Giọngđiệu thống thiết, chân thành

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong nhật ký nguyễn ngọc tấn (Trang 48)

7. Cấu trúc luận văn

3.2.1. Giọngđiệu thống thiết, chân thành

Nhật ký Nguyễn Ngọc Tấn ra đời trong hoàn cảnh hết sức đặc biệt: Hoàn cảnh ác liệt của chiến tranh, bom đạn kẻ thù ngày đêm liên tục dội xuống đầu con ngƣời, bao đau thƣơng xảy đến với con ngƣời. Chiến tranh đã

làm cho hạnh phúc của con ngƣời bị tƣớc đoạt. Xƣơng máu của bao nhiêu ngƣời dân Việt Nam đổ xuống bởi bàn tay tàn ác của kẻ thù. Ngay bản thân Nguyễn Ngọc Tấn cũng phải gánh chịu nhiều hi sinh mất mát anh luôn phải đối mặt với hiểm nguy, ranh giới giữa sự sống và cáí chết.Đặc biệt anh có ý thức rất rõ về sự hy sinh của mình là có thể xảy ra nên đã viết cuốn nhật ký để lại cho vợ, cho con của mình.Đó chính là kỉ vật cuối cùng mà anh để lại cho ngƣời thân của mình.Vì vậy, trong nhật ký là giọng thống thiết, chân thành, dồn nén cảm xúc. Những lời trong nhật ký là lời của mồ hôi, nƣớc mắt, lời của trái tim chân thành và tha thiết.

Do đó Nhật ký Nguyễn Ngọc Tấn luôn có sức hút lâu bền qua năm tháng và đó là sự kết tinh qua tâm hồn và cảm xúc của chính ngƣời viết. Trong Nhật ký Nguyễn Ngọc Tấn giọng điệu thống thiết, chân thành thể hiện ở “Giờ này đây ở đồn giặc, muỗi cắn họ không thấy đau, đói họ không biết đói, họ quên tất cả, trống ngực họ đánh mạnh dạn hơn. Tất cả tinh vi, tƣ tƣởng, chất lƣợng mọi mặt của con ngƣời tập trung vào một điểm chính: quân thù và bí mật”[15;26]. Đó là lòng quyết tâm của con ngƣời vƣợt lên trên hoàn cảnh khắc nghiệt của chiến tranh để cùng nhau đem hết lý tƣởng, niềm tin và sức mạnh của mình để chiến đấu cho độc lập dân tộc.

Nguyễn Ngọc Tấn cũng không ngần ngại khi nói tới những vấn đề trong cuộc sống của hai vợ chồng đang phải trải qua và cũng nói những gì chân thật nhất trong cuộc sống “Vấn đề kinh tế, tự lực cánh sinh là chính, phiền hà tới gia đình T là rất phụ, T không muốn vậy, mình cũng không bao giờ muốn vậy. Kẹt lắm mới phải nhờ gia đình mà thôi.Trông vào gia đình rồi sau này mất liên lạc thì sao?Tập thể trên đó giúp T, có chị Thanh nữa, tập thể dƣới này sẽ giúp mình.Không ngại lắm – Miễn là đừng vô tƣ và lƣời biếng. Cũng tin tƣởng khả năng xây dựng và tác phong lao động của T, anh Biên đã nói với mình: T có nhiều điểm đáng phục lắm, khen cho chú biết kiếm 1

ngƣời vợ xứng đáng, thành phần nó vậy, mà bây giờ ai làm đƣợc gì nó làm đƣợc nấy, chân thật tin tƣởng, nhiều nghị lực và luôn luôn phấn khởi là đặc điểm của nó – Thêm vào đó những điểm lanh lẹ và thông minh sáng tạo nữa, chƣa nói tới ý thức sáng tạo của nó, mặc dầu nó chƣa sáng tạo đƣợc gì nhiều nhƣng nó có ý thức lắm” [15;53].

Trong Nhật ký Nguyễn Ngọc Tấn sử dụng giọng điệu thông thiết, chân thành để nói lên cái ý chí kiên cƣờng của ngƣời thanh niên khi lên đƣờng tham gia chiến đấu và đồng thời còn là niềm say mê lý tƣởng, hoài bão to lớn của mình muốn đem hết sức lực cống hiến cho dân tộc, để chiến đấu chống quân thù bảo vệ nền độc lập của dân tộc. Ngoài ra, đó còn là tình đồng chí, đồng đội cùng nhau gắn bó, đoàn kết trong cuộc kháng chiến để họ hiểu về nhau hơn khi mà có những con ngƣời có cùng hoàn cảnh lại hiểu thêm về nhau hơn. Để những con ngƣời đó chia sẻ niềm vui nỗi buồn trong cuộc sống, trong chiến tranh nhƣng họ vẫn sống với nhau bằng tất cả sự chân thành mà mình có để cho con ngƣời ngày càng hiểu nhau và thông cảm cho nhau hơn, để họ có niềm tin, họ sống có lý tƣởng, có những ƣớc mơ khao khát rất thật.

Do đó, Nhật ký Nguyễn Ngọc Tấn tuy đã mấy chục năm qua đi nhƣng vẫn không bị lãng quên bởi nó là linh hồn của sự sống, của sự hy vọng về một tƣơng lai tốt đẹp hơn “Đêm nay 10 giờ thiếu 15 năm đêm rồi, anh ngồi tại đây, anh em ngủ hết, nhớ tới Em, nhớ tới Con. Chỉ có tống cổ đƣợc mấy thằng Mỹ đi, thống nhứt đƣợc đất nƣớc mới mong có đƣợc những phút vui sƣớng Em ạ” [15;192]...Đặc biệt đối với mỗi ngƣời Việt Nam, cuốn Nhật ký Nguyễn Ngọc Tấn còn là một bài học vô cùng quý giá về nhân cách sống, về tình yêu đối với quê hƣơng, đất nƣớc, với ngƣời vợ thân yêu và với ngƣời thân. Nó là sự kết tinh của tâm hồn, cảm xúc. Đã rất nhiều lần trong nhật ký, Nguyễn Ngọc Tấn suy tƣ về hiện thực mà con ngƣời đã và đang phải trải nghiệm “Giờ đây ngƣời ta hay nghĩ tới cái chết, nghĩ tới giờ phút hy sinh, giờ

phút bi thƣơng, họ nhớ tới nhà tới vợ con, nhớ tới những kỉ niệm thoáng qua ở đồn trại và nhứt là họ ôn lại nhiệm vụ. Nhƣng trình độ anh em ta chƣa nghĩ tới ngày thanh bình ca hát mai sau” [15;135]... Sống và chiến đấu giữa chiến trƣờng bom đạn khói lửa, phải chứng kiến bao nhiêu hy sinh, mất mát của đồng chí, đồng đội, bạn bè, anh không khỏi xót xa và đau đớn. Những đau đớn ấy cứ hiện rõ trên từng trang nhật ký.Nhật ký là nơi giãi bày nỗi lòng của anh, hay nói cách khác nó phải phản ánh một cách trung thực nhất nỗi lòng ngổn ngang, nhiều suy nghĩ, nhiều tâm sự của một con ngƣời. Do vậy, trang nhật ký nào đọc nên ta cũng thấy chan chứa xúc động. Làm sao ngƣời đọc có thể thờ ơ trƣớc những lời nhắn gửi, tâm sự đẫm nƣớc mắt của Nguyễn Ngọc Tấn khi dành cho ngƣời vợ thân yêu của mình và những bạn bè, đồng chí và ngƣời thân xung quanh mình.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong nhật ký nguyễn ngọc tấn (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)