Tác phấm tự sự là sản phấm tất yếu của người kế chuyện khi thực hiện hành vi kế chuyện. Trong khi kế chuyện, người kế bao giờ cũng phải lựa chọn cho mình một chỗ đứng, tức là lựa chọn điểm nhìn để kể lại chuyện. Ngôi kể chính là những hình thức biểu hiện khác nhau xuất phát từ mức độ hóa thân thành vai của người kể chuyện có tính chất văn học. Ngôi kể có sự gắn bó chặt chẽ với điểm nhìn. Một ngôi kể có thể tạo ra nhiều điểm nhìn, nhưng một điểm nhìn chưa hẳn đã tạo ra được một ngôi kể. Ngôi kể được chia làm ba dạng: ngôi thứ nhất, ngôi thứ hai và ngôi thứ ba. Trong văn học, ngôi kể được sử dụng chủ yếu là ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba.
Trong tác phẩm Người đi vắng của Nguyễn Bình Phương hình thức kể chuyện theo ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba đóng vai trò chủ đạo, xuyên suốt.
Ke chuyện theo ngôi thứ nhất là hình thức kế chuyện mà người kế xưng “tôi”, được coi là người “phát ngôn tự sự” thứ nhất (người nắm quyền kế toàn bộ câu chuyện, không ngừng can dự vào câu chuyện dưới nhiều hình thức).
Khi kế chuyện theo ngôi thứ nhất, các trạng thái tinh thần, ý nghĩ, cảm xúc, cảm giác... vẫn thường nổi lên một cách rõ ràng. Người kể không chỉ kể chuyện (miêu tả những gì tôi thấy), mà còn kể tâm trạng (miêu tả những gì tôi cảm, tôi nghĩ), nhưng cái tôi ấy không bao giờ đứng yên, mà nó đang tư duy, đang cảm thấy, nó đồng thời đảm nhiệm hai chức năng: nhận thức xã hội và ý thức về bản thân. Người đi vắng của Nguyễn Bình Phương đã vận dụng và phát huy tối ưu hiệu quả của cách kể truyện này.
Tuy nhiên, khi lựa chọn ngôi kể thứ nhất, Nguyễn Bình Phương không để mình lặp lại với bất kì nhà văn nào đi trước, không giống với cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất truyền thống mà ta vẫn thường thấy, ông tìm cho mình một hướng đi riêng, độc và lạ.
Độc và lạ là bởi, trong nghệ thuật tự sự truyền thống, người kể xưng “tôi” thường là một hoặc hai nhân vật cụ thể trong tác phẩm đứng ra kể lại câu chuyện. Sự lựa chọn điếm nhìn và ngôi kể như vậy sẽ tạo ra sự logic, rõ ràng, đem đến cho
câu chuyện một sự thống nhất và hấp dẫn. Nhưng với Nguyễn Bình Phương thì hoàn toàn khác. Ông cũng lựa chọn ngôi kể thứ nhất
- người kể là một nhân vật trong truyện xưng “tôi”, nhưng cái “tôi” ấy ông lại đặt cho nhiều người, thậm chí người ta cũng không phân biệt được “tôi” ở đây là ai? Nối lên trong tác phấm của ông là vô vàn những lời đối thoại, độc thoại cất lên, vô vàn những cái “tôi” đứng ra kể lại một câu chuyện, đôi khi chỉ là kế lại một chi tiết, một mảnh vụn ý nghĩ, thậm chí chỉ là một cảm giác sợ hãi...
Người đọc chẳng thể nhận ra “tôi” là ai? Bởi mỗi lần “tôi” xuất hiện là một người khác, vô vàn những phát ngôn của “tôi” được cất lên, nhưng
chúng hỗn độn, mơ hồ và gãy vụn... Thậm chí người ta chắng thế hiểu những phát ngôn ấy nói về điều gì, vì chúng là một mớ phát ngôn đứt gãy, không có sự chắp nối, liên kết, mỗi cái “tôi” kể về một thứ dường như chẳng có bất kì một sợi dây liên kết nào.
Và, một điểm đặc biệt nữa mà ta thấy cái “tôi” của Nguyễn Bình Phương độc và lạ là ở chỗ: mỗi phát ngôn được cất lên không phải là của con người thực trong thế giới hiện sinh, mà đó là những lời nói chuyện, những cảm xúc, suy nghĩ... của vô vàn những hồn ma không tên, không tuối, chúng cứ lảng vảng khắp nơi trong từng ngõ ngách của câu chuyện. Lời nói của những hồn ma vô danh ấy có thể cất lên ở mọi lúc, mọi nơi, chồng chéo, đan cài vào mạch truyện đa tầng, đa lớp. Tác giả cho chúng cái quyền tự do đi lang thang khắp câu chuyện, chúng có thể bất chợt xuất hiện bất cứ lúc nào trong cuộc sống của con người thực tại. Chính vì thế, những phát ngôn của những hồn ma cất lên một cách hỗn độn, trà trộn ngay cả vào những câu chuyện của con người thực tại. Bởi vậy mà làm cho người đọc khó lòng phân biệt được “tôi” là ai? “Tôi” là người hay là ma?...
Cái “tôi” lần đầu tiên xuất hiện là lời độc thoại của một hồn ma mang trong mình một
niềm ẩn ức đến khó chịu: “Mình không làm chuyên ấy sao tất cả lại
để rỉệt cho mình. Khỉ mình đang mơ thì ông ta bị sốt, mỗi người một đường cơ mà. Họ quả quyết nhìn thấy mình đi từ nhà ông ta ra nhưng như thế thì sao, mơ cũng có quyên vào nhầm nhà một ai đó chứ. Mình thê là mình không làm bởi vì mình đang mơ thật. Một cái dây thừng đến rủ rỉ bên tai mình về những bãi cỏ rộng thênh thang dọc theo bờ sông Lỉnh
Nham.“Xanh lắm, mưọí lắm, ngọt ngọt là... ”. Thì làm quái gì cái xanh lắm, mượt lam ấy. Mình có phải là trâu bò đâu mà nó đem cỏ ra gạ. Khỉ ạ, mình đang mơ, đã mơ thì người nỏ lâng lâng không c,ỏ hâm qua, cũng chang c,ó ngày mai, hai
cải đó chập làm một. Mình bị oan, mình không làm chuyên ấy, ông ta sốt đến bốn mốt độ còn mình đang đấu tranh với cái dây thủng thố tả kia... ” [8; 10].
Những ý nghĩ cất lên thành lời độc thoại, không có đầu, cũng chẳng có cuối, nó khiến cho người đọc chang hiếu gì ngoài một niềm ấn ức, oan uống của một linh hồn vất vưởng không rõ mặt.
Đôi khi nó cất lên một cách rờn rợn ủ ê, khiến cho người đang sống chợt rung mình choàng tỉnh: “Xung quanh yên tĩnh xa lạ. Cái hình thù mờ mờ ấy há mồm cất tiếng gọi nhưng cơ mặt không nhúc nhích: - Thắng ơi! Tiếng gọi đột ngột nửa lạnh lung tàn nhản nửa van xin làm Thắng choàng dậy..[8; 20].
Trong số những phát ngôn ấy, còn có phát ngôn là của những linh hồn trẻ thơ ngây dại, nó tự kể về câu chuyện đi tìm “tim ếctt\ về cái chết của nó một cách ngây dại đến đau đớn khi kể cho mẹ nó nghe: “Họ nói nhiều nhưng con chả tin. Gì cũng phải mắt thấy tai nghe mới yên tâm được. Cả lớp quây lại xem cô gáo giảng về cấu tạo của ếch. (...) Cô giảo tìm mãi tim ếch nhưng không thấy, mồ hôi cô vã ra rơi xuống làm con ếch xót cứ dướn lên, hai mắt nó lồi ra ngơ ngác xấu ho vì nhiều người nhìn vào ruột gan mình.(...) Con vân nhớ lời mẹ dặn nhưng không hiếu sao lúc ẩy con quên mất cứ thế chạy thắng từ cống ra. Chủ lái xe cũng hiền...bánh xe to quả mẹ ạ...con chang đau đớn gì, chỉ tội buồn, rất buồn, tất cả nhũng cái gì đen đen bên cạnh cũng buồn...” [8; 23].
Đôi khi, “tôi” chỉ là linh hồn một cây chuối đang trăn trở về số kiếp của mình: “Trong không khỉ nồng nồng gây gây của bệnh viện này, ta đã ra đời (...). Vào những ỉủc yên tĩnh ta thườìĩg nằm mơ về so phận mình, bạn bè mình. Ta lặn lội trong mơ trở lại hàng trăm năm trước đế tìm kiếm điều ta hằng thắc mắc: Tại sao ta ở đây? Tại sao lại là chuối mà không là gì khác?...” [8; 84].
Cứ như thế, những lời nói chuyện của những hồn ma cứ hiện hữu khắp nơi, chúng tạo thành những mảnh chuyện nhỏ chồng chéo đan cài vào những câu chuyện thực.
Dù sử dụng ngôi kế thứ nhất, nhưng Nguyễn Bình Phương lại đặt “tôi” vào nhiều người khác nhau, nhiều linh hồn không rõ tên tuổi... Vì vậy mà người đọc chẳng thể nào xác định được “tôi” là ai?
Mặt khác, những gì “tôi” nói ra chỉ là những lời thoại, những mấu chuyện, những ý nghĩ, hay thậm chí nó chỉ là những tiếng nói lảm nhảm không rõ nội dung... Điều đó khiến cho độc giả cảm thấy khó khăn trong việc giải mã những lời thoại, thậm chí nó còn đánh lừa thị giác, khiến cho một số người lầm tưởng tất cả những thứ đó là vô nghĩa, vì vậy mà việc tiếp nhận tác phẩm của ông trở nên khó khăn đối với độc giả bình dân. Đó cũng chính là lí do khiến cho tác phẩm của Nguyễn Bình Phương trở nên kén độc giả.
Tất cả sự sắp xếp ấy chính là để thể hiện cho dụng ý của nhà văn, chúng mang một sứ mệnh thiêng liêng đó là thể hiện ý đồ và thế giới nghệ thuật của nhà văn. Sở dĩ Nguyễn Bình Phương đế cho những hồn ma lang thang khắp nơi, tự do phát ngôn, tự do bay nhảy trong cuộc sống vừa thực vừa ảo ấy là bởi ông muốn tạo ra một thế giới tâm linh hỗn độn, những linh hồn người sống và người chết đều không được thanh thản. Người chết thì vất vưởng, lang thang mang nhiều u uất... còn người sống cũng không được sống trọn vẹn với thực tại mà luôn có sự hiện diện, ám ảnh bởi quá khứ.
Ngoài ngôi kế thứ nhất mà Nguyễn Bình Phương dành lời cho những hồn ma, thì ông còn dùng ngôi kể thứ ba để nói về cuộc sống của người đang sống.
Ngôi kể thứ ba cho phép người kể có thể kể tất cả những gì có ở trên đời, kế cả những hí mật trong tâm hồn kẻ khác, những thế giới xa lạ, chưa có dấu chân con người hoặc những miền mà về nguyên tác người kế không thế biết. Đây là ngôi kể tự do nhất.
Trong Người đi vắng, Nguyễn Bình Phương đã đứng ở một vị trí đặc biệt, ông đã chọn điếm nhìn là một người biết rõ mọi chuyện đứng ra kể lại câu chuyện đó. Vì thế, câu chuyện đã mở ra một thế giới rộng lớn, phong phú, vừa là thế giới thực tại,
vừa là cả một thế giới tâm linh huyền ảo, huyễn hoặc, mơ hồ... vừa là câu chuyện thế sự, đồng thời nó cũng mở ra vô vàn những thế giới tâm hồn của nhiều nhân vật...
Nguyễn Bình Phương là “kẻ giấu mặt” thấu hiểu mọi sự việc, mọi câu chuyện, từ chuyện thực tại đến chuyện quá khứ; từ thế giới con người cho đến những lời hũ gọi, than thở của những hồn ma lạnh lẽo cô quạnh vất vưởng, không tên tuổi; từ cái tĩnh tại của hiện thực khách quan cho đến sự biến đổi tinh vi trong thế giới tâm hồn con người.
Là một người lính am hiếu về lịch sử và chiến tranh, ông đã kể câu chuyện về lịch sử cuộc nối dậy của Đội cấn ở Thái Nguyên với vô vàn những diễn biến phức tạp, quyết liệt, nảy lửa. Ông tỏ ra am hiểu về mọi sự và ra sức lí giải cho hiện thực lịch sử đang diễn ra một cách chân thực.
Nhưng nếu chỉ dừng lại ở một câu chuyện ấy thì tác phẩm Người đi vẳng chưa có gì mới mẻ so với các tác phẩm cùng thời. Ke chuyện ở ngôi thứ ba, Nguyễn Bình Phương không đơn thuần kể về lịch sử cuộc nổi dậy ở Thái Nguyên của Đội cấn, mà ông còn là người giấu mặt kể về những biến cố đầy bí ấn trong gia đình Thắng. Vô vàn những biến cố bí ấn xảy ra trong gia đình nhỏ bé ấy: mở đầu bằng tai nạn bí ẩn của Hoàn, sau đó là cái chết của Sơn do một sự thôi thúc của một bàn tay vô hình, sau đó ông Khánh cũng mất trí như bị ai đó đánh cắp linh hồn, cuối cùng Cương điên loạn như một sự trả giá cho cuộc tình vụng trộm... Nguyễn Bình Phương đã phát huy thế mạnh của ngôi kể thứ ba, đã tái hiện tất cả câu chuyện một cách đầy đủ, chi tiết; đi sâu vào khám phá một thế giới khác, xa lạ - thế giới mà con người chắng thể nào lí giải được - thế giới tâm linh, mặt khác với ngôi kể thứ ba, tác giả còn khơi sâu từng ngõ ngách trong tâm hồn nhân vật, bộc lộ mọi vùng tối trong sâu thẳm con người.
Như vậy, việc kết hợp giữa hai ngôi kể đã giúp tác giả tạo ra một thế giới rộng lớn, đầy bí ấn. Vô vàn những câu chuyện cất lên từ cõi thực lẫn cõi âm, vô vàn những phát ngôn được cất lên mà người đọc không thể nhận ra ai là chủ nhân của
những phát ngôn ấy... Điều đó đã tạo ra cho tác phấm của ông một sự độc đáo, mới lạ và phức tạp. Đôi khi chính sự đa thanh phức điệu ấy một mặt gây tò mò với độc giả, mặt khác lại gây khó khăn trong việc tiếp nhận.
Tất cả đã tạo ra một Nguyễn Bình Phương không lẫn được với bất cứ ai. Cái tên Nguyễn Bình Phương đã trở thành một hiện tượng độc đáo tiêu biểu cho sự cách tân nghệ thuật tiểu thuyết đương đại.
2.2Sự dịch chuyển điểm nhìn
Trong tiểu thuyết đương đại, việc tố chức điếm nhìn trần thuật bao giờ cũng giữ một vị trí quan trọng trong việc tạo ra thành công cho tác phẩm.
Sự dịch chuyển điếm nhìn tạo nên nghệ thuật trần thuật đa tuyến, tạo nên tính đối thoại cởi mở giữa các tư tưởng khác, đối lập hay bổ sung cho nhau. Nhà văn viết về cuộc sống, con người không phải từ một điểm nhìn mà từ nhiều điểm nhìn, nhiều cách tiếp cận khác nhau. Theo đó, văn bản nghệ thuật trở thành một cấu trúc đa tầng bậc, có khả năng phá võ' tính đơn âm và cùng lúc vang lên nhiều tiếng nói khác nhau trong cùng một tác phấm.
Dịch chuyến điếm nhìn có thế thực hiện ở nhiều cách khác nhau: dịch chuyến từ điểm nhìn bên ngoài vào bên trong; dịch chuyến điểm nhìn giữa tác giả với nhân vật; giữa nhân vật với nhân vật; dịch chuyển điểm nhìn theo không gian, thời gian...
Văn học là tấm gương phản chiếu thời đại, là nơi gửi gắm cái nhìn và chiều sâu tư tưởng của nhà văn về cuộc đời. Cho nên, sự phong phú về điểm nhìn là chìa khóa mở ra nhiều cánh cửa để đi sâu phản ánh hiện thực đời sống ở nhiều góc độ khác nhau.