Giọng trữtình sâu lắng

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong nhật ký nguyễn ngọc tấn (Trang 56)

7. Cấu trúc luận văn

3.2.4. Giọng trữtình sâu lắng

Giọng trữ tình sâu lắng là giọng chủ đạo xuyên suốt cuốn nhật ký. Đó là giọng êm ái, ngọt ngào và thơ mộng của vẻ đẹp thiên nhiên cũng nhƣ tình cảm đẹp đẽ của con ngƣời nơi chiến trƣờng ác liệt. Ở cuốn nhật ký này, những tình cảm chân thật từ bên trong nội tâm đã đƣợc diễn đạt bằng thứ

ngôn ngữ mang đậm sắc thái trữ tình. Đọc nhật ký ngƣời đọc đƣợc mở lòng mình cùng nếm trải nhiều dƣ vị phong phú của đời sống tình cảm vợ chồng và các mối quan hệ giữa con ngƣời với con ngƣời trong chiến tranh cũng nhƣ trong đời thƣờng. Vì thế nhật ký nghiêng về tính chất tâm tình nên giọng trữ tình lan tỏa hầu hết các trang viết.

Trong cuốn Nhật ký Nguyễn Ngọc Tấn giọng trữ tình lan tỏa khi Nguyễn Ngọc Tấn viết về những cảnh đẹp của thiên nhiên và cảnh đêm trăng “Ánh trăng xuân 1954, quên sao đƣợc hả em, cũng hôm nào đây, cũng tuần trăng mật này, cũng trăng khuyết một góc, chúng ta lên đây sống những ngày trăng mật. Trăng hôm nay khuyết vì non, trăng hôm nay khuyết vì già. Trăng hôm ấy khuyết vì chúng ta mới tuyên hôn, trăng hôm nay khuyết vì chúng ta đã cuối tuần trăng mật, đã đến giờ xa cách nhau, có thể cả năm trời”[15; 86]. Đó là nỗi nhớ ngƣời vợ thân yêu của mình khi mà phải chia xa vì hoàn cảnh đất nƣớc đang trong chiến tranh mỗi con ngƣời đều có nhiệm vụ riêng đó là hoàn thành xứ mệnh lịch sử mà Tổ quốc giao phó. Vì thế họ tạm gác lợi ích cá nhân lại để thực hiện lợi ích chung cho dân tộc, họ sống vì cộng đồng hiến dâng tuổi trẻ, lý tƣởng cao đẹp cho đất nƣớc. Hay còn là những đoạn trữ tình sâu lắng làm rung động lòng ngƣời bởi cảnh và ngƣời “Tuốt lá mai đi em, xuân sắp về đấy, gió xuân đã có rồi. Ngày xuân đẹp nhƣ tình ta, đẹp nhƣ tƣơng lai hạnh phúc của dân tộc, trong sáng nhƣ hạnh phúc của ta,mạnh và trẻ nhƣ tuổi thanh niên, nhƣ chúng ta, nhƣ lòng thanh xuân của con ngƣời dân chủ mới” [15;61].“Chiến thắng đang tƣng bừng, phấn khởi đang loan trong toàn dân, thời cơ thuận lợi đang hiện ra trƣớc mắt ta. Em của anh có thông cảm thấy những phấn khởi này không?Hoa mai hôm nay hết nở rồi, mùa xuân đã gần hết – Ráng công tác, mùa xuân vĩnh viễn trên đất nƣớc này không còn xa.Ngày ấy anh em ta sẽ hƣởng hạnh phúc êm đẹp và ý nghĩa hơn ha em?

Hạnh phúc và hòa bình đẹp nhƣ trăng xuân, đẹp nhƣ hoa mai, nhƣ bồ câu trắng muôn đời…

Tình ta sống trong tình dân tộc, đằm thắm mãi mãi”[15; 114].Với việc sử dụng giọng trữ tình sâu lắng xuyên suốt cuốn nhật ký của mình Nguyễn Ngọc Tấn đã làm cho cuốn nhật ký của mình có thêm sức hút và lôi cuốn tới bạn đọc. Và nó cũng thể hiện chiều sâu sự gắn bó tình cảm của đôi vợ chồng trẻ khi mà hôn nhân vừa mới bắt đầu thì họ lại phải chịu cảnh chia xa do chiến tranh gây nên. Nhƣng họ không vì thế mà bỏ cuộc họ sống không vì bản thân họ mà họ sống vì cộng đồng vì dân tộc vì cái chung của dân tộc. Vì thế mà những con ngƣời đó đã hi sinh hạnh phúc cá nhân để đến với tiếng gọi của Tổ quốc đem hết hoài bão lý tƣởng cao đẹp để chiến đấu cho đất nƣớc. Trong chiến đấu những con ngƣời bình thƣờng nhất lại trao cho nhau những gì chân thật nhất và nồng ấm nhất của tình ngƣời để mối quan hệ con ngƣời với con ngƣời hài hòa và chất phác nhất. Do vậy mà ngƣời viết sử dụng giọng trữ tình để nói lên những tình cảm sâu lắng của con ngƣời nơi mà họ đã cùng nhau chiến đấu cùng nhau sống cuốc sống bình dị nhất nhƣng lại hạnh phúc và tƣơi đẹp nhất.

KẾT LUẬN

1. Nhật ký là một thể loại văn học thuộc loại hình ký. Nhật ký là hình thức tự sự hƣớng nội, đồng thời cũng là một phƣơng thức nghệ thuật biểu cảm mang tính trữ tình. Nhật ký nói chung là hình thức ghi chép ngoài văn học có đánhsố ngày tháng theo một trật tự thời gian nhất định. Nó ghi chép một cách cụ thể, chính xác, chặt chẽ những sự kiện, sự việc xảy ra trong đời sống hàng ngày, gắn với những tâm tƣ tình cảm chân thực của ngƣời viết.

2. Có thể khẳng định Nhật ký Nguyễn Ngọc Tấn đã đạt đƣợc nhiều giá trị mang tính thời đại sâu sắc. Cuốn nhật ký đã đảm bảo đƣợc tính chân thực sâu sắc khi mà tác giả của nó là những ngƣời thanh niên trực tiếp sống và chiến đấu trên chiến trƣờng ra đời. Những trang sách này vốn đƣợc viết ra dƣới chiến hào, trên đƣờng hành quân, khoảng thời gian đợi chờ giữa hai trận đánh…Đó là những gì chân thực nhất về cuộc chiến tranh chống Pháp của dân tộc Việt Nam trƣớc toàn nhân loại. Sự xuất hiện, góp mặt của Nhật ký Nguyễn Ngọc Tấn đã trở thành một thể loại văn học khiến cho các nhà nghiên cứu văn chƣơng phải có thái độ và cái nhìn nghiêm túc về nó, để nhằm đem lại cho ngƣời đọc những giá trị nhân văn khi đọc cuốn nhật ký này. Và qua các phƣơng tiện truyền thông hiện đại thời nay thì cuốn nhật ký sẽ đến gần hơn với bạn đọc và góp phần đem lại những giá trị sâu sắc cho tác phẩm.

3. Trong phạm vi khóa luận, qua việc phân tích Nhật ký Nguyễn Ngọc Tấnchúng tôi đã làm rõ nét độc đáo của nghệ thuật trần thuật trong cuốn nhật ký. Đặc điểm ấy đƣợc thể hiện trên các phƣơng diện: ngôi kể, điểm nhìn, ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật.

Thứ nhất, về ngôi kể của người trần thuật

Nhật ký là sự ghi chép hàng ngày về những tâm tƣ, tình cảm, những sự việc chân thật nhất diễn ra hằng ngày của cá nhân ngƣời viết.Những tâm tƣ

tình cảm sâu kín ấy khó có thể chia sẻ đƣợc với ai, thì nhật ký lại chính là ngƣời bạn tri kỉ nhất để ngƣời viết bộc bạch tâm tƣ, tình cảm.Vì vậy nhật ký luôn tôn trọng tính riêng tƣ, bí mật.Bởi vậy bao giờ nhật ký cũng trần thuật từ ngôi thứ nhất. Nhật ký là những ghi chép thời hiện tại, đƣợc viết theo trình tự thời gian. Thời gian trong nhật ký luôn là thời gian thực, thời gian vũ trụ, đƣợc tính bằng đơn vị ngày, là thời gian diễn ra sự việc, cảm nghĩ, tâm trạng của ngƣời viết.Chính vì vậy, nhật ký đƣợc viết ra bởi những con ngƣời sống sâu sắc với hiện tại. Trong nhật ký có bóng dáng của hồi ức, của quá khứ nhƣng không phải nội dung chính mà nó chỉ đóng vai trò soi sáng, làm rõ hơn tâm trạng, cảm xúc trong hiện tại của ngƣời viết. Cái tôi luôn có mặt khi sự việc xảy ra và không khi nào vắng mặt. Mọi sự việc diễn ra đều đƣợc ghi lại liên quan đến tác giả và đƣợc ghi chép dƣới sự soi ngắm qua lăng kính chủ quan của ngƣời viết.

Thứ hai, về điểm nhìn của người trần thuật

Nghệ thuật trần thuật gắn với điểm nhìn, Nguyễn Ngọc Tấn đã tạo đƣợc điểm nhìn trần thuật và tổ chức các điểm nhìn trần thuật linh hoạt tạo hiệu quả nghệ thuật tối đa.Điểm nhìn trần thuật ở đây chính là tác giả bộc lộ cảm xúc, thái độ của anh trong cuộc chiến đấu khó khăn, vất vả nơi chiến trƣờng. Bên cạnh đó còn có sự kết hợp linh hoạt giữa điểm nhìn bên trong và bên ngoài, giữa điểm nhìn không gian và thời gian đã đƣợc ngƣời viết tái hiện lại qua mạch cảm xúc tâm trạng của chính ngƣời viết không theo tuyến tính thể hiện đƣợc toàn bộ không khí chiến đấu của quân dân ta và địch. Ở mỗi điểm nhìn nhƣ vậy lại có những nét độc đáo riêng, sự kết hợp đa điểm nhìn trong cuốn nhật ký đã giúp ngƣời trần thuật phản ánh, đánh giá nhiều mặt của đời sống chiến tranh và cuộc sống với muôn màu sáng tối một cách chân thực nhất.

Với việc sử dụng ngôn ngữ quy ƣớc, ẩn dụ để giữ bí mật phòng khi bị giặc bắt đồng thời cũng có thể bày tỏ quan điểm của bản thân khi nhận xét đồng đội của mình đã mang đến đặc trƣng riêng của thể loại nhật ký.Tiếp theo là ngôn ngữ hƣớng nội do nhu cầu của ngƣời viết là muốn giãi bày tâm tƣ tình cảm nên ngôn ngữ thiên về mô tả thế giới nội tâm. Bên cạnh đó, ngôn ngữ trong Nhật ký NguyễnNgọc Tấn cũng rất trữ tình sâu lắng, gần gũi tự nhiên, tự do và mang đặc trƣng vùng miền chính điều đó làm nó gần gũi hơn với bạn đọc. Cuối cùng là giọng thống thiết, chân thành, giọng hào hùng đanh thép, giọng điệu lạc quan tin tƣởng đã làm nên sự riêng biệt cho thể loại ký bởi con ngƣời luôn cận kề giữa sự sống và cái chết nên họ luôn thổ lộ những điều họ muốn nói và muốn tâm sự. Và đây cũng là yếu tố góp phần thấy đƣợc thái độ của ngƣời trần thuật – tác giả đối với hiện cảnh chiến tranh lúc bấy giờ.

Nhƣ vậy, qua việc tìm hiểu và triển khai đề tài Nghệ thuật trần thuật trong Nhật ký Nguyễn Ngọc Tấn đã giúp chúng tôi thấy đƣợc những thành công trong việc sử dụng các yếu tố nổi bật nhƣ: ngôi kể, điểm nhìn trần thuật, ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật. Chính những yếu tố đó giúp cho tác giả khóa luận tiếp cận sâu hơn với thể loại nhật ký, giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về hình thức ngƣời trần thuật trong nhật ký. Và đặc biệt sự xuất hiện của Nhật ký Nguyễn Ngọc Tấn trở thành một minh chứng lịch sử nhắc nhở thế hệ Việt Nam về một thời kỳ đau thƣơng mà hào hùng của dân tộc và công lao to lớn của thế hệ cha anh đi trƣớc đã cống hiến, hy sinh vì lý tƣởng của tuổi trẻ vì nền độc lập của Tổ quốc.

Nhật ký Nguyễn Ngọc Tấn giống nhƣ một mảnh nhỏ, một góc hẹp, một giọt nƣớc mong manh, nhƣng qua đó có lẽ cũng có thể thấy hiển hiện lên, sâu thẳm, cả cuộc chiến tranh anh hùng và đau đớn mà dân tộc ta đã phải cắn răng đi qua,.. để có đƣợc hôm nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.M. Bakhtin (1975), Vấn đề nội dung, chất liệu và hình thức trong sáng tác nghệ thuật ngôn từ, (Trong những vấn đề văn học và mỹ học), Matxcova. 2.Phan Cự Đệ (2004), Văn học Việt Nam thế kỷ XX, Nxb Giáo dục.

3.Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên, 2011), Từ điển thuật ngữ văn học,Nxb Giáo dục, Hà Nội.

4.Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá (đồng chủ biên, 2004), Từ điển thuật ngữ văn học (bộ mới), Nxb Thế giới.

5.Nguyễn Thái Hòa (2000), Những vấn đề thi pháp truyện, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

6.M. B. Khrapchencô (1987), Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển văn học,( sách dịch), Nxb Tác phẩm mới.

7.Trần Thị Nhàn ( 2012), Ngƣời kể chuyện trong truyện ngắn Phạm Thị Hoài,

Khóa luận tốt nghiệp Đại học, ĐH Sƣ phạm Hà Nội 2.

8.Chu Cẩm Phong (2000), Nhật ký chiến tranh, Nxb Văn học, Hà Nội.

9.Dƣơng Thị Xuân Quý (2007), Nhật ký chiến tranh, Nxb Văn nghệ TP Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh.

10.Trần Đình Sử, Phƣơng Lựu, Nguyễn Xuân Nam (1987), Lí luận văn học,

tập 2, Nxb Giáo dục, Tp HCM.

11.Trần Đình Sử (1998), Giáo trình Dẫn luận thi pháp học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

12.Trần Đình Sử (2005), Tuyển tập Những công trình lý luận và phê bình văn học tập 2,Nxb Giáo dục, Hà Nội.

13.Trần Đình Sử (chủ biên), La khắc Hòa, Phùng Ngọc Kiếm, Nguyễn Xuân Nam (2008), Lí luận văn học, phần tác phẩm và thể loại văn học, tập 2, Nxb Đại học Sƣ phạm.

14.Trần Đình Sử (2011), Giáo trình lí luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 15. Nguyễn Ngọc Tấn (Nguyễn Thi) (1953- 1955), Nhật ký Nguyễn Ngọc

Tấn, Nxb Hội Nhà Văn – 1997.

16. Thanh Thảo (2005), Đọc nhật ký chiến tranh: Một tác phẩm văn học kỳ lạ,

Báo Thanh niên.

17.Trần Thị Thu (2012), Nhật ký chiến tranh qua sáng tác của một số tác giả tiêu biểu: Nguyễn Văn Thạc, Đặng Thùy Trâm, Chu Cẩm Phong, Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam. ĐH Sƣ phạm Hà Nội 2.

18. Lê Minh Tiến (2005), Nghĩ về hiện tượng Nhật ký chiến tranh, Báo tuổi trẻ, ngày 18/9.

19.Tôn Phƣơng Lan, “Nguồn tư liệu đáng quý qua nhật ký chiến tranh”,

http: //vn/vi/bvct/id606/.

20.Phong Lê, “Sống mãi những trang nhật ký Đặng Thùy Trâm – Đặng Thùy Trâm”, Báo văn nghệ, số 18 + 19 (Ra ngày 1/5 va 8/5/2010).

21.Nhiều tác giả, “ Cơn sốt “ nhật ký chiến tranh””, http // chungta. Com / Desktop, aspx/ PT-KyNang- SuNghiep/ Van-hoa- Trithuc/Con_sot_nhat_chien_tranh/.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong nhật ký nguyễn ngọc tấn (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)