Sự dịch chuyến điếm nhìn không gian, thời gian

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp nghệ thuật trần thuật trong tác phẩm người đi vắng của nguyễn bình phương (Trang 33)

Người đi vắng có sự dịch chuyển điểm nhìn về cả không gian và thời gian. Sự

dịch chuyển này diễn ra một cách liên tục trong tác phẩm.

Không gian trong tác phẩm là không gian thành phố Thái Nguyên. Nhưng không gian ấy có sự dịch chuyển gắn bó mật thiết với thời gian, chịu sự quy định bởi thời gian.

Thành phố Thái Nguyên chính là không gian bao trùm lên toàn bộ tác phẩm. Tuy nhiên, không gian ấy lại có sự dịch chuyến linh hoạt theo thời gian: từ thời gian lịch sử (quá khứ) - gắn với không gian cuộc nối dậy của Đội Cấn ở Thái Nguyên, đến thời gian sinh hoạt (thực tại) - gắn với không gian sinh hoạt của những con người trong gia đình Thắng và những linh hồn đang vất vưởng trong thành phố Thái Nguyên nhỏ bé.

Người đi vắng được mở đầu bằng không gian của những cơn mưa mùa hạ: “Mưa

xuân ắt phải khác mưa rào(...). Nhưng đây là mùa hạ, dù thích hay không mưa rào vân có mặt ổn ã hào phóng chang khác gì một gã trai đẹp mã nhưng hơi ngu độn nông cạn.(...)

Chiều nay mưa chưa đến nhung ngửi trong không khí thấy rằng nó sẽ đên. Nhũng ngọn hạch đàn run run hiện thành hây ngựa trăng hâi, hập chở đợi phút bắt đầu cho cuộc chạy đua với những đám mây nặng nề khật khưỡng... ” [8; 6].

Nhưng không gian ấy có sự dịch chuyến từ không gian hiện thực sang không gian tâm linh huyền ảo, huyễn hoặc: “Cục đất phập phồng theo nhịp thở của Kỷ, nhịp thở hồi hộp giữa đêm khuya thanh vắng rờn rợn(...). Không hiếu sao Kỷ lại chống hai tay, áp tai xuống nền đất và rùng mình khi nhận ra nó đang cựa quậy. Một cái gì đó cuộn lên dưới lòng đất... ” [8; 78].

Đó còn là sự dịch chuyển từ không gian trận đánh, không gian cuộc nối dậy của nhiều năm trước đến không gian của cuộc sống sinh hoạt thực tại, của nhũng con người trong thành phố nhỏ Thái Nguyên đầy ma quái, u ám.

Sự dịch chuyển không gian ở đây gắn liền, không tách rời với sự dịch chuyển thời gian. Thời gian quá khứ cứ xuất hiện chồng chéo, đan cài xen lẫn với thời gian hiện tại. Những người đang sống luôn bị ám ảnh bởi những người đã chết, hiện tại luôn bị ám ảnh bởi quá khứ, tạo nên một thế giới thực- ảo lẫn lộn, luôn nhìn thấy những hồn ma vất vưởng quanh cuộc sống của con người.

Chính những điểm độc đáo ấy đã tạo ra cho tác phấm của ông một thế giới kì dị, bí hiểm. Nhà văn đã khéo léo trong việc dịch chuyển điểm nhìn để tạo nên cái nhìn mới mẻ, đa chiều, hấp dẫn trong tác phẩm. Đây cũng chính là những cách tân độc đáo và táo bạo mà Nguyễn Bình Phương đã tạo ra cho tiểu thuyết đương đại Việt Nam.

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG THỨC VÀ Kĩ THUẬT TRẰN THUẬT TRONG

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp nghệ thuật trần thuật trong tác phẩm người đi vắng của nguyễn bình phương (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(59 trang)
w