoài có khi xộc xệch, bất cần, méo mó, dị dạng, vô cảm, thế giới tâm hồn của con người lại cực kì nhạy cảm. Mô típ linh cảm chính là một phương tiện để nhà văn biểu hiện sự phong phú trong nội tâm con người.

Trong thực tế, có những dự cảm xấu không xảy ra, song cũng có những dự cảm xấu không thế tránh được. Lúc đó người ta thường vin vào số phận. Ngòi bút Nguyễn Bình Phương đã khai thác và thể hiện cả những “phần tối” đó trong tâm linh mỗi người.

KẾT LUẬN

Người đi vắng là một đại diện cho sự nỗ lực vượt thoát khỏi quan niệm giản

đơn về mỹ học phản ánh luận, đã diễn ra một sự thay đối về bản chất trong mối quan hệ hiện thực - sáng tác văn học trong những tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương. Thế giới nghệ thuật trong tác phấm của ông vừa mang dấu ấn thế giới hiện tồn của con người đương đại vừa giống như một thế giới không có ở đâu cả với sự mù mờ của những tên địa danh và sự biến mất của những ký hiệu chỉ thời gian...

Sau khi nghiên cứu Người đi vắng của Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn trần thuật, ta thấy đúng như nhà phê bình, lý luận văn học - Phùng Gia Thế nhận định: “Tiếu thuyết Nguyễn Bình Phương ám ảnh bởi sự khủng hoảng niềm tin của con người, của nhà vãn vào cuộc đời, sự đố vỡ của những trật tự xã hội và gia đình, sự ngắc ngoải ngung đọng của đời sống, tình trạng bất an, sự đảnh mất bản ngã, phương hướng, sự băng hoại đạo đức, sự bơ vơ của kiếp người... ” [ 14; 2].

Nhìn Người đi vẳng từ góc độ nghệ thuật trần thuật giúp ta thấy được những tầng ý nghĩa sâu xa của tác phẩm thông qua việc tìm hiểu, nghiên cứu về điểm nhìn trần thuật, các phương thức và kĩ thuật trần thuật trong tác phấm.

Việc lựa chọn điểm nhìn trần thuật trong Người đi vắng đã giúp cho nhà văn có dịp khám phá câu chuyện từ nhiều vị trí khác nhau, đem đến cho độc giả những góc tiếp cận độc đáo mới lạ. Điểm nhìn trần thuật phức tạp, chồng chéo ấy đã tạo ra cho tác phấm một thế giới hỗn độn, người - ma lẫn lộn: những người đang sống luôn bị ám ảnh bởi những người đã chết, hiện tại luôn bị ám ảnh bởi quá khứ, thực- ảo lẫn lộn, luôn nhìn thấy những hồn ma vất vưởng quanh cuộc sống của con người. Nhà văn đã khéo léo trong việc dịch chuyển điểm nhìn để tạo nên cái nhìn mới mẻ, đa chiều, hấp dẫn trong tác phẩm. Đây cũng chính là

những cách tân độc đáo và táo bạo mà Nguyễn Bình Phương đã tạo ra cho tiểu thuyết đương đại Việt Nam.

Phương thức, kĩ thuật trần thuật độc đáo đã tạo ra cho Người đi vắng một thế giới kì dị, bí hiểm, vừa thực vừa ảo, âm dương lẫn lộn... Sự xáo trộn trật tự trần thuật một cách liên tục không có sự báo trước đã tạo ra tính chất đa thanh, phức tạp cho câu chuyện. Như vậy, rõ ràng mạch văn trần thuật trong tác phẩm là rất mới mà bản thân người đọc nếu không đủ kiên nhẫn sẽ rất dễ bị đánh bật ra khỏi sự phức tạp của nó.

Tất cả đã tạo ra cho Người đi vắng một sự khác biệt độc đáo và táo bạo. Đó là một thế giới phức tạp của những người đi vắng. Đó là một hiện thực không toàn vẹn, một hiện thực rời rạc, đổ vỡ, rạn nứt, một cuộc sống đang tan rã dần dần, một cuộc sống không dễ tìm mối tương giao, liên kết, không có một mẫu hình thế giới lý tưởng và trường cửu đế hướng đến mà có vô số mẫu hình thế giới để lựa chọn, không có một hiện thực cố định để tiếp cận mà có vô số hiện thực bất định đế ứng phó. Thế giới là tập họp của những mảnh vụn hiện thực - mỗi mảnh vụn nằm ở một chỗ riêng của nó - mỗi mảnh vụn tự nó là một tâm điếm, nó có giá trị tự thân của nó.

Chính nó đã khẳng định tài năng và phong cách nghệ thuật Nguyễn Bình Phương.

Qua việc nghiên cứu “Nghệ thuật trần thuật trong tác phẩm Người đi vắng

của Nguyễn Bình Phương”, người viết hi vọng sẽ đem đến những tiếng nói hữu ích trong việc đọc và thụ cảm tác phẩm, qua đó khắng định được tài năng cách tân nghệ thuật tiểu thuyết - Nguyễn Bình Phương.

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp nghệ thuật trần thuật trong tác phẩm người đi vắng của nguyễn bình phương (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(59 trang)
w