Ngôn ngữ nhân vật

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp nghệ thuật trần thuật trong tác phẩm người đi vắng của nguyễn bình phương (Trang 40)

Trong nghệ thuật tự sự, ngôn ngữ góp một phần quan trọng trong việc thể hiện tính cách nhân vật. Ngôn ngữ nhân vật chính là một cánh cửa quan trọng để người đọc đi sâu khám phá những ngõ ngách bên trong tâm hồn nhân vật. Mặt khác, ngôn ngữ còn giúp cho nhân vật đạt đến những nét cá tính hóa, điến hình hóa.

Đe tạo ra một thế giới nhân vật hỗn độn, điên loạn, ma mị trong Người đi vắng, Nguyễn Bình Phương đã khai thác tối đa hiệu quả của việc khắc họa nhân vật thông qua ngôn ngữ. Nhà văn chú trọng khai thác ngôn ngữ đối thoại và độc thoại của nhân vật để làm nổi bật tư tưởng, chủ đề - “người đi vẳng ”, xuyên suốt toàn bộ tác phẩm

3.1.2.1 Ngôn ngữ đối thoại

Đối thoại là hình thức trao đổi, trò chuyện giữa hai hoặc nhiều nhân vật. Qua

ngôn ngữ đối thoại, người đọc thấy được những đặc điểm tính cách của nhân vật, đồng thời đây cũng là phương tiện thể hiện cá tính nhà văn. Trong tác phấm xuất hiện rất nhiều đoạn đối thoại giữa các nhân vật, nó cho thấy mối quan hệ giữa các nhân vật và tính cách của nhân vật.

Khi miêu tả lời nói của Đội cấn, tác giả đã khéo léo cố gắng xây dựng hình ảnh Đội Cấn là người cầm đầu đoàn quân nối loạn, điềm tĩnh, chí khí, luôn mang trong mình nỗi băn khoăn trăn trở về những việc cần làm:

Anh em, nêu anh em không muốn theo ta thì có thê tự do trở về nhà...” [8; 144].

Rồi bằng giọng uy nghiêm, Đội cấn đứng lên tuyên bố:

Nhân danh Thái Nguyên Quang Phục quân Đại đô đôc ta tuyên bố Thái Nguyên độc lập...Kéo cờ lên... ” [8; 145].

Quay sang câu chuyện của hiện tại- những biến cố bí ẩn xoay quanh gia đình Thắng, Nguyễn Bình Phương đã xây dựng rất nhiều những khuôn mặt điên dại, những người đi vắng, những hồn ma ám ảnh...bằng những lời đối thoại giữa các nhân vật.

Khi nói về Hoàn - người đàn bà vướng vào cuộc tình vụng trộm đã gặp phải một tai nạn bí ẩn, tác giả đã xây dựng đó là một người đàn bà dâm đãng với những ham muốn xác thịt cuồng nhiệt. Trong lần làm tình với Cương, Hoàn đã có những đối thoại thể hiện được bản chất “đàn bà” trong mình:

Anh chưa biết đâu, em ít đòi hỏi nhưng mà nếu đã làm thì em cũng mãnh liệt chả kém ai cả” [8; 119].

Người đi vắng là cả một thế giới đảo điên với đầy rẫy sự phản bội. Hoàn đã vì

người tình của mình mà phản bội chồng mình. Giờ đây cô lại bị chính người tình phản bội lại. Điều đó đã cho thấy bản chất của cái xã hội mà Nguyễn Bình Phương muốn nói - một thế giới hỗn độn, lừa gạt, phản bội, sự đổ vỡ niềm tin, khủng hoảng tinh thần... Và chính những đối thoại của các nhân vật trong truyện đã cho ta thấy được điều đó, như cuộc đối thoại giữa Phượng và Cương trong một lần ân ái với nhau:

“-Anh sợ à? Không.

Sao cứ ủ rũ ra thế. Trai chưa vợ, gái chưa chồng, làm gì được nhau. Mấy con đĩ ấy lơ mơ chõ mồm vào em nhai sống (...)

(...)

Sao anh đấy nhiều thế...quay lại đây với em. Trước anh ghét em lắm à? Lắc cái gì, đủng quá chứ lị.

Nhìn em anh chỉ thấy thèm. Thế thôi à ?

Thế là quá nhiều rồi.

Nhớ, hôm kia nhớ, thăng Tuấn Ảnh nó mò sang phòng em... À, khóa phòng chưa?

Rồi ...nó mò sang phòng em. Xong ròi, xong rồi... Gạ gẫm chứ gì?

ừ. Thẳng đấy thật tởm. Em định tát cho nó một cái. Neu thế, em phải tát cả đoàn... [8; 212].

Mỗi nhân vật mang một vẻ riêng, không ai bị trộn lẫn với ai. Hà là nhân vật luôn bị ám ảnh, sợ sệt và căm ghét cái xuất thân nhà quê của nó. Hà sợ vô cùng khi ai đó phát hiện ra mình là một con bé nhà quê. Đe rồi, ý nghĩ ấy cứ ám ảnh không buông tha cho cô, và rồi khi đối thoại với đám sương, cô đã để lộ nỗi sợ hãi của mình:

Thể nào, con nhà quê?

Đảm sương nhúc nhích, lần này trông nó bắt đầu già nua, cũ kĩ. Con Hà cố lấy vẻ mặt ráo hoảnh đáp lại:

Tôi không phải nhà quê.

Thế bùn nó từ trên trời rơi xuống phỏng?

(...)

Con này gớm nhỉ - Đám sương co thắt lại rồi phồng ra - Mày định bỏ đi phỏng? Tao hỏi, thế mày biết chơi thuyền không? Biết không nào? Trò chơi ấy hay lắm đấy.

Giọng đám sương ngon ngọt, con Hà gật đầu. Đảm sương nhảy câng lên:

- Thế là con nhà quê rồi. Ới giời, tao phải đi đây...

Và đám sương dạt về phía trước, lúc sau nó biến mất. Con Hà tựa lưng vào cây phượng tấm tức khóc. Nó luôn bị đảm sương mù ấy làm nhục...” [8; 226].

Còn Chung, người luôn bị ám ảnh bởi tiếng reo khan ủ ê: “Ai thiến

đê...ê...ê...ê...”. Hắn luôn mang trong mình nỗi sợ hãi từ ông thiến lợn. Nỗi sợ ấy đã

khiến cho hắn luôn bị những ảo giác vây hãm, tinh thần hoảng loạn: Lão ấy sẽ sang...

Nó sẽ thiến tôi, giời ơi... ” [8; 311].

Trong truyện còn vô vàn những đối thoại của những hồn ma vất vưởng khắp thành phố Thái Nguyên nhỏ bé. Những lời trò chuyện lảm nhảm vu vơ, u uất cứ quanh quẩn làm cho không khí truyện trở nên đặc quánh một màu xám ngắt của những bãi tha ma, của dòng sông Linh Nham u ám.

Tất cả đã tạo ra một thế giới hỗn độn phức tạp, được làm thành từ họp âm vô vàn những phát ngôn lảm nhảm... Nhân vật nói, đối thoại với nhau mà như “đi vắng”. Nhà văn cho nhân vật cái quyền được phát ngôn một cách tự do, suồng sã, thậm chí tục tĩu, chửi thề... Tất cả những thứ ấy đã góp phần thể hiện dụng ý nghệ thuật của tác giả, góp phần hoàn thiện bức tranh “Người đi vắng”.

3.1.2.2 Ngôn ngữ độc thoại

Ngôn ngữ độc thoại là tiếng nói bên trong, là ý nghĩ sâu kín bên trong nhân vật, là lời đối thoại của nhân vật với chính mình. Đó là những gì thật nhất, sâu kín nhất góp phần thế hiện rõ nét tính cách nhân vật và phong cách nhà văn.

Trong Người đi vắng, ta bắt gặp vô vàn những độc thoại bên trong nhân vật. Điều đặc biệt là đa số các độc thoại ấy là lời nói của những hồn ma, những linh hồn

không rõ tên tuổi, đôi khi là của người, đôi khi lại là của một cây chuối, hay bụi Cậm Cam...

Tiêu biểu là một số đoạn độc thoại mà người đọc không xác định được đó là lời của ai:

“Em là một bụi cậm cam, hãy giúp em, ở đây lạnh mà không có chăn, áo bỏng cũng không có. Mẹ đã bị đốt, chỉ còn lại vài ba chiếc lá khô nâu đang tan rữa. Rồi sẽ chang còn gì, ngay cả không khí cũng vậy. Em là một bụi cậm cam, một bụi cậm cam yếu ớt cẩn được chăm sóc mà không tự chăm sóc được” [8; 152].

Lại một đoạn độc thoại khác cất lên mà không rõ của ai:

“Mình có là chuyên ấy nhưng mình bị oan. Ỏng ta đã phì nước bọt vào mặt mình còn lô mũi nở to ra, to gan bang mắt. Mom là một khoảng tối đế dân vào giấc mơ trong khi đó thì mình đang bị lạc. Mình vào nhầm nhà, thấy ông ta trên giường, tiện thì làm cho có việc. Mình không muốn tay mình bị thừa. Những bãi cỏ sông Lỉnh Nham không cẩn tay. Họ đã đảnh mình, một người thôi nhưng có đến năm sáu cánh tay cùng ra đòn một lúc. Luật! Bóng tỏi bảo thề. Rôỉ thì chả còn bỉêt gì nữa cho đên khỉ mình hỉêu ra răng mình bị ona dù cho mình có bóp cố ông ta. Mình bị oan dưới trăng, chỉ đêm nay thôi, sau đó mẹ sẽ đến và không ru nữa, mẹ chỉ bảo cháu bị lạc, nó đã về... Nhưng mà mình bị oan vì tay dùng đế làm gì nhỉ? Mình không tin..[8; 347 - 348].

Hầu hết các đoạn độc thoại là những lời lảm nhảm của những linh hồn vất vưởng đâu đó trên khắp mảnh đất Thái Nguyên này. Nhưng điều đặc biệt là những lời ấy cất lên một cách tự do không có chủ đích, nhân vật nói mà như đang “ífz

vắng”...

Ngôn ngữ độc thoại đã tạo ra sự đa thanh phức điệu cho câu chuyện, nó tạo ra những lời phát ngôn từ bên trong của vô vàn nhân vật, có người, có ma, có linh hồn là những cái cây... tất cả đã tạo ra một thế giới hỗn độn, điên dại, phát ngôn lảm nhảm như những “người đi vẳng”...

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp nghệ thuật trần thuật trong tác phẩm người đi vắng của nguyễn bình phương (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(59 trang)
w