Người đi vắng của Nguyễn Bình Phương có sự dịch chuyến điểm nhìn giữa tác
Trong tác phấm, người kể chuyện giữ vai trò chủ yếu vẫn là tác giả giấu mình sau ngôi kể thứ ba để kể lại câu chuyện. Song sự dịch chuyển điểm nhìn đã giúp cho câu chuyện trở nên hấp dẫn.
Người đi vẳng là sự chắp nối của ba mạch truyện, vậy nên, tác giả đã có sự dịch
chuyển điểm nhìn trần thuật một cách linh hoạt tinh tế: từ câu chuyện lịch sử kế về cuộc nối dậy của Đội cấn ở Thái Nguyên, cho đến câu chuyện về những biến cố bí ẩn xảy đến với gia đình Thắng, đan xen trong hai mạch truyện chính ấy là sự chắp nối, lắp ghép của những lời nói, những phát ngôn, những mẩu chuyện, những ý nghĩ.. .của những linh hồn vất vưởng khắp nơi.
Điểm nhìn của tác giả có sự dịch chuyến tinh tế sang điếm nhìn nhân vật và ngược lại.
Rõ ràng đây là lời của tác giả giả khi miêu tả tâm trạng của Cương, nhưng nó lại
cho ta thấy rõ những ý nghĩ, cảm xúc và cách đánh giá của chính tác giả: “Cương
nhăm măt, trong đầu hiện lên một ban mai rực rỡ hàng trăm sắc màu nhưng yếu mệnh. Cương biết với màu sắc kia không khí kia, tiếng động kia chỉ chút nữa nó sẽ chết cùng hơi thở bẽ bàng, nó sẽ đố sụp xuống không tiếng động nhưng vân tung lên những đảm bụi mờ ảo li ti cùng bầu không khí loãng nhạt vô vị. Ban mai đã chết, đêm thì chưa đi. Xét cho cùng chờ một han mai cũng mỏi mệt và vât vả như kẻ quá thì chờỉ người đên tỏ tình...” [8; 56].
Và, sự dịch chuyển điểm nhìn ấy còn thể hiện ở chỗ, tác giả nhường quyền phát ngôn, quyền tự dophát ngôn lảm nhảm cho những linh hồn “đi vắng”: “Mình là một cái chân được người ta vẽ ra nhung bị bỏ quên. Tại sao cứ chòe ra mà không chụm lại. Tại sao không thon đi một tí, một tí tị tỳ ti thôi, đế tử tế hắn ỉên. (...) Mình là một cái chân vẽ bằng chất liệu sơn dầu. Giá như những ngón đừng tõe ra, đừng nứt toác thì tử tế hơn nhiều... ” [8; 157].
Như vậy, sự dịch chuyển điểm nhìn đã góp phần tạo ra một kết cấu đa tầng bậc cho câu chuyện, tạo nên nét cá tính trong phong cách của nhà văn.